Hình ảnh con người Hà Nội trong vănhọc Việt Nam sau 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Hình ảnh con người Hà Nội trong vănhọc Việt Nam sau 1975

21

Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, xã hội kéo theo sự thay đổi của đời sống văn học. Trong thời kì đổi mới, nhiều tác giả vẫn dành hầu hết các trang văn của mình để viết về Hà Nội như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý, Đỗ Phấn…

Nguyễn Việt Hà là nhà văn được nhiều người biết đến qua các tiểu thuyết như Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người hay các tập tạp văn như Con giai phố cổ, Đàn bà uống rượu...Trong các tác phẩm này, hình ảnh Hà Nội dần hiện ra qua mỗi trang văn. Đó là hình ảnh Hà Nội trong suốt 600 năm trong tác phẩm Ba ngôi của người; Hà Nội với những sự đổi thay, hao hụt các giá trị tinh thần thời đương đại với các tác phẩm Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn. Không gian trở đi trở lại trong những sáng tác của Nguyễn Việt Hà là khu phố cổ gắn với Hồ Gươm, rộng hơn chút là quận Hoàn Kiếm. Đó là nơi Nguyễn Việt Hà gắn bó, yêu thương và trân trọng. Hà Nội trong trang văn của Nguyễn Việt Hà mang hơi thở náo nhiệt đương đại nhưng cũng giữ những nét xưa cũ. Dù viết về Hà Nội trong lịch sử hay lúc đương thời, diện mạo Hà Nội cũng hiện lên với những con người mang trong mình “một phẩm tính đặc biệt - độ tinh tế” như chính nhà văn đã bày tỏ.

Nguyễn Trương Quý lại được biết đến qua những bài tản văn viết về Hà Nội. Hà Nội hiện lên thật gần gũi, thân quen trong những tác phẩm Ăn phở rất khó thấy ngon, Tự nhiên như người Hà Nội, Hà Nội là Hà Nội, Mỗi góc phố một người đang sống, Còn ai hát về Hà Nội…Và điều đặc biệt là ở mỗi tác phẩm này, hình ảnh người Hà Nội được Nguyễn Trương Quý khắc họa từ những góc độ khác nhau. Đó là hình ảnh những người chốn công sở trong Ăn phở rất khó thấy ngon

hay hình ảnh những người dân sống và gắn bó với các không gian đặc trưng của Hà Nội như phố cổ, Hồ Gươm, công viên, chợ...Trong Tự nhiên như người Hà Nội, Mỗi góc phố một người đang sống nhà văn lại dựng lên chân dung những người Hà Nội bình dị, thân quen với những gương mặt, lời ăn tiếng nói, lối giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

22

Nhà văn Đỗ Phấn vốn là một họa sĩ. Anh đã chuyển từ cầm cọ vẽ sang cầm bút viết. Đỗ Phấn viết nhiều thể loại như tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết. Trong những tác phẩm của anh, ta có thể nhận thấy tình yêu tha thiết với Hà Nội xưa cùng những vẻ đẹp của mảnh đất này, đồng thời là nỗi xót xa trước những đổi thay trong thời kinh tế thị trường. Với Dằng dặc triền sông mưa, tuổi thơ của một đứa trẻ sinh ra và lớn lên gắn với Hà Nội thời chiến tranh, đi sơ tán rồi lại trở về đã được Đỗ Phấn kể lại thật sống động với thái độ thật trìu mến, dịu dàng. Trong các tác phẩm khác như Vắng mặt, Chảy qua bóng tối, Rừng người, Rụng xuống ngày hư ảo, Rong chơi miền kí ức…Đỗ Phấn đã khắc họa hình ảnh những người Hà Nội vô danh gắn với các sự kiện đời sống hàng ngày ở đô thị. Đằng sau những câu chuyện đó là sự tiếc nuối về Hà Nội xưa cũ với những nếp sinh hoạt, thú ăn chơi; những con người nho nhã và tinh tế. Hà Nội trong văn Đỗ Phấn là sự trộn lẫn của những gì trong trẻo, đẹp đẽ của xưa kia và một đời sống hiện đại với những xô bồ, danh lợi thời hiện tại.

Trả lời câu hỏi “Hà Nội của Hà là gì” trong buổi tọa đàm với chủ đề “

Nội của Hà” tối ngày 07 tháng 01 năm 2015 tại Hà Nội, nhà văn Nguyễn Việt Hà

đã từng nói: “Hà Nội chẳng của riêng ai. Nhưng trong từng người, Hà Nội lại có

từng ý riêng, cách nhìn và tình cảm riêng với mảnh đất này”. Điều này thật đúng

khi ta nhìn lại những sáng tác về Hà Nội từ xưa đến nay. Biết bao nhà văn, nhà thơ đã viết về Hà Nội. Cũng bao người đang viết về Hà Nội. Và chắc chắn, đất Hà Nội, người Hà Nội còn tiếp tục trở thành đề tài trong biết bao trang viết của các nhà thơ, nhà văn của hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)