Kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp

1.2.1.1.Kinh nghiệm thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Nghệ An.

Nghệ An nằm ở trung tâm Bắc Trung bộ, có đường biên giới trên dài nhất cả nước, giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 4 cửa khẩu; Vinh là đô thị loại 1.

Lĩnh vực công nghiệp tại Nghệ An có khu công nghiệp trọng điểm như: KCN Đông Hồi (600ha), KCN Hoàng Mai (629,69ha), KCN Thọ Lộc (1.159,25 ha), KCN Nam Cấm ( 1.914ha)…

Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thông tin và các dự án tại Nghệ An ngày càng gia tăng. Điều này có thể thấy được thông qua những giấy phép và những con số tăng trưởng trong việc thu hút FDI mà tỉnh Nghệ An đã đạt được trong những năm gần đây. Điển hình nhất là việc cấp giấy chứng nhận đầu tư Khu công nghiệp VSIP Nghệ An vào năm 2015. Dự án Khu công nghiệp VSIP Nghệ An của Tổng Công ty Becamex IDC (Việt Nam) và Sembcorp (Singapore) với diện tích 1.475 ha, với tổng vốn đăng ký giai đoạn 1 là 3.000 tỉ đồng. Dự án là sự hợp tác thành công nhất giữa Nghệ An và Singapore, là khu công nghiệp hình mẫu, có hạ tầng kỹ thuật hiện đại, thân thiện với môi trường; góp phần quan trọng trong việc thu hút FDI vào Nghệ An, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Singapore.

Để thu hút được FDI, Nghệ An đã xác định rõ được những điểm sau - Xác định mục tiêu và xây dựng quy hoạch thu hút FDI.

+ Định hướng chung: Thu hút đầu tư các dự án phù hợp với thế mạnh của Nghệ An, đảm bảo phát triển bền vững. Ưu tiên dự án sử dụng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng, nhiều lao động, chiếm ít diện tích, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

+ Định hướng nghành công nghiệp: Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, mà Nghệ An có thế mạnh như hàng dệt may, da giày, chế biến thủy sản, nông sản; Công nghiệp hỗ trợ, vật liệu xây dựng và phụ kiện cho may mặc và giày da; Sản xuất thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ công nghệ cao.

+ Định hướng đối tác: Chú trọng các nhà đầu tư có định hướng mở rộng thị trường, cam kết đầu tư lâu dài tại Nghệ An, các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo thêm giá trị gia tăng, sử dụng nhiều lợi thế cạnh tranh của tỉnh hoặc tạo ra nhiều việc làm trong dài hạn; Tiếp tục hướng đến các nhà đầu tư truyền thống, mở rộng sang các đối tác tiềm năng mỗi đối tác gắn với một lĩnh vực thu hút cụ thể mà họ có thế mạnh; Đẩy mạnh xúc tiến hướng đến các đối tác như Iran (chế biến thực phẩm, rau quả, thịt bò), Cộng hòa Séc (lĩnh vực nông nghiệp); Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh của nước ngoài mà Nghệ An có quan hệ hợp tác, kết nghĩa như Gyeonggi (Hàn Quốc), Ulianôp (Nga), Quảng Tây (Trung Quốc) hoặc các tỉnh đang thiết lập quan hệ như: tỉnh Shizuoka, Gifu (Nhật Bản), Khorasan Razavi (Iran)....

+ Đồng bộ cơ sở hạ tầng

Nghệ An liên tục nâng cấp và đồng bộ hệ thống giao thông đồng bộ như đường bộ, đường sắt quốc gia, đường không (sân bay Vinh), đường sông và đường biển (cảng Cửa Lò, Đông Hồi), đáp ứng nhu cầu của mọi người dân và doanh nghiệp.

- Cải cách hành chính

+ Hoàn thiện chính sách thu hút FDI: cắt giảm các thủ tục rườm rà đồng thời hoàn thiện các điều khoản trong chính sách thu hút FDI nhằm phù hợp với sự phát triển trong các giai đoạn khác nhau.

+ Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng

Môi trường đầu tư, kinh doanh được chú trọng. Thực hiện tốt phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", kịp thời các khó khăn giữa các doanh nghiệp; liên tục cải cách thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội và triển khai dự án đầu tư.

+ Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao: Dân số hơn 3 triệu người, Nghệ An là địa phương có truyền thống hiếu học, xứng đáng là cái nôi kiến thức của cả nước, nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường.

-Xây dựng danh mục thu hút đầu tư

Cùng với hướng chỉ đạo và những định hướng rõ ràng trong nghành công nghiệp, Nghệ An cũng đã đưa ra những tiêu chí cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trước khi họ bỏ vốn.

Tỉnh Nghệ An đã xác định được những địa bàn trọng điểm ưu tiên thu hút đầu tư. Đó là:

+ TP Vinh - KKT Đông Nam Nghệ An gắn liền với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà + Hoàng Mai, Đông Hồi gắn với quy hoạch phát triển vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ + Tân Kỳ-Đô Lương-Nghĩa Đàn-Thái Hòa-Qùy hợp gắn với miền Tây Nghệ An Để hấp dẫn được các nhà đầu tư, tỉnh đã đưa ra những ưu đãi về đầu tư như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, miễn tiền thuê đất… Bên cạnh đó Nghệ An cũng đã đưa ra danh mục những dự án trọng điểm trong công nghiệp kêu gọi FDI đến năm 2020 (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Danh mục dự án trọng điểm trong công nghiệp kêu gọi FDI vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Tên dự án Địa điểm Quy mô/ Công suất

Cụm công nghiệp dệt may Khu kinh tế (KKT) Đông Nam 10 triệu sản phẩm/năm Nhà máy sản xuất và lắp ráp sản

phẩm điện tử, vi điện tử và điện dân dụng KKT Đông Nam 80.000 sản phẩm mạch máy tính/năm; 10.000 sản phẩm biến thế trung tần/năm Nhà máy sản xuất và lắp ráp bóng

mạch điện tử KKT Đông Nam 2 triệu sản phẩm/năm Nhà máy chế biến thịt, cá đông lạnh KKT Đông Nam 5.000 tấn/năm

Nhà máy chế biến nước hoa quả ép

(cam, chanh leo, dứa…) Quỳ Hợp, Quế Phong

80 – 90 ngàn tấn quả/năm

Nhà máy chế biến ván nhân tạo Anh Sơn, Con Cuông 30.000 m3 sản phẩm/năm Nhà máy chế biến giấy KCN Hoàng Mai, Đông Hồi 40.000 tấn sản phẩm/năm

Nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su KCN Tân Kỳ 1 triệu sản phẩm/năm Nhà máy nhiệt điện Đông Hồi Quỳnh Lưu 2.400 MW

Nguồn: Danh mục dự án trọng điểm trong công nghiệp kêu gọi FDI vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020, nghean.gov.vn

1.2.1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào công nghiệp của Bắc Ninh.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, nằm ở phía Bắc Hà Nội, gần sân bay Nội Bài, thuộc vùng kinh tế trọng điểm, có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua.

Năm 2015, tỉnh Bắc Ninh có 133 dự án FDI đăng ký mới và 103 dự án FDI đăng ký tăng thêm với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt 3,65 tỷ USD. Kết quả này đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước trong thu hút FDI.

Tính đến nay, tỉnh có 716 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 11,4 tỷ USD, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu Đồng bằng sông Hồng về hấp dẫn FDI.

Bắc Ninh xác định được định hướng nghành công nghiệp như sau:

+ Phát huy lợi thế mới, biến lợi thế thành năng lực cạnh tranh, chuyển dịch vào công nghiệp theo hướng có chọn lọc bên cạnh việc đảm bảo ổn định cho các loại hình công nghiệp đã hình thành, tập trung thu hút các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin để sớm đưa Bắc Ninh lên nấc thang cao hơn của một nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; phát huy lợi thế so sánh, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, thực hiện phát triển; tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng

Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông, có các tuyến đường huyết mạch: nối liền với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.

Tỉnh Bắc Ninh thường xuyên chủ động cung cấp thông tin về lợi thế của tỉnh, các danh mục kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức các buổi hội thảo gặp gỡ, trao đổi cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư cũng như làm tốt hoạt động truyền thông về tỉnh trên các phương tiện đại chúng nhằm tối ưu hóa hình ảnh của địa phương với các nhà đầu tư.

Tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện chính sách thu hút FDI từ đào tạo nguồn nhân lực trẻ, có tay nghề. Về nguồn nhân lực, nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh tương đối trẻ với hơn 700.000 người đang trong độ tuổi lao động; lao động được đào tạo chiếm 20,4%, có khả năng tiếp cận nhanh chóng các công nghệ cao cũng như trình độ quản lý đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến Bắc Ninh đầu tư. Đặc biệt, lao động trong tỉnh có yếu tố truyền thống, văn hiến, năng động trong sản xuất và kinh doanh do sự tác động của các làng nghề truyền thống lâu đời…

Tỉnh Bắc Ninh thường xuyên rà soát và cải cách các chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi kinh doanh nhằm tạo sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng chủ động trong việc tăng cường giám sát và hỗ trợ dự án FDI sau cấp phép. Đây được coi là một biện pháp hiệu quả trong việc thu hút FDI. Công tác quản lý, giám sát được tỉnh thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ. Điều này giúp đảm bảo dự án thực hiện hiệu quả. Từ đó tạo động lực cho chủ đầu tư mở rộng dự án đầu tư hoặc đầu tư vào các dự án mới tại địa bàn tỉnh.

Như vậy, có thể thấy rằng các dự án của Bắc Ninh không chỉ được đánh giá cao về số lượng mà còn cả về chất lượng. Sự xuất hiện của các tập đoàn lớn, thương hiệu toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia)... chính là minh chứng cho điều này. Doanh nghiệp FDI trên địa bàn luôn chấp hành tốt quy định pháp luật và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Trong đó, về kinh tế, hiện khu vực FDI đã chiếm trên 85% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đóng góp 99% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu lớn của cả nước. Cùng đóng góp về kinh tế, khu vực FDI góp phần quan trọng phát triển xã hội, ổn định đời sống người dân. Hiện nay, khu vực FDI của tỉnh tạo việc làm cho 146.591 lao động với thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng.

1.2.2.Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hà Tĩnh

Thông qua thực tế tại tỉnh Nghệ An và tỉnh Bắc Ninh những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh có thể học tập từ những điểm sau:

Tỉnh Hà Tĩnh cần xác định mục tiêu và có định hướng rõ ràng trong thu hút FDI với những danh mục đầu tư cụ thể, phù hợp với phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó cần xác định được lợi thế so sánh về tự nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng… của địa phương mình, từ đó có những phương hướng cụ thể để phát triển lợi thế đó.

Học tập tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh cần đưa ra được những thông tin cụ thể về các khu công nghiệp, xây dựng được những danh mục kêu gọi đầu tư rõ ràng; đưa ra những chính sách đầu tư thu hút các nhà đầu tư.

Đồng thời tỉnh Hà Tĩnh cũng cần cải tiến những thủ tục hỗ trợ đầu tư, tránh sự rườm rà, chồng chéo trong thủ tục hành chính.

Mỗi thị trường đều có những đặc điểm khác nhau, vì vậy, việc xác định được định hướng và mục tiêu ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Một địa phương cần phải đưa ra những mục tiêu và định hướng cụ thể để lên kế hoạch tiếp cận các nhà đầu tư theo đúng định hướng đã đề ra, tránh lãng phí nguồn lực.

Từ những kinh nghiệm về cách quản lý tài nguyên, tận dụng thế mạnh về vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh, Hà Tĩnh cũng cần phát huy hết lợi thế về địa lý của mình như: hệ thống giao thông, cảng nước sâu, vị trí địa lý gần biển cũng như sử dụng đúng cách nguồn lao động trẻ, hiếu học….

Tỉnh Hà Tĩnh cần học tập Bắc Ninh trong việc thường xuyên nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đổi mới tư duy, cập nhập xu thế mới …Từ đó, tạo ra những khác biệt nhằm thu hút các loại hình FDI.

Mặc dù các chính sách thu hút FDI của Hà Tĩnh tương đối hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn cần học hỏi lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư như thủ tục vay vốn, thủ tục cấp giấy phép đầu tư….

Hiện nay, Hà Tĩnh được biết đến là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đứng thứ 6 toàn quốc và đứng thứ 3 khu vực đồng bằng sông Hồng. Trên địa bàn tỉnh có 10 quốc gia đang đầu tư, trong đó Đài Loan đứng vị trí số 1 với 72,5% tổng vốn đầu tư khu vực FDI. Do đó, tỉnh Hà Tĩnh cần xác định rõ những lợi thế này của mình để thu hút FDI.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua như thế nào?

- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh?

- Để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cần có những giải pháp gì?

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu đã được công bố của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh…

2.2.2.Phương pháp tổng hợp thông tin

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Microsoft Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3.Phương pháp phân tích thông tin.

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh (theo không gian, theo thời gian, theo đặc điểm...) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán chính xác các chỉ tiêu cũng như giúp cho việc phân tích số liệu đảm bảo tính khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian:

Sắp xếp các giá trị của chỉ tiêu về thu hút FDI theo thứ tự thời gian để xác định sự biến động của vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp trong giai đoạn 2012- 2016. Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian, tác giả có thể vạch

ra xu hướng, quy luật vận động của vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp theo thời gian, từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.

2.2.3.3. Phương pháp dự báo thống kê

Dự báo thống kê là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Để kết quả của các dự báo phản ánh sát với những gì sẽ diễn ra, điều quan trọng là phải có phương pháp dự báo hợp lý.

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Số lượng các dự án FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)