Những người chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của thời buổi kinh tế thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Những người chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của thời buổi kinh tế thị

Sự đổi thay của Hà Nội trong thời kỳ mới đã kéo theo sự thay đổi trật tự xã hội biểu hiện trong từng khu phố, từng ngôi nhà và ngay trong từng con người. Có những người vừa mới đây thôi còn là “chủ nhân” của Hà Nội giờ đang dần trở nên thất thế và vô hình trước sức mạnh của nền kinh tế thị trường. Giờ đây, tất cả mọi người đều bình đẳng trước thời cuộc: “Này, như thế có phải là thời thế đã thay đổi không nhỉ? Nhưng thay đổi là tốt, tốt hơn trước nhiều. Cứ nhìn mặt người ở phố Lý Nam Đế là biết, họ vui lắm, đi lại hối hả, tất bật, ăn nói uốn éo, kiểu cách

như…dân buôn chính hiệu” [17, 70-71]. Nguyễn Khải luôn đặt ra câu hỏi về sự

xuất hiện của những con người đang dần thay thế xã hội cũ cùng với việc chạy đua với đồng tiền.

Sau đổi mới, ở Hà Nội cũng như nhiều nơi khác, đồng tiền len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống và chiếm lĩnh tất cả, một thế hệ chạy đua với thời gian để kiếm tiền, bằng mọi giá để đạt được mục đích: “Đám trẻ bây giờ chúng nó kiếm tiền quyết liệt lắm, lạnh lùng, tàn nhẫn hơn bọn em nhiều. Và không vì một ai cả, không thương một ai cả. Có tiền để trở thành người mạnh, thành ông chủ, chúng bảo thế. Mỗi thời cái cách dùng đồng tiền lại một khác anh nhỉ…Bây giờ chúng

nó thích kiếm tiền một cách táo tợn, nguy hiểm, thắng thì làm vua, thua thì đi tù,

ăn cơm muối hoặc chết cũng chả sao” [17, 89-90]. Có thể thấy, đồng tiền có sức

58

Hà Nội nhưng cô không quan tâm tới bất cứ một vẻ đẹp nào của Hà Nội: “Cô chỉ biết có tiền, chỉ thuộc các đường ngang ngõ tắt cái mặt sau, cái phía nhày nhụa,

nhớp nháp của Hà Nội” [17, 87]. Và trong xã hội đó: “Danh phận không chỉ dành

riêng cho các quan chức nhà nước. Người có tiền và người có tài cũng có danh phận riêng của họ. Và họ cũng được xã hội kính trọng. Xem ra kẻ có tiền đang

được xã hội kính trọng nhiều hơn” [17, 98].

Ngay cả ở làng nghề truyền thống của Hà Nội chuyên chạm khắc ngà voi và gỗ cũng bị ảnh hưởng rõ rệt bởi đồng tiền trong cơ chế thị trường: “Tôi đã đi suốt làng cả một buổi chiều, thăm nhiều nhà, ngắm nhìn nhiều tượng gỗ, tượng Phật có, tượng Thánh có, rồi ông Tiều ông Ngư, trẻ trên ngồi trên lưng trâu thổi sáo, sư tử vờn cầu, hổ nằm, hổ đứng, đẹp thì có đẹp nhưng không thích, chỉ là sản phẩm thủ công của những ông thợ làm nghề, chỉ thấy giá tiền, nơi bán, quy luật thương trường, chứ không được nghe một câu nào về nghệ thuật, về cái thần bí của nghề, những chuyện của nghề. Đứng đâu ngồi đâu cũng nghe nói đến tiền,

đến chính mình cũng phải luôn luôn nghĩ đến tiền” [17, 98].

Sự chi phối của đồng tiền cùng với những mặt trái của xã hội lúc bấy giờ đã làm xuất hiện những người bị coi là “rác” của Hà Nội. Đó là hình ảnh một thằng cha cưỡi xe Dream khi nhìn thấy một ông già chạy bộ buổi sáng từ đường Cổ Ngư về đã hét lên: “Chạy lộn đường rồi! Văn Điển đi lối kia cụ ơi!” [17, 15]. Một người trẻ tuổi đã đạp xe như gió và thúc mạnh vào xe của nhà văn khi đi trên đường Phan Đình Phùng, khi nhà văn hỏi “Cậu đi đâu mà vội thế?” thì cậu ta đã không trả lời lại còn quay trở lại bật thốt lên: “Tiên sư cái anh già. Hay khi có người hỏi đường trên phố ở Hà Nội, có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn một cách thiếu thiện cảm và lễ độ. Vợ chồng Dũng trong Người của nghề khi mẹ lên phố sống cùng thì cãi cọ, gây ra lắm sự khó chịu khiến cho bà Tuất phải về quê. Nhưng đến khi bà lão có tiền cho con mua xe máy thì vợ chồng Dũng lại tích cực về quê thăm mẹ, vợ Dũng nói về mẹ chồng cũng khác hẳn, cái này “mẹ em cho”, cái kia “mẹ em bảo mua rồi đưa về quê cho cụ”. Những đứa con trong truyện ngắn Mẹ và các con dù lớn lên nhờ sự tảo tần sớm hôm của mẹ,

59

nhưng khi trưởng thành thì chúng chỉ muốn được sang. Khi bà mẹ cứ nói về cái nghèo, cái khổ chúng cảm thấy bà đang bày ra cho thiện hạ thấy cái hèn của gia đình. Bởi thế mà chúng ngày càng ghét mẹ, ngấm nguýt mẹ, muốn gắt lên cho bà đi ngay tức khắc. Chúng sẵn sàng coi bà như người xa lạ để cho khỏi ngượng, khỏi phiền.

Mặt trái của xã hội thời hội nhập làm cho những người già thấy nuối tiếc, những lời than thở của các nhân vật có thể không trực tiếp xuất hiện trên văn bản nhưng nó như những mạch ngầm ẩn sâu trong lớp vỏ hào nhoáng bên trên, một xã hội với những con người cũ đang nhường bước cho lớp người mới. Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị đổ nghiêng, một phần rễ bật đất chổng ngược lên trời đã báo hiệu một sự khác thường. Đó là sự dời đổi, một điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Điều đó khiến những con người gắn bó với Hà Nội như cô Hiền không khỏi xót xa, nuối tiếc một thời vàng son đã qua. Nhưng một tháng sau, cây si lại sống, lại trổ ra lá non. Đó như sự tuần hoàn của tạo vật, của đất trời. Hà Nội vẫn đẹp, Hà Nội mãi đẹp dù có phải trải qua bao thăng trầm. Những “rác rưởi” của Hà Nội chỉ là sản phẩm của một thời kỳ nhất định.

60

Tiểu kết chương 2

Trong những truyện ngắn viết về Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, nhà văn Nguyễn Khải đã khắc họa thành công và khá đầy đủ về hình ảnh con người Hà Nội với những phẩm chất tiêu biểu. Mỗi tác phẩm là sự yêu thương và trân trọng mà nhà văn dành cho những người dân của đất Tràng An. Họ chỉ là những con người bình thường, lặng lẽ sống và gắn bó với Hà Nội, nhưng trải qua những dâu bể của cuộc đời, họ vẫn sáng lên nét đẹp về phẩm cách. Đó là những người phụ nữ luôn thông minh, tỉnh táo trước chuyển xoay của thời cuộc để gìn giữ “nếp nhà”; là những người vợ, người mẹ cả một đời tảo tần, hy sinh cho chồng, cho con. Đó là các nghệ nhân đã góp phần lưu giữ những nét đẹp văn hóa của mảnh đất Hà Thành, những văn nhân xuất hiện trong các tác phẩm cũng là những nhân cách đẹp. Nguyễn Khải cũng dành nhiều trang văn để viết về người Hà Nội trước ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Trước những tác động của thời cuộc, nhiều người thuộc thế hệ trẻ đã bộc lộ sự sáng tạo và khả năng thích ứng của mình.

Nguyễn Khải đã viết về Hà Nội với những con người vừa truyền thống vừa hiện đại. Các nhân vật đều hiện lên sống động như trong cuộc đời thực. Những trang văn vừa ngợi ca, vừa tự hào lại vừa có chút xót xa tiếc nuối của nhà văn khi viết về những con người Hà Nội giúp người đọc cảm nhận được tấm lòng yêu thương, trân trọng và khát vọng gìn giữ những nét đẹp trên mảnh đất nghìn năm văn hiến của Nguyễn Khải.

61

CHƯƠNG 3.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CON NGƯỜI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 63 - 67)