Sự sáng tạo và khả năng thích ứng của người Hà Nội trước vận hội mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 60 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Sự sáng tạo và khả năng thích ứng của người Hà Nội trước vận hội mới

Người Hà Nội không chỉ tài hoa, thanh lịch mà còn rất sáng tạo, linh hoạt và thích ứng nhanh trước hoàn cảnh. Đứng trước sự vận động của thời cuộc, nhiều người đã nhanh chóng thay đổi để không bị lạc thời. Nền kinh tế thị trường đặt ra nhiều thách thức, nhất là ở nơi phồn hoa đô hội như Hà Thành. Nhưng bên cạnh những thách thức đó, người Hà Nội cũng đứng trước nhiều cơ hội mới. Và lúc này, Hà Nội với những người đầy tài năng, thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh chóng làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Nhưng cũng có một số người đã chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội thời kỳ đổi mới, họ đã làm cho Hà Nội ít nhiều mất đi thiện cảm của mọi người về thủ đô nước Việt. Nhưng đó cũng là sự tất yếu trong quá trình phát triển, vượt qua được giai đoạn đầu đổi mới, Hà Nội sẽ trở nên đẹp hơn, văn minh hơn và ngày càng phát triển hơn.

2.3.1. Sự sáng tạo, linh hoạt của những người trẻ tuổi đầy tài năng

Trong những truyện ngắn viết về con người Hà Nội thời kì đổi mới, Nguyễn Khải cũng đã đề cập đến một lớp người mới đang hình thành theo thời đại mới. Đó là những người đang xây dựng nên những giá trị mới cho Hà Nội. Với Chúng tôi và bọn hắn, ngay nhan đề truyện tác giả đã khiến người đọc liên tưởng tới một

55

trật tự xã hội mới, nơi những người như “bọn hắn” đang dần dần thắng thế trước những thay đổi của xã hội: “Cứ nhìn vào con mình và con cái của bạn bè là biết ngay thời thế đã thay đổi. Chúng là những nhân vật chính của một vận hội mới, một thời buổi mới, thời mở cửa, thời làm giàu, làm giàu cho mình và làm giàu cho nước, cái sự riêng chung này ly kỳ lắm, còn phải nói nhiều. Là thời mà các giá trị cũ đã mất tính tuyệt đối. Còn những giá trị mới thì lòe nhòe, bảo là phải cũng được, bảo là trái cũng được. Nó là những giá trị của buổi giao thời. Nghĩa là còn phải gạn lọc chán những giá trị ấy mới trở thành giá trị thật để chấn hưng một

dân tộc” [17, 22]. Như vậy, Nguyễn Khải đã đặt lên vai những người trẻ tuổi đầy

tài năng sứ mệnh “chấn hưng một dân tộc”. Và rất nhiều người trẻ đã chứng tỏ được tài năng của mình. Họ nhanh chóng thích ứng với những đổi thay của xã hội, nắm bắt được những quy luật về thời thế. Họ làm giàu cho mình, cho gia đình và xã hội.

Như hình ảnh một người cháu của nhà văn Nguyễn Khải, ngay từ buổi giao thời đã biết chân trong chân ngoài, tay phải tay trái, vừa làm giám đốc một công ty liên doanh của nhà nước, vừa ôm một công ty riêng và đứng sau để điều hành nó. Cũng chính thời thế đổi thay đã giúp Lộc - một người vốn chỉ dám mơ ước học hết đại học, xin được việc làm ở Hà Nội, được chia mấy mét vuông nhà ở, rồi lấy vợ, sinh con…lại trở thành một ông giám đốc một xí nghiệp nhà nước khi mới 32 tuổi. Nhờ khả năng và sự nhanh nhạy của mình, Lộc đã vực dậy một xí nghiệp đang làm ăn thất bại, đã nợ cả tỉ bạc, mất phương hướng sản xuất và kinh doanh, không còn khả năng cạnh tranh và cũng không còn uy tín với khách hàng để trở thành một xí nghiệp ăn nên làm ra. Công nhân viên được hưởng mức lương sống được ở Hà Nội, tuần làm việc năm ngày rưỡi, có tiêu chuẩn đi nghỉ hàng năm và được nhận quà vào ngày sinh nhật. Và để làm được điều đó, Lộc khẳng định yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là cái đầu của anh. Ngoài ra, anh còn có hai trợ thủ đắc lực là thời gian và thông tin. Như vậy, những người như Lộc chính là đại diện cho một thế hệ mới: có tài năng, tâm huyết và dám nghĩ, dám làm và đầy tham vọng. Khi được hỏi có muốn tham chính không, thì anh ta “nói ngay rằng có,

56

nhưng phải chuẩn bị đầy đủ về tài chính đã, phải có nguồn tài chính mạnh mới

nhảy vào cuộc chơi này được. Nó đắt tiền lắm” [17, 31]. Chính những con người

đó đã góp phần làm đổi thay diện mạo của Hà Nội nói riêng và diện mạo của dân tộc ta nói chung trong những năm đầu đổi mới.

Trong thời đại mới, rất nhiềungười bị cám dỗ bởi đồng tiền. Nhưng Nguyễn Khải nhận ra vẫn có nhiều người giữ được mình trong sạch. Nghĩa trong tác phẩm

Người của ngày xưa chính là một người như vậy. Nghĩa là cháu nội trong một gia đình tuần phủ. Ngay từ khi còn đi học, đi bộ đội rồi đến khi mới đi làm, Nghĩa đã tỏ ra là người nhanh nhẹn và tinh tường: “Nghĩa sống ở quê từ nhỏ cho tới năm đi bộ đôi, làm lính chiến trường, rồi cắp sách làm sinh viên đại học những bốn năm, lúc ra trường lại làm nhiều nghề, có bạn bè ở hầu khắp các Bộ, chuyện trong thâm

cung cũng tỏ, chuyện ngoài đường phố cũng rành, cứ như là ma xó” [17, 69]. Sau

đó, lúc thì Nghĩa làm ở Bộ Xây dựng, khi thì chuyển sang Bộ Năng lượng, rồi sau đó làm giám đốc một công ty. Nghĩa làm giám đốc công ty đúng vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế thị trường khiến đồng tiền có sự ảnh hưởng ghê gớm tới cuộc sống con người: “Xưa kia những người chủ gia đình ở phố này chỉ nói có chuyện chính trị, chính trị trong nước, chính trị quốc tế và các bà vợ thì ngồi nghe ké. Bây giờ chỉ có các bà nói, các con nói, nói toàn chuyện tiền bạc, nói sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, nói cảnh sát kinh tế, nói cán bộ thuế vụ, giọng lưỡi chao chát, sát phạt, còn các đức ông chồng đã về

hưu thì ngồi nín lặng với vẻ mặt sầu muộn của người đã mất quyền” [17, 70 -71].

Nghĩa được nhiều người đánh giá là bậc cao thủ trong kinh doanh. Bản thân Nghĩa cũng nhận thấy, anh có nhiều cơ hội nhìn thấy cả đống tiền trước mắt, nhìn ra nơi ẩn trốn của đồng tiền trước nhiều người, nhưng anh không dám với tay để nó thuộc về mình vì anh thấy cách kiếm tiền ấy không được đạo đức cho lắm. Trong thời buổi nhiều kẻ quỳ gối trước sức mạnh của kim tiền, sẵn sàng làm mọi thứ kể cả bất chính, vô lương tâm để có tiền thì một người tài năng như Nghĩa vẫn luôn nghĩ đến lương tâm, đến nhân nghĩa. Vì vậy, dù là một doanh nhân có tài nhưng Nghĩa vẫn nghèo, anh không bị lóa mắt vì tiền. Anh vẫn sống đoàng hoàng với những

57

đồng tiền sạch, tiền bền, những đồng tiền anh kiếm được bằng tài năng của mình. Đó chính là tài năng, sự linh hoạt và thích ứng với thời cuộc của Nghĩa. Với Nghĩa, bà nội anh chính là tấm gương sáng để anh soi vào và học tập. “Rồi Nghĩa khuyên tôi nên viết về bà nội hắn, chỉ là người đàn bà tầm thường thôi nhưng cái cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm thường một chút nào: biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng,

cái cốt cách riêng của mình” [17, 73]. Những người như Lộc, Nghĩa chính là

những chủ nhân của thời đại mới, những người đang góp phần làm cho Hà Nội trở nên đẹp hơn, giàu có và văn minh hơn mỗi ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 60 - 63)