Sự tài tình trong việc miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 74 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Sự tài tình trong việc miêu tả tâm lý nhân vật

Các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định, Nguyễn Khải là nhà văn có khả năng đi sâu vào việc phân tích tâm lý của các nhân vật một cách tài tình. Điều này xuất phát từ năng lực quan sát và phân tích tình huống một cách khá nhạy bén của tác giả. Nhưng trên hết, để làm được điều đó thì nhà văn phải là người có một tâm hồn nhạy bén, dễ xúc động và bao dung trước số phận của con người.

Mỗi câu chuyện của Nguyễn Khải đều được nhà văn xây dựng những tâm trạng, suy nghĩ, những phản ứng tâm lý của nhân vật thông qua những tình huống truyện mà nhân vật phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Mỗi nhân vật trong truyện lại có những số phận, cuộc đời riêng và những dòng tâm trạng riêng nhưng vô cùng phong phú và đa cực.

Khi miêu tả một nhân vật nào đó, Nguyễn Khải thường đi sâu vào khai thác sự chuyển biến trong tâm lý của họ, để thấy được sự thay đổi tâm trạng cũng như những sắc thái của nhân vật trong cuộc sống. Với một nhà văn nhìn cuộc đời đa diện, đa chiều như Nguyễn Khải thì chắc chắn con người cũng phải trải qua vô vàn cảm xúc của tâm trạng, từ bến bờ của hạnh phúc riêng tư cho đến sự tuyệt vọng, chán chường…Con người giờ đây không còn là con người đơn giản, xuôi chiều phiến diện mà họ hiện lên với tất cả tính phức tạp trong một con người với tất cả niềm vui - nỗi buồn, cái thiện - cái ác, cái cao cả - thấp hèn, niềm tin và sự hoài nghi, hy vọng - thất vọng…Nguyễn Khải là nhà văn luôn chú ý đến sự phong phú trong tâm hồn của mỗi nhân vật. Hơn nữa, nhà văn lại là người có biệt tài trong việc phân tích thế giới nội tâm nhân vật, nên mỗi nhân vật của ông đều thể

69

hiện dấu ấn riêng. Những suy tư trăn trở về con người cũng như cuộc sống hiện nay, những dòng tâm thức của từng nhân vật cũng thay đổi theo từng sự kiện, từng cảnh huống truyện.

Vợ Phúc (Chúng tôi và bọn hắn) là một người phụ nữ sống cam chịu, hoàn cảnh sống bấp bênh nhưng chưa bao giờ than thân trách phận một lời. Đến khi người con gái sinh con đầu lòng thì chị đã thực sự thay đổi. Chị tuyệt vọng đến cùng cực và chỉ nghĩ làm sao để cứu được con bằng tình mẫu tử mãnh liệt: “chị

không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, không còn biết gì” [17, 20]. Một đời hy

sinh cho chồng con, lẽ ra tuổi về già chị phải được hưởng phúc an nhàn, nhưng không, chị vẫn cặm cụi chăm sóc con, cháu một cách vui vẻ, tươi tắn và đầy hãnh diện. Câu chuyện cho người đọc thấy được sự xáo trộn, thay đổi trong cuộc sống hiện đại, trong mối quan hệ gia đình. Nguyễn Khải đã có những phát hiện tinh tế trong việc miêu tả tâm lý, để thấy được trạng thái, suy nghĩ của từng nhân vật. Đó là khi nhân vật tôi đến nhà một ông anh chơi, mọi lần đều được giữ lại ăn cơm, nhưng lần này “ngồi mãi đến 10 giờ 30 chả thấy ông bà bảo sao…Mà tội lắm, ông liếc mắt nhìn bà, bà cúi mặt đưa mắt nhìn tôi, rồi lại nhìn chồng, như người có lỗi…” [17, 23-24]. Không phải vì bữa cơm mà nhân vật tôi “thi gan” với vợ chồng bạn già, mà muốn nán lại xem phản ứng của họ ra sao, vì sao lại không thể mời bạn ở lại dùng cơm?

Hay sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Khoa trong Một giọt nắng nhạt trước những biến cố cuộc đời cũng cho thấy sự tài tình của Nguyễn Khải trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Khoa sinh ra mang phận là con vợ lẽ. Mặc dù cha là quan nhưng anh luôn sợ hãi khi gặp cha mình, nói chuyện luôn khép nép, khúm núm “Tôi ngồi nép vào một góc, cách xa ông, càng xa càng tốt, lưng thẳng, đầu thẳng, nhưng

mắt vẫn nhìn xuống, đầu óc lù mù vì sợ hãi, vì ngượng nghịu” [14, 62]. Khoa luôn

cảm thấy sợ sệt khi phải đối diện với người thân sinh ra mình. Trong anh luôn thường trực câu hỏi “mắt ông ra sao nhỉ? Miệng ông ra sao nhỉ? Hàm răng ông

có đều không? Có trắng không?”[14, 62]. Khoa chưa một lần dám đối diện thẳng

70

tôi có ân hận vì đã đẻ ra chúng tôi không?” [14, 63]. Đến khi Khoa đưa ông về ở

cùng, anh vẫn không dám nhìn mặt cha. Khoa sợ cái nhìn của cha dành cho mình, anh chỉ lầm lũi lên tàu và ngồi vào chỗ của mình. Khoa cảm thấy ngột ngạt trong chính ngôi nhà của mình, đến nỗi anh phải thốt lên “tôi không còn là tôi nữa”. Cái tâm lý sợ sệt ấy biến Khoa trở thành con người khác, “cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như

đứa mất hồn, đi lại ngượng ngập, mặt mũi sầu thảm, đăm chiêu đến phát ngán

[14, 71-72]. Anh dường như bị chấn thương về tâm lý, càng cảm thấy tuyệt vọng hơn khi bị đổ oan là ăn cắp tiền. Khoa run rẩy, sợ hãi mà không nói ra được, chỉ cam chịu những lời quát mắng, những nụ cười nhạt khiến tim anh thắt lại. Sau bao biến cố tinh thần và bệnh tật, Khoa trở lại sống với mẹ và em của mình. Anh thấy

sung sướng” cho dù cuộc sống nghèo khó và bệnh tật dày vò: “Đêm đó ba mẹ

con tôi nằm chung một giường, chật chội, tanh tưởi vì người tôi rất tanh, nhưng

chúng tôi vui sướng vì không phải xa nhau nữa”.

Nguyễn Khải có cái nhìn rất tinh tế trong việc nhìn đời, nhìn người. Ông luôn có những suy nghĩvề cuộc sống hiện tại, cách mà con người đối xử với nhau trong sự biến thiên của thực tại xã hội. Nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là sự trân trọng tình người, tình cảm gia đình, vợ chồng…

Nhân vật bà Bơ (Nắng chiều) là một người đã trải qua những ngày tháng bất hạnh, buồn đau. Bà là người “rất cần thiết cho mọi người nhưng vẫn bị mọi người

bỏ quên” [17, 135]. Cả đời hy sinh cho gia đình mà không một lời phàn nàn. Nhà

văn đã rất tinh tế khi phát hiện sự hồi sinh trong tâm hồn của người già bởi tình yêu. Nguyễn Khải đã vận dụng khá linh hoạt ngôn ngữ người kể chuyện và lựa chọn những chi tiết đắt giá để làm nổi bật tâm lý nhân vật. Qua sự phác họa điệu bộ, cử chỉ của bà Bơ, ông Phúc, người đọc đã hình dung ra được cảm xúc và tâm lý của họ: “Ông anh rể ngồi lom khom trên ghế, cây gậy kẹp trong đùi, vừa nhìn vợ làm cơm, vừa kể chuyện Đông Tây kim cổ, chuyện vui và cả chuyện buồn, giọng kể ngọt ngào, âu yếm, còn bà vợ chạy lui, chạy tới, quay trước quay sau, hai bàn tay không lúc nào ngưng nghỉ, chốc chốc lại quay mặt về phía chồng, hỏi một cách ngây ngô, một cách nũng nịu: Lại ra thế hở ông? Con người đẹp thế, tốt thế lại

71

phận bạc ông nhỉ? (…) Ngón tay bà sao lạnh thế, lòng bàn tay cũng lạnh, bà đưa

hộp dầu tôi xoa cho” [17, 147-148].

Tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn, chan chứa nỗi niềm dù người phụ nữ luôn chịu thiệt thòi nhưng chưa bao giờ trách phận. Với chị Khuê trong Người vợ

luôn lấy sự chăm sóc chồng con là niềm vui. Mặc dù bị chồng đối xử không tốt nhưng vẫn luôn bênh vực, che chở cho chồng. Lúc nào chị cũng mang trong mình một tâm lý nhẫn nại với một niềm tin dai dẳng “sông có khúc, người có lúc”. Niềm tự hào lớn nhất của chị là các con. Nếu chúng xảy ra chuyện gì thì chị đau đớn, sợ hãi, không ăn không ngủ vì chúng. Khi con trai út gặp rắc rối không thể đi Pháp, chị chạy vạy, van xin khắp nơi, chị “không nghĩ đến đồng tiền nó sẽ kiếm được nay mai mà chỉ nghĩ đến một cái tài đã được ấp ủ từ nhỏ có cơ hội bừng nở. Bị ngắt cụt nó sẽ trở thành người khác, có khi còn thành tội nhân vì thất vọng, vì tuyệt vọng thì

sẽ lụi tàn dần, chết dần, họ sẽ tiêu hủy bằng cái mòn dần” [17, 59]. Chị nghĩ chỉ có

con đường đó thì nó mới vươn lên được, tài năng của nó sẽ được tỏa sáng, bởi “đây

là sinh mạng của một đứa con”. Chị luôn cảm thấy day dứt, lo lắng “hầu như không

ăn không ngủ, chỉ đi thôi, chỉ nói thôi”.

Hay bà Nhật vợ Hồ Dzếnh trước khi mất “vẫn thức để chờ, vừa nghe tiếng

còi xe đã mở toang cánh cửa đón chồng lần cuối” [17, 37]. Cả đời bà ám ảnh trước

sự ra đi của chồng, suốt quãng đời còn lại của bà “ruột đau như xé nhưng không

khóc được”, lúc nào cũng sống trong những giây phút vĩnh biệt từng giờ, nửa đêm

tỉnh giấc cũng như nghe thấy tiếng chồng gọi. Mấy chục năm tình nghĩa vợ chồng

ông bà sống với nhau đã bốn chục năm chứ có ít ỏi gì, lại đã ở tuổi bảy mươi mà

lúc chia ly vẫn đau đớn, vật vã” [17, 35].

Nguyễn Khải đặc biệt dành nhiều tâm huyết cho các nhân vật phụ nữ. Nhà nghiên cứu Trần Thị Thanh đã có nhận xét xác đáng: “Nhân vật nữ trong tác phẩm của ông phần lớn có dáng người thô kệch nhưng, cục mịch, xù xì góc cạnh, ít duyên dáng, song bản chất tâm hồn lại rất tốt, đôn hậu, vị tha, rất đỗi yêu người,

yêu đời và thiết tha gắn bó với cuộc sống”. Nỗ lực khám phá thế giới tâm hồn

72

trong cuộc sống hiện tại. Nhà văn thực sự làm người đọc rung động về những trang viết về tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử thiêng liêng. Ông đã khai thác những mặt, những vấn đề thời kỳ hậu chiến để thấy được tấm lòng của những người mẹ, người vợ. Họ luôn muốn bình đẳng như những người mẹ, người vợ khác. Nhưng cũng đau đớn, buồn bã như nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám

đi cũng là biết tự trọng” [17, 122].

Để giúp cho nhân vật của mình được hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, Nguyễn Khải đã xây dựng các nhân vật tự đối diện với lương tâm của mình, tự chất vấn, tự mở những tòa án lương tâm để soi xét mình. Trong đó các nhân vật tự đối thoại, suy nghĩ về cuộc đời “cuộc đời đâu phải phù sinh! Cái nghĩa tình thầm lặng, nhỏ nhoi trong mỗi gia đình, một vùng đất luôn luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xáo động, ngầu đục của dòng đời vẫn là mạch nước ngầm trong suốt, vô

nhiễm để nước sống những tinh hoa của dân tộc” [17, 38]. Đó là Dụ, luôn sống

trong cái tâm lý của một thời đã qua, những kỷ niệm về người thân, đồng đội của mình. Anh muốn tạo ra những pho tượng, muốn làm sống lại những khoảng khắc không bao giờ quên của một thời. Những đêm không ngủ được, anh lại lắng tai nghe xem có tiếng động, tiếng cười nào từ những pho tượng ấy không, xem có ai chịu sống lại vì cái tình mà anh dành cho họ không. Những suy nghĩ về cuộc đời, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nhất ấy cũng đã đem lại niềm tin yêu cho con người, đem lại niềm vui cho cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Những nhân vật của Nguyễn Khải luôn tự suy nghĩ về những thứ đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại với những trăn trở về các vấn đề của thời buổi kinh tế thị trường: “tôi là một thằng đàn ông không thể nói là nghèo, lại có học, lại cũng từng trải mà phải quỳ gối trước sức mạnh kim tiền như một thằng Mít thằng Xoài

thì cũng hèn quá, cũng nhục quá có phải không?” [17, 167]. Những câu hỏi như

chất vấn chính lương tâm của mình, để rồi tự sắp đặt lại cuộc đời mình theo ý riêng của mình: “Tôi cũng có cách chuẩn bị của tôi. Ấy là khi tôi không kiếm được tiền

73

khăn, gây phiền phức cho những người cùng sống thì tôi vẫn giúp các con tôi một lần cuối: chết thật gọn gàng, thật sạch sẽ để chúng khỏi vì mình phải chi tiêu quá

nhiều tiền” [17, 46].

Sự suy nghĩ thâm sâu ấy vẫn là nghĩ về con cái, nghĩ cho con cái. Mấy ai chuẩn bị sự ra đi cho mình, mấy ai ý thức được như thế. Nhà văn cố gắng khai thác chiều sâu tâm trạng nhân vật, để từ đó thấy được những vẻ đẹp khuất lấp. Họ chính là những túi khôn, là những giá trị sống mà nếu mất đi thì thật là đáng tiếc:

Bà giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá! Một người như cô phải chết đi thì

thật là tiếc, lại một hạt vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió

bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” [17, 130].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 74 - 79)