Cải thiện chính sách FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 60)

5. Kết cấu luận văn

3.3.3. Cải thiện chính sách FDI

Trong thời gian qua, Hà Tĩnh đã thực hiện triển khía nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực CN. Dưới đây là những chính sách xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh đã được triển khai trong 6 tháng đầu năm 2016.

Về cơ cấu vốn, hiện nay tại Hà Tĩnh tồn tại chủ yếu 2 hình thức FDI trong lĩnh vực CN là liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Cơ cấu thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh theo hình thức đầu tư được thể hiện tại Bảng 3.8.

Bảng 3.8: Vốn FDI trong lĩnh vực CN tại Hà Tĩnh theo hình thức đầu tư năm 2016

Hình thức Dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

Số lượng Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Liên doanh 5 8,47 584,00 4,65 100% vốn nước ngoài 48 81,36 11.283,40 89,86 Khác 3 10,17 688,75 5,49 Tổng 59 100 12.556,15 100 Nguồn: Sở KH và ĐT tỉnh Hà Tĩnh năm 2016

Các dự án đầu tư FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chiếm 81,36% tổng số lượng dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp so với các dự án liên doanh và theo BOT, BT...

Tính đến tháng 3 năm 2016, tổng số vốn đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp tại Hà Tĩnh theo hình thức 100% vốn nước ngoài đạt 11.283,40 triệu USD, theo hình thức liên doanh và các hình thức khác lần lượt là 584,00 triệu USD và 688,75 triệu USD. Dự án FDI 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng gần 90% về tổng vốn đăng ký so với các dự án khác. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ động mang đến một lượng ngoại tệ lớn đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh.

Hình 3.3: Số dự án FDI đầu tư vào CN đến từ nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn: Sở KH và ĐT tỉnh Hà Tĩnh năm 2016

Tính đến 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút được 10 quốc gia trên thế giới đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Các dự án đầu tư chủ yếu đến từ các nước Châu Á, trong đó Đài Loan và Hàn Quốc là hai nhà đầu tư lớn nhất khi số lượng dự án đầu tư lần lượt chiếm 61,97% và 9,86%. Các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ có 3 dự án, Nhật Bản có 2 dự án. Trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh cần có ưu đãi để thu hút được các nhà đầu tư đến từ hai quốc gia này để tiếp nhận được những công nghệ tiên tiến, hiện đại… từ các quốc gia phát triển.

Hình 3.4: Vốn đăng ký và thực hiện vào CN đến từ các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh

Trong số các đối tác đã đầu tư CN tại tỉnh Hà Tĩnh, Đài Loan hiện đang có số vốn đăng ký và vốn thực hiện lớn nhất, chiếm hơn 90% lượng ngoại tệ đổ vào tỉnh Hà Tĩnh. Sở dĩ, tính đến nay, Đài Loan là nhà đầu tư lớn nhất tại tỉnh Hà Tĩnh do có sự xuất hiện của dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa có số vốn thực hiên lên tới hơn 10 tỷ USD, chiếm 98% lượng vốn thực hiện mà nhà đầu tư Đài Loan đã triển khai tại tỉnh Hà Tĩnh. Đối tác lớn thứ 2 trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh là Hàn Quốc với dự án Nhà máy chế biến gỗ dăm của Công ty trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha cùng số vốn đăng ký 450 triệu USD và sắp tới là dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng III của tập đoàn Samsung với số vốn đăng ký 42.000 tỷ đồng và nhà máy Nhiệt điện mặt trời của tập đoàn Solar Park Korea với vốn đăng ký 14.700 tỷ đồng. Cùng với những dự án lớn như trên, Hàn Quốc hứa hẹn là đối tác tiềm năng của Hà Tĩnh. Các đối tác khác như Singapore, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng đang có những bước tiến lớn trong việc đầu tư vào CN tại Hà Tĩnh.

Về thuế và lệ phí, các doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 05 năm.

Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được.

Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài).

Về đất đai, doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; Miễn tiền thuê đất 15 năm đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; Miễn tiền thuê đất 11 năm đối với các dự án đầu tư khác. Ngoài được hưởng các ưu đãi quy định trên còn được giảm 70% tiền thuê đất, thuê mặt nước tính theo đơn giá áp dụng tại huyện có mức

giá thuê đất, thuê mặt nước thấp nhất theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tính từ năm nhà đầu tư hết thời gian được hưởng ưu đãi trở đi.

Nhà đầu tư lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì được: Miễn tiền sử dụng đất đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; Giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; Giảm 30% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với các dựán đầu tư khác. Tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế được quyền: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất; Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất các tổ chức tín dụng Việt Nam và quốc tế hoạt động tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Về lao động, Chính phủ cho sử dụng ngân sách để đầu tư hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội và hỗ trợ một phần xây dựng nhà ở cho người lao động. Về đảm bảo nguồn nhân lực: Được Chính phủ cho phép xây dựng và thực hiện cơ chế đặc thù trong đào tạo nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế. Đối với các khoá đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa không quá 01 triệu đồng/người/khoá. Đối với các khoá đào tạo để nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp được UBND tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí (tối đa không quá 1 triệu/người/khóa) nếu nhà đầu tư đào tạo hoặc đào tạo lại tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)