7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Nét tài hoa của những nghệ nhân muốn lưu giữ nét đẹp văn hóa Hà
Hà Nội là mảnh đất lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề có một nét đặc trưng riêng. Các làng nghề hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự đi lêncủa đời sống cộng đồng. Đó là làng Bát Tràng ở Gia Lâm nổi tiếng với
46
trước, làng nghề Phú Vinh với nghề mây tre đan có từ khoảng thế kỷ XVII, làng Ngũ Xá với nghề đúc đồng - một trong bốn nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Mảnh đất ấy cũng đã sản sinh và níu giữ bước chân của bao người nghệ sĩ tài hoa. Người xưa đã truyền nhau ca: “Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ” để nói về những con người tài hoa đó. Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân được in đậm trên những sản phẩm lao động hết sức tinh xảo, cầu kỳ mang tính thẩm mỹ cao. Những nét hoa văn trên các pho tượng cổ, những đường cong tuyệt đẹp trên mái đình, những nét chạm khắc khéo léo trên các sản phẩm mỹ nghệ, đúc đồng…đã trở thành những giá trị văn hóa tinh thần mang bản sắc riêng của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Có biết bao nghệ nhân trên mảnh đất kinh kỳ muốn lưu giữ những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Họ đã góp phần làm cho Hà Nội đẹp hơn, đáng yêu hơn trong cuộc sống bộn bề.
Trong Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải đã khắc họa nhiều nhân vật thấm đẫm “chất” tài hoa, kẻ sĩ. Đó là nhân vật Dụ trong truyện Nghệ nhân ở làng. Anh sống trong một làng ngoại thành Hà Nội, một làng chuyên chạm khắc ngà voi và gỗ. Nhưng ở đó, trước ảnh hưởng của cơ chế thị trường, nhiều người vốn là những nghệ nhân tài hoa nay trở thành những người thợ làm ra những mặt hàng mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Họ làm nhiều tượng gỗ, tượng thánh có, tượng Phật có, rồi ông Tiều ông Ngư, trẻ trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo, sư tử vờn cầu, hổ nằm, hổ đứng…Những bức tượng đó đẹp nhưng dường như nó chỉ để đáp ứng nhu cầu của quy luật mua - bán lúc bấy giờ, chứ không chứa đựng những giá trị nghệ thuật, không có cái thần bí của nghề. Nhưng anh Dụ là người đứng ngoài cái vòng xoáy của cơ chế thị trường khi đó. Anh vốn là một người lính phòng không, tham gia quân ngũ trong thời chống Mĩ, trở về nhà với quân hàm đại úy. Anh đã dồn hết tâm sức của mình để thổi hồn vào những bức tượng khắc hình những người thân yêu, những đồng đội đã mất.
Hình ảnh “pho tượng nhỏ cao hơn gang tay, đục bằng gỗ lát, vân gỗ nổi lên sáng bóng. Tượng một cô bé khoảng chín, mười tuổi, tóc xõa phủ kín một bên vai, đầu ngoẹo về một bên, một ngón tay đưa lên miệng, hai chân hơi khum cong như
47
đang nhẩy nhót. Một cái mặt xấu xí nhưng nghịch ngợm, mắt nheo lại, mũi hếch
lên và cái miệng như lệch về một phía” [17, 105], giúp ta hình dung được tài năng
điêu khắc của anh. Nhưng khi được nghe anh kể câu chuyện về cuộc đời người vợ của mình đã dành cả 15 năm hi sinh cho chồng, cho con thì ta hiểu thêm rằng pho tượng đó không chỉ là tài năng mà còn là cả trái tim anh gửi vào đó. Cùng với đó là những pho tượng khác như nhóm tượng Bà và Vợ: “Một cô gái có khuôn mặt tròn, bàn tay và bàn chân đều to, quần xắn trên bụng chân ngồi ngoáy trầu và một bà lão ngồi nép bên cô gái. Một bà lão rất nhỏ, chỉ nhìn rõ có hai hốc mắt và cái cằm hơi lẹm vào của người nhiều tuổi. Nhưng cái khăn vuông trùm đầu thì cứng
và to. Cái váy cũng rất rộng, phủ kín hai bàn chân như cái nơm” [17, 106]; pho
tượng Ông Nội: “với gương mặt như bị băm nát bởi các nếp nhăn. Cái lưng còng xuống, rất mỏng. Cánh tay, cẳng chân rất gầy nhưng bàn tay và bàn chân lại rất
to, sần sùi những đốt mấu” [17, 107]…
Những pho tượng đó không chỉ là kết tinh tài năng của một nghệ nhân điêu khắc mà trong mỗi pho tượng ấy Dụ còn gửi gắm biết bao tình cảm. Những người thân yêu của anh đã đi xa, nhưng anh như vẫn được sống mãi bên họ nhờ có những pho tượng ấy. Mỗi khi ngắm nhìn những pho tượng, hình ảnh vợ, hình ảnh ông, bà như sống dậy trong lòng Dụ. Với anh, việc chạm khắc những pho tượng này không phải để thể hiện tài năng, càng không phải để kiếm tiền mà chỉ là để thổi vào đó linh hồn của những người thân yêu, để gửi vào đó những tình cảm trong sâu thẳm tâm hồn mình. Anh chạm khắc những gì mà anh thích, anh làm để giải tỏa những nỗi buồn, những nỗi nhớ và cả những nỗi niềm ân hận. Anh làm để níu kéo lại cái thời đẹp nhất đang mỗi ngày mỗi thêm xa.
Những trang viết đó khiến ta như nhớ đến hình ảnh nhà văn Nguyễn Tuân và hành trình đi tìm kiếm vẻ đẹp một thời nay chỉ còn vang bóng. Có những điều, những người đã thuộc về quá khứ, nhưng Dụ vẫn mong tìm lại, lưu lại ở mãi bên mình. Hình ảnh cái lèo tủ đục chạm bốn mươi tám nhân vật chiến sĩ cao xạ cùng nhập ngũ với Dụ nhưng đã hy sinh là một minh chứng nữa cho điều đó. Các nhà khác đục chạm lèo tủ với những nho sóc, mai hạc, thập điểu quần mai, ngũ phúc
48
kim tiền…thì Dụ lại đục chạm toàn người mà thôi. Bốn mươi tám người, người nào ra người nấy, không lẫn được, cũng không giống nhau trong tư thế chiến đấu và lúc hy sinh. Và để hoàn thành được cái lèo tủ với hình hài của bốn mươi tám chiến sĩ ấy, anh đã phải làm trong ba năm. Khi đục mỗi gương mặt đồng đội, Dụ như được sống lại trong khoảnh khắc với người ấy. Anh mong ước những bức tượng điêu khắc ấy “chịu sống lại trong phút chốc” vì đã cảm được cái tình của anhdành cho họ. Thật xúc động và đáng trân trọng biết baotâm nguyện của một người thợ vô danh đang mong muốn đoạt quyền của tạo hóa, để giữ mãi những người thân yêu ở bên mình. Hình ảnh anh Dụ khiến ta tin hơn vào nghĩa tình của những nghệ nhân đất Tràng An. Họ không chỉ đáng nể bởi tài, mà họ còn đáng trọng hơn ở nghĩa tình sâu nặng. Đó chính là chữ “tâm” và như đại thi hào Nguyễn Du đã nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Nếu như trong truyện Nghệ nhân ở làng, Nguyễn Khải viết về một làng ngoại ô Hà Nội với nghề chạm khắc truyền thống thì trong Người của nghề, nhà văn lại nói về làng Cự Đà - một làng có nghề làm tương nổi tiếng. Hà Nội có nhiều làng nghề, mỗi làng nghề lại mang một nét đặc trưng riêng. Và người nào nắm được những bí quyết làm nghề sẽ trở thành những nghệ nhân đích thực. Nghe cách bà Tuất nói về cách làm được chum tương ngon, chúng ta hiểu bà chính là một nghệ nhân của Cự Đà: “Làm tương chả khó, nhưng làm được chum tương ngon lại rất khó. Ví như rang đậu, nếu rang bên ngoài cháy bên trong sống là sẽ chua tương, hạt sống hạt chín cũng thế. Phải có mấy loại sàng để lọc ra các loại đậu, mỗi loại phải rang riêng từng mẻ mới chín được đều. Ủ mốc cũng vậy, ủ sao cho hạt gạo vàng đều màu hoa hòe thì màu tương mới đẹp. Phơi tương phải đặt mua những chum, thống miệng rộng, vỏ mỏng nhưng được nung già, chum non miệng
hẹp là thối tương ngay” [17, 107].
Trong thời buổi các làng nghề đang dần bị mai một, trong đó có cả làng tương Cự Đà, bà Tuất vẫn giữ được những bí quyết làng nghề của mình. Bà đang giữ lại và truyền cho con cháu một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của đất Hà Thành. Dịu - cô con gái bà Tuất - đã được mẹ truyền cho bí quyết đó, và cô đã khiến bà hãnh
49
diện khi ngả tương còn ngon hơn cả mẹ. Nước tương cô làm vừa sánh vừa ngọt, chỉ rưới cơm ăn không cũng đã ngon. Những người như mẹ con bà Tuất đã góp phần gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của làng nghề Hà Nội.
Hà Nội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao hơn, hiện đại hơn. Nhưng những làng nghề, phố nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Vẫn còn bao nghệ nhân đang âm thầm gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu của Hà Nội. Nguyễn Khải đã nhận ra và thể hiện điều đó trên những trang văn của ông từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Với ông, nét đẹp người Hà Nội không thể thiếu chất tài hoa của những nghệ nhân chân chính.