Nguyên nhân của những han chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 78)

5. Kết cấu luận văn

3.5.3. Nguyên nhân của những han chế

3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Kinh tế đất nước vẫn còn gặp khó khăn; khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến các Tập đoàn kinh tế, các tổ chức tín dụng.

Trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, các tổ chức tài chính, tín dụng lâm vào tình trạng khủng khoảng, các nhà đầu tư nước ngoài khó tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và dòng vốn chảy ra khỏi thị trường nội địa của nhà đầu tư.

Các dự án công nghiệp hỗ trợ chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế lớn trong nước như Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương ...

Ngoại trừ dự án đến từ nhà đầu tư Formosa của Đài Loan với giá trị vốn thực hiện hơn 10 tỷ USD, thì hầu hết các dự án FDI khác trong lĩnh vực CN tại Hà Tĩnh có lượng vốn thực hiện chưa lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tập trung đầu tư vào những vùng kinh tế lớn, phát triển hơn. Rất ít các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có công nghệ hiện đại, mang tính chất làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, chủ yếu là các dự án nhỏ, có những dự án thâm chí có vốn thực hiện chỉ vài trăm nghìn USD.

3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Hiệu quả công tác cải cách hành chính vẫn chưa như mong muốn, việc cắt giảm 1/3 thủ tục và 1/2 thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh chưa được thực hiện triệt để.

Cơ chế một cửa liên thông mới được thực hiện với thủ tục đăng ký doanh nghiệp, còn các thủ tục khác như đăng ký đầu tư, quy hoạch, đất đai chưa thực hiện được, gây mất thời gian cho nhà đầu tư.

Công tác quản lý quy hoạch còn thiếu tính khoa học đặc biệt chưa chú trọng đến hoạt động sau cấp phép đầu tư nên dẫn đến tình trạng một số dự án sau khi đi vào hoạt động vi phạm quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Dịch vụ hành chính công sau khi cấp phép còn kém, các doanh nghiệp FDI muốn có một đơn vị đầu mối chung để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính công và cung cấp các văn bản liên quan đến các nhà đầu tư,đảm bảo an ninh.

Việc bố trí nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gặp khó khăn, nguồn vốn Trung ương tương đối eo hẹp.

Để thu hút được các nhà đầu tư, Hà Tĩnh cần phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn, thuận tiện. Tuy nhiên, trong nền kinh tế nước nhà đang

gặp khó khăn, việc xin nguồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp hạn chế. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư của các đối tác nước ngoài.

Chính sách thu hút FDI của tỉnh vẫn còn chưa chú trọng đến các dự án phụ trợ. Để triển khai các dự án công ngiệp phụ trợ, sản phẩm của công nghiệp phụ trợ sẽ giúp địa phương bớt phải nhập khẩu cá linh phụ kiện.

Cơ sở hạ tầng kém, hệ thống quản lý ô nhiễm môi trường chưa được đầu tư đúng chuẩn.

Cùng với cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn, hệ thống xử lý nước thải, chất ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất chưa được quản lý và đầu tư. Sự việc cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm môi trường gần đây là một ví dụ điển hình cho sự quản lý lỏng lẻo của ban lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đối với các doanh nghiệp FDI trong việc xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường.

Chính sách đào tạo nhân lực phục vụ các dự án trên địa bàn chưa được triển khai có hiệu quả.

Chất lượng lao động còn thấp và trình độ quản lý đối với doanh nghiệp FDI tại tỉnh Hà Tĩnh còn kém hiệu quả. Lao động có tay nghề thấp, phần lớn các doanh nghiệp phải tuyển dụng và tự đào tạo lao động, điều này làm cho họ mất thời gian và chi phí đào tạo, ngoài ra các dự án FDI khi tìm kiếm các nhân sự cấp cao, có trình độ rất khó khăn. Chất lượng lao động còn chưa cao, tính kỷ luật lao động còn thấp, chưa đều và có khoảng cách xa với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ… còn bộc lộ nhiều bất cập.

Các ngân hàng trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ, thủ tục cho vay vốn còn rườm rà, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp khiến các DN khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.

Doanh nghiệp chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn; sự liên doanh, liên kết các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chưa cao nên sức cạnh tranh còn thấp.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ TĨNH 4.1. Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

4.1.1. Phân tích bối cảnh

Giai đoạn 2012 - 2015, các nhà đầu tư nước ngoài ngày một quan tâm hơn đến tỉnh Hà Tĩnh trong việc đầu tư vào công nghiệp. Lượng vốn FDI đăng ký mới và vốn thực hiện có xu hướng tăng. Cùng với đà phát triển này, dự báo đến năm 2020, Hà Tĩnh sẽ nằm là một trong những tỉnh thành thu hút FDI nhiều nhất cả nước.

Với những số liệu cụ thể qua các năm 2012 – 2015, biểu đồ sau sẽ là những dự báo về lượng vốn đăng ký mới cho các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

Hình 4.1: Dự báo tình hình thu hút FDI theo vốn đăng ký mới trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh 2012-2015

Biểu đồ trên là dự báo về tình hình thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. Trong tương lai, cùng với sự gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TPP, quá trình hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới cùng những thể chế và ưu đãi trong khu vực sẽ là bước đệm cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tại Hà Tĩnh nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.

Phương trình y= 26.404x - 27.18 chính là phương trình hàm số của đường xu hướng, thể hiện lượng vốn FDI đăng ký mới tại tỉnh Hà Tĩnh từ sau năm 2015. R2 = 0.9644 gần bằng 1 cho thấy rằng phương trình xu hướng được vẽ tương đối chính xác và có độ tin cậy cao trong trường hợp này.

Theo phương trình trên, với xu hướng này, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu bên ngoài, thì đến cuối năm 2016, lượng vốn FDI đăng ký mới cho lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh có thể đạt 131.244 triệu USD và đến năm 2020 sẽ là 236.86 triệu USD.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh được triển khai theo bối cảnh tác động của môi trường kinh tế thế giới và bối cảnh ngành công nghiệp tại địa phương.

Nền kinh tế thế giới:

Tình hình nền kinh thế giới còn nhiều biến động, còn chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khủng hoảng tài chính thế giới vẫn chưa được khắc phục, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn FDI.

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao năng lực để đuổi kịp xu thế chung của thế giới

Bối cảnh ngành công nghiệp Hà Tĩnh:

Ngành công nghiệp luyện kim được đẩy mạnh đầu tư khai thác. Lợi thế cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh đó là nguồn nguyên liệu đa dạng với trữ lượng lớn, nhiều mỏ khoáng sản, mỏ quặng sắt với trữ lượng 544 triệu tấn - lớn nhất Đông Nam Á.

Thế mạnh về hệ thống cảng biển, cảng nước sâu tạo thuận lợi cho nhu cầu vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho các dự án Nhiệt điện tại Hà Tĩnh. Ngành công nghiệp điện đang dần khẳng định được ưu thế với hàng loạt các dự án Nhà máy Nhiệt điện được đầu tư với tổng số vốn đầu tư lớn.

Vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên quan tâm hàng đầu. Việc thu hút FDI không chỉ còn quan tâm đến số lượng mà còn được trú trọng hơn đến chất lượng.

Các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư được hoàn thiện phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh

Từ những bối cảnh trên, để thu hút được các nhà dự án đầu tư nước ngoài, ban lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra những định hướng sau:

Xây dựng ngành công nghiệp luyện kim thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Trong bối cảnh các mỏ khoáng sản đang dần cạn kiệt, Hà Tĩnh đang có lợi thế mỏ quặng sắt lớn nhất Đông Nam Á chưa được khai thác hết. Do đó, trong những năm tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tận dụng lợi thế này của mình nhằm phát triển ngành công nghiệp luyện kim trở thành ngành công nghiệp chủ đạo của địa phương

Đẩy mạnh thu hút FDI vào công nghiệp Nhiệt điện, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất tăng cao hơn bao giờ hết. Cùng với cảng nước sâu và vị trí địa lý thuận lợi phục vụ cho việc vận chuyển than làm nhiên liệu sản xuất, Hà Tĩnh đã xác định được phương hướng phát triển cho ngành công nghiệp Nhiệt điện. Bên cạnh các nhà máy Nhiệt điện công suất lớn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong những năm tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI đầu tư vào các nhà máy Nhiệt Điện phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Thu hút vốn FDI có định hướng và chọn lọc, chú trọng chất lượng dự án và thẩm tra kỹ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đảm bảo phát triển kinh tế Hà Tĩnh theo hướng bền vững.

Thu hút phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của Hà Tĩnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, các huyện thành thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên, đảm bảo phát triển bền vững

Ưu tiên các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên; hạn chế các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, đóng góp ngân sách ít.

Không ngừng đồng bộ, cải cách hành lang pháp lý, chính sách thu hút FDI phù hợp với điều kiện của địa phương và đi theo đường lối chung của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về FDI, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng phù hợp với pháp luật, đảm bảo lợi ích cả bên nhà đầu tư nước ngoài, lợi ích của cộng đồng.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên hoạt động FDI từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến khi triển khai và các công tác hậu kiểm khác để tăng hiệu quả kinh tế - xã hội. Công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền

Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.

Công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại.

Thường xuyên đánh giá kết quả đầu tư FDI trên địa bàn địa phương, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của tỉnh với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn.

Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tính đồng thuận trong công tác xúc tiến, vận động và thu hút đầu tư

4.1.3. Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh

Cùng với những định hướng chung đã đề ra, tỉnh Hà Tĩnh đã xác định được bốn phương hướng cụ thể trong giai đoạn 2017 – 2020 như sau nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp.

Thứ nhất, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án có sản phẩm chứa hàm lượng giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; Tăng cường thu hút các dự án có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia.

Thứ hai, đa dạng hóa huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế; tập trung thu hút đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, thu hút các dự án lấp đầy hai khu công nghiệp Hạ Vàng và Gia Lách.

Thứ ba, phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng, cơ khí, ô tô, công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực.

Thứ tư, thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đạt khoảng 30 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 14 tỷ USD.

Thứ năm, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nội quy bảo vệ môi trường của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2016, tỉnh Hà Tĩnh đưa ra những mục tiêu sau:

- Xây dựng danh mục Dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

- Xây dựng quy trình, thủ tục đầu tư các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư 2014.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 với các nội dung cơ bản:

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đạt 3 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư đạt trên 50%.

Phối hợp với Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Tĩnh với các đối tác: Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (GIC/AHK); Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA); Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham).

Tổ chức triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, thương mại đã ký kết giữa UBND tỉnh Hà Tĩnh với Phòng Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI). Đồng thời kết nối, rà soát các biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác đã ký kết tại các Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, CHLB Đức, Thái Lan…

Tổ chức Tập huấn về các quy định mới của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 cho cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong tỉnh.

Tổ chức Đoàn xúc tiến đầu tư tại Mỹ và Canada. Xúc tiến các dự án sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục nhằm khởi công một số dự án lớn như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II; Dự án xây dựng cầu cảng số 5 – 6 thuộc cảng Vũng Áng; xúc tiến đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời công suất 300MW của Tập đoàn Solarpark Korea.

Năm 2017, những mục tiêu đặt ra là:

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tại tỉnh hà tĩnh (Trang 78)