Nghệ thuật miêu tả dung mạo nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 67 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả dung mạo nhân vật

Có thể khẳng định, hầu hết các nhân vật trong các tác phẩm văn học đều để lại ấn tượng cho độc giả trước hết ở ngoại hình. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc trong sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn. Ngoại hình là dáng vẻ bề ngoài của nhân vật bao gồm trang phục, diện mạo, cử chỉ, tác phong…Đây là các yếu tố quan trọng nhằm cá thể hóa nhân vật. Ngoại hình góp phần biểu hiện nội tâm nhân vật. Đây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi thì nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Ngoại hình nhân vật còn góp phần biểu hiện thời đại, xã hội mà các nhân vật đang sinh sống. Đối với nhà văn Nguyễn Khải cũng vậy, ông luôn chú ý đến việc khắc họa ngoại hình nhân vật. Dung mạo những con người Hà Nội trong truyện ngắn của ông thời kì đổi mới được hiện ra trước hết ở trang phục, nét mặt, dáng người…

Trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, để miêu tả dung mạo nhân vật, Nguyễn Khải đã sử dụng cách miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngôn ngữ

62

người kể truyện. Nhà văn đã miêu tả nhân vật của mình trên tất các phương diện để cho nhân vật được nổi bật và bộc lộ những nét riêng biệt. Người Hà Nội trong các tác phẩm của Nguyễn Khải, dù được miêu tả ít hay nhiều cũng đều mang những dáng vẻ khác nhau, điệu bộ khác nhau. Nguyễn Khải rất chú ý khi miêu tả trang phục của nhân vật. Trang phục của người Hà Nội luôn toát lên vẻ thanh lịch và dấu ấn Hà Thành cổ kính. Người Hà Nội thường coi trọng cái mặc. Họ luôn đề cao sự thanh lịch. Thời kỳ đổi mới, có những thời điểm họ vẫn mặc những trang phục sang trọng của ngày xưa như một sự trân trọng đối với quá khứ và thể hiện bản sắc văn hóa riêng của con người Hà Nội.

Phần lớn những người phụ nữ Hà Nội vẫn giữ được cốt cách và phong thái của đất Hà Thành. Cô Hiền trong Một người Hà Nội là một điển hình. Bên cạnh đó, nhân vật bà cô trong Nếp nhà, đã tám mươi tuổi và vẫn giữ được những nét phong thái xưa. Dù thời thế có nhiều thay đổi nhưng cách ăn mặc của bà và các con vẫn như trước kia, không thay đổi là bao và cũng không sang trọng hơn chút nào “Cái mặc của bà và các em cũng chả có gì sang hơn, như trước đây, ngày

trước với Hà Nội đã là sang, bây giờ là quá thường” [17, 8]. Hay bà Bơ trong

Nắng chiều hiện lên là một người “không được đẹp, lại ăn mặc xuềnh xoàng, nói

năng rất ít, luôn luôn xuất hiện ở phía sau” [17, 134-135]. Với cách miêu tả vóc

dáng và cách ăn mặc như thế, dường như Nguyễn Khải đã báo trước về số phận của bà, người chịu quá nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Vợ Trần Dần là chị Khuê, dù bây giờ đã già, mập ra nhiều nhưng vẫn còn những nét đẹp của ngày xưa. Rồi bà Mặn - vợ một ông tuần phủ, nhưng lại có cách ăn mặc rất giản dị, không hề khoe khoang: “Bà không đẹp, ăn mặc xuềnh xoàng, tên gọi cũng không sang, tên là Mặn” [17, 61-62].

Khi miêu tả những người đàn ông Hà Nội, Nguyễn Khải cũng luôn cố gắng miêu tả một cách cụ thể ngoại hình của từng người. Từ việc miêu tả ấy phần nào người đọc sẽ hình dung được xuất thân, cuộc sống và có sự dự báo về số phận của

63

ngoài cái áo bông ngắn cũng màu nâu, tóc bạc, râu bạc, thần thái phiêu dật như

một đạo sĩ” [17, 40-41]. Cách ăn mặc và dáng dấp của cụ Vĩnh dễ làm người ta

liên tưởng đến một người đạo sĩ, với lối sống an nhàn thư thái của tuổi già. Từ cách miêu tả ngoại hình ấy cũng cho ta thấy cụ được xuất thân trong một gia đình quyền quý, với những phẩm chất đáng kính trọng. Trong Một giọt nắng nhạt, ông tri huyện ăn mặc trông rất sang trọng và lịch sự, theo đúng chuẩn dáng dấp của người xưa: “lúc thì mặc bộ đồ tây, lúc thì mặc đồ ta, khăn xếp, áo sa và đi giầy.

Nếu là mặc theo lối ta, ông có đeo thêm cái bài ngà, nhưng bỏ bên trong vạt áo

[14, 62].

Trong truyện Người vợ, nhà văn Nguyễn Khải đã miêu tả Trần Dần giống như một ông già với những bộ râu, tóc xù và trắng, nhưng với các dáng vẻ ấy giúp người đọc hiểu ra được cảnh ngộ của ông: “râu tóc xù lên trắng như bông, thoạt nhìn không nhận ra nhưng đôi mắt thì vẫn như cũ, con mắt hiếp đáp thiên

hạ, con mắt muốn làm thủ lạnh, làm đại ca” [17, 54]. Dáng vẻ ấy ẩn chứa sự

đáng thương, gặp nhiều sóng gió và bất hạnh trong cuộc đời. Thế nhưng, ánh mắt ấy vẫn toát lên vẻ đẹp ngời sáng, nó như là điểm sáng trong tâm hồn nhà văn.

Chồng bà Bơ (Nắng chiều) đã già nhưng vẫn rất đẹp lão. Ở cái tuổi ngoài bảy mươi, ông được nhà văn miêu tả như những chàng trai trẻ, từ vóc dáng đến khuôn mặt vẫn rất sắc nét: “còn đẹp lão, vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn, cái miệng

và con mắt của ông già khi cười khi nói còn rất là lẳng” [17, 140].

Nhân vật Hạnh trong Phía khuất mặt người là một người sống thầm lặng, khép kín thể hiện ngay ở dáng vẻ bên ngoài: “Người anh đã thấp nhỏ lại mặc cái áo ba- đờ- xuy màu lông chuột hơi dài và rộng, đội cái mũ dạ vành nhỏ kéo sụp xuống tận chân mày, lúc đi thân người lại hơi cúi xuống, gương mặt héo hon như bị lút đi trong khăn len, trong cổ áo, trong vành mũ, nom buồn quá, cô đơn quá”

[17, 240-241]. Chỉ qua dáng vẻ ấy thôi đã khắc họa phần nào chân dung một con người luôn muốn thu mình lại, muốn mọi người không ai chú ý đến mình, sống

64

câm lặng như một cái bóng, đó là “người của mùa đông, những mùa buồn và

lạnh”.

Bên cạnh những nhân vật Hà Nội của ngày xưa, trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi còn hiện lên những nhân vật của thời đại mới. Họ là những người chịu sự tác động của cuộc sống, nên có những thay đổi nhất định trong cách ăn mặc, trong suy nghĩ…

Nhân vật Hiền (Tiền), khi còn ở nhà là một người “mảnh mai, đài các”. Nhưng khi lấy chồng, chịu nhiều vất vả, suy kiệt về sức khỏe nên “người chỉ còn

ba chục cân, mặt nhăn nheo như bà già” [17, 79]. Sau khi cô xin về làm kế toán

tại phòng lương thực, gia đình khấm khá hơn, no đủ hơn. Lúc này “cô đã là một thiếu phụ khác rất nhiều với thời con gái. Hiền mập ra tới hai chục ký, da trắng hồng, tóc uốn cao, tay đeo đồng hồ nữ Liên Xô, mặc áo khoác lửng màu trắng của

Đức, sang trọng như một mệnh phụ” [17, 82]. Hiền đã có sự thay đổi nhiều về

cách ăn mặc cũng như dáng dấp. Cô là một quý bà khoác lên mình những bộ đồ rất sang trọng. Vẫn là con người ấy, nhưng ở độ tuổi hơn năm mươi “cô mập mạp hơn trước kia nhiều, đi lại bậm bạch, chân tóc phía trước trán và hai bên vành tai

đã bạc trắng cả” [17, 88]. Nhưng cô Hiền vẫn đẹp, vẫn là một người phụ nữ khôn

ngoan và được phố phường nể trọng.

Với những nhân vật người Hà Nội trẻ tuổi, ta cũng thấy được sự phóng khoáng và hợp thời. Họ - những chủ nhân của một thời đại mới - lại được khắc họa với lòng nhiệt huyết, sẵn sàng chấp nhận thử thách bước vào “cuộc chơi” của tiền bạc, quyền lợi và danh vọng. Họ thể hiện dáng vẻ của những ông chủ, bà chủ của thời đại mới ngay từ vẻ bề ngoài. Họ đường hoàng, tự tin, đĩnh đạc với gương mặt tươi cười, rạng rỡ. Phúc trong Chúng tôi và bọn hắn là một ví dụ điển hình. Phúc là một người mạnh mẽ, một phong cách ăn mặc rất khác lạ so với thanh niên cùng thời. Cái cách ăn mặc cho người đọc cảm nhận đây là một người vô lo vô nghĩ, bàng quang với việc đời. Trước kia anh thường hay “mặc quần soọc trắng, áo sơ mi cộc tay, tóc cúp bốc, đi giày thể thao, đứng dạng chân, hai tay thọc vào

65

nâu, áo trấn thủ mặc ngoài, đeo xà cột, túi áo cài bút Oerơvơ, tay đeo đồng hồ và

sau đít cộm lên khẩu súng ngắn” [17, 17]. Cứ tưởng rằng anh sẽ sống sung sướng,

ăn mặc như cán bộ cao cấp, ai ngờ số phận đưa đẩy khiến anh trở thành một người đàn ông phải phụ thuộc vào vợ con. Ốm đau, bệnh tật khiến anh trở nên gầy yếu, giờ “người chỉ còn da bọc xương, nhăn nheo như một ông già, hai tay chống hai gậy” [17, 17].

Lộc, con trai Phúc ngay từ khi mới xuất hiện trong truyện đã được nhà văn miêu tả là một người có chức có quyền, một các bộ cấp cao, là chủ một doanh nghiệp. Qua lời kể của nhân vật tôi, ngoại hình của Lộc hiện lên khiến ai cũng phải chú ý: “Đúng 11 giờ, nghe có tiếng xe hơi ngoài cổng, bà vợ chạy vội ra. Một lát sau ông con trai lớn của họ, bạn vong niên nhon nhón bước vào, comle đen

sọc, cavát, kính màu, chân giày xanh mướt như một thương nhân ngoại quốc” [17,

24]. Cách ăn mặc lịch lãm, sang trọng, Lộc như làm chủ cả ngôi nhà, ai cũng phải nghe theo, kể cả bố mẹ. Ngay cả dáng đi “nhon nhón” cũng chứng minh anh là một người nhanh nhẹn, hoạt bát với những suy nghĩ và tính cách chín chắn, già dặn của người ở tuổi nghề đã lâu năm. Lộc là con người đại diện cho thời đại mới, cuộc sống mới, lúc nào cũng tỏ ra khôn ngoan. Nhưng sự khôn ngoan ấy cũng khiến người ta cảm thấy giật mình lo sợ. Nhân vật tôi chợt nhận ra “con người

thực, bộ mặt thật, cách sống giả dối đằng sau con người anh”. Vài năm sau gặp

lại, Lộc vẫn là một con người sang trọng: “Hắn mặc một cái áo len xám mỏng cổ rộng, thắt cavát và đi đôi giày da cực đắt. Xe hơi Đài Loan. Hắn ẵm đứa con gái mười tháng tuổi ngồi băng sau với tôi, tự nhiên, nền nã như vốn đã ngồi xe hơi đi

làm từ lâu đời rồi” [17, 27].

Cùng với sự đổi thay của thời đại, cách ăn mặc của con người cũng có những thay đổi. Bước vào thời kì đổi mới, ảnh hưởng của phương Tây đối với trang phục của người Hà Nội ngày càng rõ rệt. Nhưng trang phục của họ dẫu hiện đại, tân thời nhưng vẫn gìn giữ nét riêng: “Bấy giờ con gái Hà Nội mặc quần chẽn đen, gót xẻ, có dải buộc dưới bàn chân, mặc măng tô lửng, hoặc đi bít tất đen dài, quần cộc, áo vét trùm qua mông. Đàn ông cũng diện lắm, áo vét tông các kiểu, thắt cà

66

vạt đủ màu, giày đen, cứ như họ từ các đại sảnh bước ra. Không phải đâu, chỉ là quần áo thường ngày thôi, cũng giống như trước kia họ mặc áo bông xanh, quần kaki vàng và đi dép nhựa. Chưa bao giờ tôi thấy người Hà Nội ăn mặc sang trọng

như bây giờ” [17, 8]. Hình ảnh những ông giám đốc, những doanh nhân thành đạt

thường gắn với kiểu trang phục như “comlê đen sọc, cavát, kính màu, chân râu

xanh mướt như một thương nhân ngoại quốc” hay “mặc một cái áo lên xám mỏng

cổ rộng, thắt cavát và đi đôi giày da cực đắt” [17, 27].

Ngày thường đã thế, ngày lễ hay những dịp trọng đại thì cách mặc càng được chú trọng hơn, như một thứ lễ nghi của người Hà Nội: “Rồi cửa trong mở, bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo

ngọc đeo dây đi lại uyên chuyển” [17, 124]. Hiếm có vùng đất nào mà người ta lại

chú ý đến cách ăn mặc như thế. Có lẽ bởi mỗi người Hà Nội luôn ý thức được mình đang sống ở mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, họ cần có sự chuẩn mực cho người ở vùng miền khác nhìn vào. Cũng có lúc, họ quan niệm quần áo càng đắt tiền thì càng sang trọng, càng chứng tỏ sự giàu có và địa vị cao sang của người mặc nó. Qua đó, chúng ta thấy được trong xã hội hiện nay không thiếu những con người coi trọng đồng tiền, lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi quy chuẩn xã hội.

Khi xây dựng hình ảnh con người Hà Nội, Nguyễn Khải không chỉ chú ý tới trang phục của họ mà ông còn tập trung khắc họa hình dáng, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của từng người. Và khi nói về nhân vật, Nguyễn Khải thiên về kể hơn là tả. Bởi vậy, những bức chân dung nhân vật thường không hoàn chỉnh. Nhưng nhà văn đã nắm bắt những nét tiêu biểu và đặc sắc nhất để lột tả tính cách nhân vật.

Trong thế giới nhân vật của mình, Nguyễn Khải đặc biệt chú ý tới những người phụ nữ. Ở họ, nhà văn làm nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, sự hi sinh vì chồng vì con ẩn sau vẻ ngoài nhỏ bé, giản dị của người phụ nữ Việt Nam. Đó là hình ảnh người vợ trong Chúng tôi và bọn hắn với dáng hình gầy gò, tiều tụy sau bao nhiêu vất vả, lo toan, chịu đựng: “Người khô đét, mắt đỏ ngầu, môi trắng

67

[17, 20]. Thời còn trẻ, chị là con gái Hà Nội cũng trẻ trung, xinh đẹp, đầy sức sống như bao cô gái Hà Nội khác. Đến khi lấy chồng, do phải chịu bao cay đắng suốt mấy chục năm trời nên chị mới đổi thay đến như vậy. Qua việc miêu tả sự thay đổi của ngoại hình nhân vật, nhà văn muốn nhấn mạnh thấy sự vất vả, hi sinh mà chị đã dành cho gia đình, chồng con. Đối lập với sự tiều tụy của người vợ là ngoại hình của người chồng “càng già càng to lớn, dềnh dàng, khỏe khoắn về đủ mọi

phương diện” [17, 20]. Sự đối lập đó cho thấy sự đối nghịch giữa nỗi nhọc nhằn

cơ cực của người vợ và sự vô lo vô nghĩ của người chồng.

Vẻ đẹp của bà T trong Một chiều mùa đông hiện lên trong dòng kí ức xa xăm của nhà văn là một người có vẻ đẹp lộng lẫy đến “chói lòa” hoàn toàn tương xứng với trí tuệ và tài năng của bà- một tiến sĩ khoa luật ở Pháp, đồng thời còn là một tay dương cầm nổi tiếng của Hà Nội một thời. Nhưng trải qua cuộc đời với những thăng trầm dâu bể, gặp lại sau bao nhiêu năm, người phụ nữ ấy đã trở thành một bà lão già nua, héo hắt đến tàn tạ. Gương mặt của bà lúc bấy giờ là “gương mặt được tạc bằng cái buồn, bằng những thất vọng, bằng nhiều chán chường và

sự cam chịu” [17, 350].

Có thể nói để miêu tả các nhân vật của mình, nhà văn Nguyễn Khải đã sử dụng hàng loạt bút pháp tả thực để miêu tả ngoại hình nhân vật. Mỗi nhân vật đều được ông tái hiện một cách sống động, hấp dẫn như những nhân vật ngoài đơi thực, từ dáng vẻ, điệu bộ, trang phục hết sức chân thực. Tuy nhiên, nhà văn cũng dùng nhiều bút pháp tượng trưng để nói về các nhân vật của mình. Hình ảnh “cây

si cổ thụ” để nói đến sức sống bền bỉ, dai dẳng, quật cường của con người: “cây si

cổ thụ đổ nghiêng tán để lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi

cũng một thời” [17, 129]. Hình ảnh cây si khiến ngươi đọc liên tưởng đến số phận

con người. Ai cũng phải trải qua nhiều thăng trầm rồi cũng già đi và ngã xuống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 67 - 74)