7. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ đời thường, mang tính khẩu ngữ
Trong thời kỳ đổi mới, các sáng tác của Nguyễn Khải thiên về cảm hứng thế sự đời tư. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ đời thường để góp phần thể hiện cái nhìn toàn diện về mọi mặt cuộc sống. Trong nhiều tác phẩm, Nguyễn Khải sử dụng ngôn ngữ trần thuật giản dị, đời thường như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Lời văn của người kể chuyện giản dị, tự nhiên, dẫn dắt người đọc vào những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống đời thường. Tác giả còn sử dụng rất linh hoạt, hợp lí lối dẫn dắt, nói đệm mang đậm tính khẩu ngữ, tạo ra sắc thái đặc biệt cho lời văn và giọng điệu : “Còn chính trị, chính em là những lứa tuổi... ”, “là vì họ ở
rộng quá ”, “Lại cái ăn nữa cũng không giống với số đông”…Bên cạnh đó, ông
còn sử dụng cả những từ ngữ thông tục như “thằng mất dạy ”,“tiên sư cái anh
già”,“đồ vô tích sự ”, “mắt mày mù hay sao mà không nhận ra”, “đi mẹ nó sang
Mỹ”, “có mà điên”…Có thể nhận thấy, trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời
kỳ đổi mới nói chung, tập truyện Hà Nội trong mắt tôi nói riêng, có nhiều trang viết vô cùng độc đáo, với ngôn ngữ trần thuật biểu hiện một cách tự nhiên, giản dị lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Độc giả cũng dễ dàng nhận ra trong ngôn ngữ của nhân vật thường được nhà văn đưa vào các câu tục ngữ, thành ngữ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.
83
Trong truyện ngắn Đời khổ Nguyễn Khải đã để cho nhân vật 10 lần dùng tục ngữ và thành ngữ vào trong lời thoại, chủ yếu là trong lời nói của chị Vách:
-“Quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng. Ông ấy vẫn phê bình tôi nói năng vô
chính trị…”.
-“Giàu vì bạn sang vì vợ, có một bà vợ như tôi ông chồng cũng hóa hèn…”.
-“Cách nhau như trời với đất, lấy được là mừng…”.
-“Huống hồ tôi còn là người có tội, phải người chồng có máu ghen thì họ gọt
tóc bôi vôi”.
-“Ông ấy học cao lắm chú ạ, một rương vàng không bằng một nang chữ”.
- “Người khôn nhọc lo, người dại ăn no lại nằm. Tôi mới là người sướng chứ
chú”.
- “Con thẳng da bụng mẹ chùng da mắt. Nuôi con hai chục năm trời mà con
trả công cha nghĩa mẹ thế này ư?”.
- “Anh em kiến giả nhất phận, thân ai nấy lo chú ạ”.
- “Nếu cái nghiệp nó nhẹ thì nó chết trước tôi, tôi còn chôn cất ma chay được,
còn nếu nó chết sau tôi thì chiếu bó thây vùi thôi”.
Việc sử dụng nhiều các tục ngữ, thành ngữ trong lời nói của chị Vách góp phần bộc lộ bản chất con người dân dã, mộc mạc của chị. Tuy ít học nhưng chị Vách là người có vốn ngôn ngữ dân gian phong phú, ăn sâu vào trong tiềm thức của chị giúp chị vận dụng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
Nguyễn Khải đã vận dụng thứ ngôn ngữ bình dân vào trong tác phẩm nhằm truyền tải những nội dung quan trọng, những triết lý, chiêm nghiệm của đời sống hàng ngày của nhân dân. Mặt khác, nó cũng giúp cho nhân vật của mình tạo nên sự hài hước, dí dỏm vào trong các câu chuyện mà tác giả kể. Đó là thứ hài hước dân dã là phong tục tập quán, là văn hóa Việt Nam. Việc đưa tục ngữ, thành ngữ vào trong ngôn ngữ của nhân vật đã góp phần giúp Nguyễn Khải làm nổi bật lên những nét tính cách rất riêng mà ông xây dựng ở những người Hà Nội: thích triết lý, luôn suy luận trong lời ăn tiếng nói của mình: “Giãy nảy như đỉa phải vôi. Mặt
84
sống giữa đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, những con người đó vẫn mang trong mình những đặc trưng của nền văn minh lúa nước với thói quen vận dụng tục ngữ, thành ngữ vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đó là thứ ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc sống. Qua cách sáng tạo của mình, Nguyễn Khải đã vận dụng những lối so sánh, suy nghĩ của người dân bình thường và vận dụng nhiều thuật ngữ ở các lĩnh vực khác nhau vào trong trang viết của mình, vì vậy truyện ngắn của ông rất sinh động, lôi cuốn người đọc hơn bao giờ hết.