Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 94 - 95)

5. Kết cấu luận văn

4.2.6. Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng, mang đến nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều cạnh tranh thì việc liên kết các doanh nghiệp với các nhà đầu tư nước ngoài trở thành một đòi hỏi cấp thiết.

Thứ nhất, FDI phải được đặt trong một chiến lược phát triển kinh tế hoàn chỉnh và lâu dài trong đó quy định những ngành, những lĩnh vực cần thu hút FDI.

Thông thường những ngành doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng đầu tư nhưng xét thấy đó là những ngành có lợi thế so sánh trong tương lai và thị trường thế giới đang lớn mạnh, lãnh đạo phải tích cực tiếp thị để kêu gọi FDI vào những ngành đó và khi MNCs đến đầu tư thì theo dõi, tạo điều kiện để các dự án đó phát triển thành công.

Trong dài hạn lợi thế so sánh cũng thay đổi và những ngành cần phát triển cũng thay đổi. Do đó, để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao, chiến lược thu hút FDI cũng phải thường xuyên thay đổi theo hướng khuyến khích MNCs ngày càng đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, có hàm lượng công nghệ và tri thức nhiều hơn.

Thứ hai, khuyến khích, tạo điều kiện để các dự án FDI lập ra theo hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước vì liên doanh mới tạo điều kiện cho công ty

trong nước tiếp cận trực tiếp với T và M của MNCs, và sau này sẽ làm chủ được công nghệ và kinh doanh.

Mặt khác, đối với MNCs, việc chọn đối tác để liên doanh rất quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại của dự án đầu tư của họ.

Thông thường, MNCs muốn đầu tư 100% vốn của mình để dễ quản lý, dễ nhanh chóng đưa ra các quyết định về kinh doanh, và để giữ các bí mật về công nghệ nếu công nghệ ấy còn trong giai đoạn họ độc chiếm.

Trong những dự án đầu tư để sản xuất cho thị trường nội địa thì MNCs có thể liên doanh với một công ty trong nước với mục đích đối tác địa phương sẽ đóng vai trò tiếp thị. Tuy nhiên, hình thái liên doanh hay 100% vốn nước ngoài cần tùy thuộc nỗ lực, khả năng thương lượng của quan chức phụ trách thẩm tra các dự án FDI.

Thứ ba, để công nghệ và tri thức kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài lan tỏa từ dự án FDI sang các khu vực khác của nền kinh tế, cần có chính sách thức đẩy sự liên kết hàng dọc giữa FDI với các công ty trong nước.

Tỉnh Hà Tĩnh cần có chính sách khuyến khích các dự án FDI tích cực dùng nguyên liệu và các sản phẩm phụ trợ sản xuất trong nước, qua đó các dự án FDI sẽ chuyển giao công nghệ, truyền đạt tri thức, chỉ đạo quản lý để các công ty trong nước cung cấp hàng đủ chất lượng và với giá thành thích đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 94 - 95)