Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 90 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại

Truyện ngắn của Nguyễn Khải - đặc biệt là những truyện ngắn viết trong thời kì đổi mới - thường đề cập đến những vấn đề văn hóa- xã hội của đất nước. Nhà văn cũng thường để cho nhân vật tự bộc lộ nhân cách của mình. Trong nhiều truyện, Nguyễn Khải thường xây dựng các cuộc hội thoại với một nhân vật hỏi (thường là người kể chuyện xưng “tôi”), còn nhân vật kia trả lời, trực tiếp bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tình cách…của mình. Trong truyện ngắn Một người Hà Nội, có rất nhiều các cuộc đối thoại giữa các nhân vật dưới hình thức như vậy. Phổ biến nhất là các cuộc đối thoại của “tôi” với cô Hiền. Mỗi một câu chuyện, mỗi cuộc đối thoại, cô Hiền bộc lộ thêm một nét tính cách của mình. Dưới đây là một cuộc hội thoại của “tôi” với cô Hiền:

Tôi hỏi cô:

- Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô giấu cũng tài nhỉ? Cô Hiền cười rất tươi:

- Tao chưa đủ tiêu chuẩn. Tôi cũng cười:

- Lại còn chưa đủ. Cô nói thản nhiên:

- Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản nhưng lại không bóc lột

ai cả thì làm sao thành tư sản được” [17, 119].

Qua cuộc đối thoại trên, ta thấy cô Hiền là một con người thẳng thắn, khôn ngoan, sắc sảo và đầy bản lĩnh. Các lời thoại khác của cô cũng thể hiện mình là

85

một con người giàu lòng tự trọng và luôn có ý thức sâu sắc về nhân cách của một người Hà Nội:

Tôi hỏi cô: - Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?

Cô trả lời: - Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng.

(…)

Tôi lại hỏi cô: - Cô cũng đồng ý cho nó đi à?

Cô trả lời buồn bã: - Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó.

Rồi cô chép miệng: - Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ

khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì” [17, 122-123].

Chỉ qua những đoạn đối thoại, nhà văn đã giúp nhân vật bộc lộ một tấm lòng, một nhân cách cao cả thật đáng trân trọng. Cô cũng đã nói những lời chân thành gan ruột bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn giằng xé giữa một bên là tình yêu con sâu đậm của một người mẹ luôn muốn giữ con bên mình và một bên là tinh thần trách nhiệm và tình yêu Tổ quốc. Cuối cùng, cô Hiền chọn cách đau đớn mà bằng lòng cho con ra đi thực hiện trách nhiệm với đất nước và để con được ngẩng cao đầu với bè bạn cùng trang lứa. Nguyễn Khải đã thể hiện sự ngợi ca, trân trọng những con người mang trong mình những phẩm chất cao quý như vậy.

Trong nhiều tác phẩm, nhà văn Nguyễn Khải để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ quan điểm, suy nghĩ, cách sống của mình qua lời thoại. Khi đó, nhân vật giữ vai trò như người phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn, giúp nhà văn truyền đạt bức thông điệp của mình đến độc giả. Những lời chia sẻ của bà Mão trong Mẹ và các con với chị hàng nước thể hiện rõ suy nghĩ, quan điểm của một người mẹ coi việc hi sinh cho con cái là bổn phận, là nghĩa vụ tất nhiên của một người mẹ: “Chị bán nước vẫn nói cau có, nuôi con lúc trẻ để cậy nhờ lúc già, chứ có ai lại tình nguyện hi sinh cả đời cho con cho cháu. Chị bảo:“Mình là con người chứ có phải con trâu con ngựa đâu, bảo lúc khỏe thì cày thì kéo, lúc già ốm thì để chúng đập đầu

86

gắt lên: “Nhất bà đấy, chả có ai lại nghĩ ngợi dở hơi như bà”. Bà lão ngồi ngây ra một lát rồi lại nói rủ rỉ: Nay mai về già chị cũng nghĩ như tôi thôi, con cái có thể quên mẹ, bỏ mặc mẹ nhưng không có người mẹ nào nỡ bỏ con cái, có phải róc xương sẻ thịt để nuôi con cũng chẳng từ…Chứ mẹ chỉ biết lo cho cái thân của mẹ

chả hóa ra nước chảy ngược à?” [17, 222].

Trong các câu chuyện của mình, Nguyễn Khải luôn chú ý bộc lộ sự khác nhau trong suy nghĩ, tính cách của hai thế hệ già và trẻ qua lời nói của họ. Khoảng cách giữa các thế hệ già - trẻ, quá khứ - hiện tại được bộc lộ xoay quanhnhững lời đối thoại dưới hình thức phỏng vấn:

Tôi hỏi: - Anh không thích nói chuyện với bọn tôi à?

Nó nhè miếng xương, nhăn mặt: - Toàn chuyện ông này ra ông kia vào, ông này lên ông kia xuống, chuyện của các cơ quan quyền lực dính líu gì đến bọn cháu.

- Quyền lực vẫn chỉ huy kinh tế đấy anh ạ.

Nó cười: - Danh nghĩa là thế, còn thực chất vẫn là tiền chỉ huy. Đồng tiền lớn chỉ huy đồng tiền bé.

Nó uống một ngụm rượu, vè mắt đã rần rần đỏ: - Chúng cháu chỉ có một ông chủ thôi, đó là thị trường, mà quy luật của thị trường thì bất biến nên dễ ứng xử lắm…” [17, 24-25].

Lời đối thoại của những người già thường chậm rãi, nhẹ nhàng, chất chứa nhiều suy tư, mang nhiều chiêm nghiệm, triết lý về cuộc đời. Đó là sự từng trải trong cuộc đời của họ. Còn những nhân vật trẻ thì luôn thể hiện sự tự tin, quyết đoán, táo bạo, đôi khi sốc nổi, bốc đồng qua lời nói của mình. Những người già cũng luôn có ý thức trân trọng những giá trị tinh thần, tình cảm còn giới trẻ lại quan tâm nhiều hơn đến các giá trị vật chất. Người già sống có nhân cách, trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ vững nhân cách cao đẹp, lối sống có văn hóa; lớp trẻ lại dễ bị cám dỗ của xã hội lôi kéo dẫn đến sống buông thả, vô văn hóa. Khi các nhân vật thuộc hai lớp người già - trẻ đối thoại với nhau, suy nghĩ, tính cách của họ bộc lộ sự tương phản rõ nét.

87

của mình thể hiện là một người đoan trang, được giáo dục cẩn thận: “Chúng con tuy nghèo nhưng là con nhà thi lễ chứ không phải phường mèo mả gà đồng, xin cụ lớn xá lỗi cho(…). Ông nhà tôi chỉ là rể làng thôi, rể làng chưa khao vọng gì

thì không có chỗ ngồi ở đình, là tục lệ từ xưa, xin các cụ chớ bỏ” [17, 62-63]. Sự

thay đổi hoàn cảnh sống cũng có thể khiến cung cách nói năng của nhân vật thay đổi. Bà Tuất trong truyện ngắn Người của nghề sau nửa năm lên thành phố ở với các con đã có nhiều thay đổi. Từ một bà cụ quê mùa, chân chất nay bà Tuất đã trở thành người của thành thị. Cách nói năng của bà cũng đổi khác, khi nói chuyện bà

cũng thưa, cũng dạ, cũng chúng tôi, một điều “nói anh bỏ lỗi”, hai điều “mong

anh bỏ quá cho”. Giọng nói thì uốn éo, cười thì gượng gạo, thớ lợ” [17, 169] hoàn

toàn khác với cách nói của một bà cụ nhà quê chân tình, mộc mạc.

Bằng tài năng và sự am hiểu sâu sắc về con người, Nguyễn Khải đã lột tả được những nét tính cách tiêu biểu, cách cảm cách nghĩ đặc trưng mang dấu ấn văn hóa của con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng trong thời kì đổi mới.

Tiểu kết chương 3

Tài năng của Nguyễn Khải thể hiện đậm nét qua nghệ thuật xây dựng hình ảnh con người Hà Nội trong truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, bằng những chi tiết tả và kể về trang phục, nét mặt, dáng vẻ…chân dung các nhân vật được khắc họa mang dấu ấn văn hóa của mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi tầng lớp xã hội, mỗi thế hệ, mỗi con người khác nhau. Bên cạnh đó, ngôn ngữ đối thoại cũng góp phần bộc lộ nét tính cách, bản chất và quan điểm, suy nghĩ của từng nhân vật.

Hình tượng người kể truyện cũng tạo nên nét độc đáo riêng trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Nhà văn đã thể hiện cái nhìn cuộc sống, con người nhiều chiều, nhiều phương diện để từ đó đưa ra những triết lý sâu sắc. Mỗi trang văn của ông như một trang đời của nhân vật. Qua đó, người đọc hiểu rõ hơn về tài năng và cốt cách của ông - một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại.

89

KẾT LUẬN

1. Hà Nội không phải là một đề tài mới trong nền văn học Việt Nam đương đại nhưng mỗi tác giả lại có cách cảm nhận khác nhau về mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Đặc biệt, nhiều tác giả khi viết về Hà Nội thường chú ý tới hình ảnh con người và các giá trị văn hóa của mảnh đất này. Trong thời kỳ hiện nay, việc giữ được bản sắc văn hóa của mỗi vùng văn hóa và mỗi quốc gia là rất quan trọng. Hòa chung vào không khí hội nhập, nhưng người Hà Nội vẫn khẳng định được bản sắc văn hóa riêng của mình và đại diện cho văn hóa cả dân tộc.

2. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khải bắt đầu từ những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong suốt hơn nửa thế kỷ cầm bút, nhà văn luôn theo sát các biến động của lịch sử. Ông đã đi nhiều nơi, viết về nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam. Nhưng có thể nhận thấy, trong thời kỳ đổi mới, ông viết nhiều và viết hay về đề tài Hà Nội. Nguyễn Khải đã viết về Hà Nội với những dấu ấn riêng không trộn lẫn với bất cứ trang văn của một tác giả nào khác. Mỗi trang viết chứa đựng trong đó tài năng và phong cách Nguyễn Khải.

3. Mặc dù Nguyễn Khải viết về Hà Nội thời kỳ đổi mới, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được bao nét truyền thống, bóng dáng một thời của mảnh đất Hà Thành. Những con người Hà Nội vừa truyền thống vừa hiện đại, mang trong mình cả Hà Nội xưa và nay. Những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội đều được Nguyễn Khải phản ảnh trong các trang văn của mình. Đó là nét thanh lịch, chất trí tuệ và sự đảm đangcủa những người phụ nữ đang gìn giữ “nếp nhà. Đó là sự tảo tần, đức hi sinh của những người vợ, người mẹ luôn hết mình vì gia đình. Hà Nội trong trang văn Nguyễn Khải còn là nơi hội tụ bao con người với chất tài hoa, kẻ sĩ. Họ có thể là các nghệ nhân đã thổi hồn mình vào những tác phẩm nghệ thuật, đang gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các làng nghề. Những văn sĩ luôn đề cao tài năng, bản lĩnh và lòng tự trọng cũng được Nguyễn Khải trân trọng đưa vào những trang viết của mình.

90

Nguyễn Khải đã phân tích nhân vật trên những khía cạnh về mặt đạo đức, cuộc sống trong quá khứ và hiện tại. Quá khứ là một trong những nền tảng giúp con người phấn đấu đi lên, sự đan xen giữa cái cũ và cái mới giúp con người có những suy nghĩ và những cố gắng nhất định. Con người của hiện tại chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường, nó đem đến những chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nhưng hầu hết họ vẫn giữ được những nét truyền thống văn hóa, cho dù xã hội có biến đổi, thời thế có khác. Họ chính là những “hạt bụi vàng” ẩn dấu ở đâu đó, những hạt bụi mà không thể xóa bỏ được như tác giả đã khẳng định. Bên cạnh đó, tác giả cũng phê phán một số bộ phận trẻ cố chạy theo những sai lầm trong xã hội và làm mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Hà Nội. Nguyễn Khải - một nhà văn có con mắt nhìn đời, nhìn người tinh tế, nên trong các truyện ngắn của ông đều thể hiện những trăn trở về cuộc sống hiện tại. Các nhân vật của ông luôn tồn tại những suy nghĩ, cách sống, cách nhìn về cuộc đời thật sâu sắc và ý nghĩa. Qua những tác phẩm viết về Hà Nội thời kỳ đổi mới, Nguyễn Khải đã thể hiện rõ năng lực phát hiện vấn đề và xu hướng triết luận trong văn xuôi của ông.

4. Những nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới không chỉ có ngoại hình, mà họ còn có nội tâm vô cùng phong phú. Trong tác phẩm, nhà văn đã khéo léo, tinh tế lựa chọn ra những hành động đắt giá của nhân vật để từ đó đi sâu vào tìm hiểu nội tâm, tính cách của nhân vật. Khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Khải thường chú ý đến việc đối thoại và ngôn ngữ bình dân, để từ đó thấy được sự chuyển biến tư tưởng của các nhân vật. Bên cạnh đó, việc xây dựng hình tượng nhân vật “tôi” cũng đã thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật cũng như tài năng của nhà văn Nguyễn Khải. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện sự biến đổi quan trọng trong tư tưởng và nghệ thuật của mình trong thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới viết về hình ảnh con người Hà Nội thực sự đã dẫn người đọc đến được những giá trị văn chương bền vững và đích thực.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu sách

1. Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1991), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia HN. 3. Nguyễn Thanh Bình (2009), Hà Nội 36+ góc nhìn, NXB Thanh niên. 4. Nguyễn Thị Bình (1998), Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết, Văn học (7). 5. Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hóa học, NXB Lao động, Hà Nội.

6. Phan Cự Đệ (1969), Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật của Nguyễn Khải, Báo Văn nghệ (322)

7. Phan Cự Đệ (1983), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975) tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội

8. Hà Minh Đức (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia HN.

10. Nguyễn Thị Huệ (1999), Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn

Khải những năm gần đây, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo

dục

11. Đoàn Trọng Huy (1990), Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải,

Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục

12. Nguyễn Khải (1963), Người viết văn phải biểu hiện được tinh thần của thời đại, Bài phát biểu tại Đại hội nhà văn lần thứ 3

13. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội nhà văn, H.

14. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngắn, tập I, Nxb Văn học, Hà Nội 15. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngắn, tập II, Nxb Văn học, Hà Nội 16. Nguyễn Khải (1997), Một thời gió bụi, tập truyện ngắn, Nxb Lao động 17. Nguyễn Khải (2014), Hà Nội trong mắt tôi, NXB Văn hóa - Thông tin 18. Nguyễn Khải (1999), Chuyện nghề, Nxb Hội nhà văn, H

92

20. Nguyễn Khải (2001), Sống ở đời, Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 21. Nguyễn Văn Long (chủ biên - 2010), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại

tập II (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945), NXB Đại học sư phạm. 22. Phương Lựu (chủ biên - 2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

23. Nguyễn Đăng Mạnh (1982), Hai cuốn tiểu thuyết gần đây, Tác phẩm mới 24. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và

phong cách, NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội

26. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Khải - Đời người và đời văn, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục

27. Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

28. Tuyết Nga (2002), Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Luận án Tiến sĩ

29. Chu Nga (2002), Điểm nhìn ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục

30. Thúy Nga (1988), Một bài tiểu luận làm tôi thay đổi cả một quan niệm về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 90 - 101)