Sự tảo tần, hi sinh vì gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 45 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Sự tảo tần, hi sinh vì gia đình

40

Trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, nhiều người phụ nữ vẫn giữ nguyên tính cách sau mọi thăng trầm và tác động của cuộc đời. Cuộc đời họ luôn gắn với những tảo tần vàđức hi sinh cao cả. Họ là những người mẹ, người vợ sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời mình cho chồng, cho con. Đó là hình ảnh người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó như chị Vách (Đời khổ), chị Khuê (Người vợ), bà Bơ (Nắng chiều)...Đó còn là hình ảnh những người mẹ hết lòng vì con như bà Mão (Mẹ và các con), bà Tuất (Người của nghề)…Đối với những người phụ nữ ấy, cuộc sống không còn là của riêng mình nữa. Họ lấy việc chăm sóc, hi sinh cho người khác làm niềm vui, hạnh phúc. Nguyễn Khải đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn căn nguyên từ bao đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn được ngợi ca với sự kiên cường, dũng cảm và giàu đức hi sinh.

Trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải, một trong những hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả về nỗi vất vả, hi sinh của người phụ nữ là nhân vật chị Vách trong Đời khổ. Nhà văn đã viết nên những trang văn với nỗi lòng da diết khi nói về cảnh đời trớ trêu, trắc trở của chị. Cuộc đời chị dường như chỉ biết làm, làm không biết mệt nhọc, ốm đau, nguy hiểm. Cả cuộc đời chị là những tháng ngày vất vả, cơ cực. Những năm kháng chiến chống Pháp, một mình chị vừa nuôi hai con nhỏ, vừa nuôi mẹ chồng. Khi mẹ ốm một mình chị chăm sóc, lúc bà chết một mình chị lo liệu ma chay. Vất vả, cơ cực là vậy nhưng chị coi đó là điều đương nhiên của một người làm dâu, làm vợ, làm mẹ như từ thuở xa xưa đã vậy. Ngay cả lúc chị sinh hai đứa con gái, rồi sinh hai thằng con trai, người chồng cũng đi công tác vắng nhà. Những cơ cực về thể xác và tinh thần như bủa vây quanh chị. Chồng chị là một thiếu tá quân đội, có học vấn, địa vị, còn chị lại không biết chữ. Chính vì vậy, chị luôn kính phục, tôn thờ chồng mình. Chị nghĩ việc lấy được người chồng như vậy là “duyên may,…lấy được là mừng, có với

nhau đã hai mặt con nghĩ lại vẫn còn mừng” [17, 152]. Chị tự cho mình cái bổn

phận phục tùng, cả đời làm kẻ hầu người hạ cho chồng. Nhưng người chồng của chị lại không hiểu được tấm lòng và sự hi sinh của chị. Chị phải sống cảnh có chồng mà cũng như không khi người chồng đó “về đến nhà là vùi đầu vào sách

41

báo, không hỏi đến vợ con được một câu” [17, 155]. Mọi việc lớn nhỏ đều một vai

chị gánh vác. Vất vả là vậy nhưng chị không thấy mình khổ, có lúc, chị còn tự nhận người khổ là chồng, mình là sướng: “Giàu vì bạn sang vì vợ, có một bà vợ

như tôi ông chồng cũng hóa hèn (…) Người khôn nhọc lo, người dại ăn no lại

nằm. Tôi mới là người sướng chứ chú” [17, 152-155].

Đến thời kỳ Mĩ ném bom miền Bắc, mẹ con chị phải sống trong cảnh túng quẫn. Chị Vách phải lấy cái vất vả của mình để bù vào sự thiếu thốn. Người chị ngày càng sắt lại, da xạm đi nhưng chị vẫn rất khỏe. Khỏe để làm, khỏe để chăm lo cho một ông chồng và bốn đứa con. Còn “Chồng thì như ông thánh ông thần, hai đứa con gái mỗi đứa một tật, hai thằng con trai càng lớn càng lêu lổng, học

đã không ra gì lại còn có tính ăn cắp vặt” [17, 157]. Đến khi chồng mất, nỗi khổ

vẫn triền miên đeo bám chị Vách. Chị vẫn phải gồng mình để chăm lo cho những đứa con. Nhưng đến khi thằng con trai lớn mắc chứng động kinh thì chị Vách gần như suy sụp. Thằng bé có gương mặt trí thức nhất nhà, vóc dáng cũng đẹp, hai bàn tay rất đẹp, bàn tay của anh trí thức. Vậy mà giờ đây nó bị mất trí, nó bị điên. Chỉ trong một tháng mà người chị gầy rộc đi, già hẳn đi và sau đó thì tả tơi như nắm giẻ trong nỗi xót xa: “Con thẳng da bụng mẹ chùng da mắt, nuôi con hai chục năm

trời mà con trả công cha nghĩa mẹ thế này ư?” [17, 159]. Tiếng khóc tức tưởi, ai

oán của chị ở cuối truyện như gói trọn cả cuộc đời khốn khổ đến cùng quẫn. Chị đã yếu, đã nản, đã muốn buông xuôi tất cả. Những lời nói mếu máo trong nước mắt của chị khiến người đọc càng thêm cám cảnh: “Chung quy là tại tôi cả chú ạ, tôi ngu đần, vụng dại nên con cái mới ra nông nỗi này, nếu như ông ấy còn sống…” [17, 162]. Có thể thấy cả cuộc đời chị Vách đúng là Đời khổ. Cả một đời hi sinh cho chồng cho con. Cái khổ ấy không chỉ vì sự vất vả cơ cực mà còn khổ bởi những giới hạn trong suy nghĩ. Chính những giới hạn ấy khiến cuộc đời chị thêm tức tưởi, xót xa.

Trong Chúng tôi và bọn hắn, một người con gái Hà Nội - con một gia đình công chức nhỏ, đã nghĩ lấy được Phúc làm chồng là điều may mắn lớn nhất đời của chị. Nhưng ai đâu ngờ chị đã phải chịu bao nhiêu cay đắng trong mấy chục

42

năm trời vì chồng, vì con. Trong cuộc sống hàng ngày, dường như “Phúc sinh ra là để hoạt động xã hội, xã hội không dùng anh trở thành kẻ bất đắc chí. Chưa bao

giờ anh là người của gia đình, anh gắn vào nó một cách hờ hững, gắng gượng

[17, 19]. Phúc gắn với gia đình hờ hững, gắng gượng nên dường như chưa bao giờ anh thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn của vợ. Anh chỉ biết mình thích ăn ngon, thích mời bạn bè đến nhà ăn những bữa cơm thật ngon mà không biết rằng để có được những bữa cơm ấy, vợ anh đã vất vả thế nào để cố xoay xở được. Đến khi chồng ốm, người vợ ấy lại phải bỏ cả việc để nuôi chồng lúc thì ở viện, lúc ở nhà. Gương mặt chị lúc nào cũng sầu não, dáng đi hớt hải, vội vã. Hết lòng hết sức vì chồng, ấy vậy mà người vợ ấy phải cay đắng chịu cảnh chồng có nhân tình. Biết chuyện chồng mang số gạo ít ỏi đến cho người tình chứ không đem về nhà cho vợ và các con, người vợ ấy “chỉ còn biết khóc thầm khóc lén. Chị con nhà gia giáo, được giáo dục theo kiểu cổ, chồng phụ chỉ biết khóc chứ không dám đến cơ quan chồng tố cáo kiện tụng. Chị thì một ngày một gầy yếu vì bệnh suyễn, vì hầu hạ con cái, vì lo tiền. Còn ông chồng càng già càng to lớn, dềnh dàng khỏe khoắn về đủ mọi

phương diện” [17, 19-20].

Nhưng đau đớn, dằn vặt vì chồng có nhân tình không đáng sợ bằng khi chị phải đấu tranh giành giật với tử thần để cứu con gái sau khi sinh khó. Bằng quyết tâm sắt đá của mình, chị không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, chỉ nói một câu duy nhất: “Mẹ sẽ cứu con! Nhất định mẹ sẽ cứu được con!. Chị bán hết những gì có giá trị để có tiền cứu chữa cho con, chị quên ăn quên uống, cả ngày cả đêm không ngủ, người khô đét, mắt đỏ ngầu, môi trắng lợt chỉ với một mong muốn duy nhất là níu giữ được sự sống cho con. Đến khi cứu được con, tưởng như chị đã được thảnh thơi thì chị lại tiếp tục dành hết tâm sức để hầu hạ một ông chồng lúc hiện lúc biến và ba con, một rể, thêm một cháu ngoại được mấy tháng tuổi…Vất vả đấy, khổ cực đấy, nhưng chị vẫn cười rất tươi, lại còn hãnh diện nữa. Đúng như nhà văn đã nói: “Chị là vàng mười, là kim cương, là báu vật, là sự may mắn lớn

43

Chị Khuê trong tác phẩm Người vợ cũng khiến ta thật cảm động trước sự hi sinh của chị. Trong gia đình, chị như một cái bóng lặng lẽ hi sinh cho những thành công của người chồng. Suốt một đời sống trong nước mắt, trong thiếu thốn, phải đến lúc tuổi đã xế chiếu, sức sắp tàn, lực sắp kiệt, chị mới được ngủ trọn vẹn, cả đêm không phải lo nghĩ gì. Dường như, cái khổ luôn đeo bám chị như muốn thách thức sức chịu đựng của người đàn bà nhỏ bé này. Chị như người được sinh ra để chịu khổ, để phải sống với nhọc nhằn. Khi chồng mất việc, chị phải kiếm kế mưu sinh để nuôi cả gia đình. Chị sống lầm lũi, nhẫn nại với niềm lạc quan: “Sông có khúc, người có lúc, không ai sướng được mãi, cũng không ai phải khổ mãi. Miễn

là các con phải được ăn học” [17, 162]. Cả một đời vất vả vì chồng vì con, nhưng

chị không hề hối hận, chị chấp nhận sự hi sinh của mình trong hạnh phúc với ước nguyện thật đẹp: chỉ mong gia đình êm ấm, chỉ mong các con được học hành. Chị đã góp phần làm nên bức chân dung đẹp về những người mẹ ở mảnh đất Hà Thành, làm cho cuộc sống này trở nên đáng yêu, đáng sống hơn, ý ngĩa hơn biết bao nhiêu:

Nếu không có những người vợ, những bà mẹ một đời nhẫn nhục gánh chịu mọi

tai họa vì những người thân yêu thì thế giới này sẽ buồn thảm lắm, sẽ lạnh lẽo lắm” [17, 60].

Truyện ngắn Mẹ và các con lại là một câu chuyện buồn về sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho những đứa con của mình, nhưng cuối cùng vẫn phải chịu đắng cay. Người mẹ giàu đức hi sinh ấy là bà Mão. Chồng mất sớm, một mình mẹ bồng bế dắt díu các con lên Hà Nội kiếm sống. Cuộc sống vất vả cơ cực đủ đường nhưng bà vẫn nuôi ba người con được ăn học tử tế, khôn lớn trưởng thành. Những tưởng những đứa con sẽ biết ơn mà báo hiếu mẹ lúc tuổi già sức yếu. Những các con bà đã quên đi những hi sinh vất vả của mẹ dành cho mình, họ chỉ thấy bà là một bà lão nhà quê lôi thôi, khó chịu, phiền hà. Chúng còn trách và ghê sợ bà đã làm “một công việc quá bẩn thỉu để nuôi chúng”, chúng trách bà sống quá quê mùa làm chúng mất mặt, chúng trách bà sống không thức thời, không sống theo lối thành thị ngày nay. Chúng trách bà hay kể lể chuyện ngày xưa nghèo khó, chúng cho rằng nếu có nghèo cũng phải biết che đậy đi. Những đứa con đó muốn

44

phủ nhận quá khứ nghèo khó làm chúng xấu hổ, muốn chối bỏ người mẹ đã vất vả nuôi chúng nên người. Cả một đời hi sinh cho con cái, đến cuối đời bà phải ra sống ở ngoài đường, tự kiếm sống qua ngày. Nhưng bà vẫn cố kiếm tiền để mua quà cho các cháu khi bà đến thăm chúng. Các con vẫn biết bà sống ra sao nhưng chúng vờ như không biết.

Người đọc cảm thấy ghê sợ, phẫn uất trước sự vô tâm, lạnh lùng đến ác độc của những đứa con ấy. Nhưng bà Mão vẫn không một lời oán trách, bà cho rằng mình là người “trái chứng”: “Người ta được mẹ hỏng con, được chồng hỏng vợ, cảnh của tôi là được các con thì mẹ lại trái chứng. Chả ở với ai được vài ngày,

con cái có quý hóa mình đến mấy rồi cũng phải chán ghét” [17, 213]. Bà quan

niệm con cái có thể quên mẹ, bỏ mặc mẹ nhưng không có người mẹ nào có thể bỏ con cái. Cũng giống như chị Vách trong Đời khổ, bà Mão luôn coi bổn phận của người vợ, người mẹ là phải hi sinh hết mình vì chồng, vì con “Còn chúng tôi nhìn

thấy con cháu no đủ có phải ăn cháo cám vẫn cứ thấy sung sướngdù có phải

róc thịt nuôi con cũng chẳng từ” [17, 221-222]. Bà nhận về mình mọi sự vất vả

khổ đau để con cái được sống hạnh phúc, thoải mái. Tấm lòng người mẹ thật vị tha và cao cả biết nhường nào.

Còn biết bao người vợ, người mẹ đã hết lòng hi sinh vì chồng, vì con đã hiện lên trên trang văn của Nguyễn Khải. Đó là hình ảnh người vợ của anh Dụ- một nghệ nhân điêu khắc ở một làng nghề chuyên chạm khắc ngà voi và gỗ. Người vợ ấy lấy chồng 15 năm, đẻ ba đứa con, nhưng chỉ được ở với chồng có một năm cuối đời. Trong suốt 15 năm với vai trò làm vợ, làm mẹ ấy, chị phải lo toan gánh vác mọi việc của gia đình, xã hội. Cùng với những nhọc nhằn về thể xác là đau đáu nỗi lo cho người chồng đang ở chiến trường xa. Những lo toan chồng chất khiến chị biết mình có bệnh mà không dám đi chữa, vì không có tiền, vì không ai chăm con nuôi con. Chị cứ cố mãi, gắng gượng mãi, đến khi chồng về thì gan suy, thận phù, phổi yếu không thuốc nào chữa được. Vì hi sinh cho chồng, cho con mà chị đã không giữ được mạng sống cho mình.

45

Hay hình ảnh bà Bơ trong Nắng chiều, kết hôn khi tuổi đã xế chiều, nhưng tình nghĩa vợ chồng vẫn thật mặn mà, sâu sắc. Chỉ hành động “gắp một miếng thịt gà, dùng tay lọc xương ra, lại xé miếng thịt cho nhỏ, rồi gắp vào bát của

chồng”, còn ông chồng thì “đến là nhõng nhẽo, chị đợi vợ gắp thức ăn mới ăn,

cho gì ăn nấy, không tự đụng đũa vào bất cứu món nào khác” [17, 142] cũng đủ

cho thấy tấm lòng của người vợ dành cho chồng. Hình ảnh bà Tuất trong truyện ngắn Người của nghề, hình ảnh người mẹ chồng trong Một mẹ chồng tuyệt vời….cũng chính là những hình ảnh thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha của những người mẹ. Họ luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất, dồn tất cả tình yêu thương trong trái tim bao la của người mẹ cho những đứa con của mình. Những người mẹ đó khiến ta nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”(Con cò)

Qua đó, ta thấy rõ đức hi sinh là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam nói chung, của người phụ nữ Hà Nội nói riêng. Bằng những trang văn chân thực và cảm động, Nguyễn Khải đã mang đến cho chúng ta hình ảnh những người mẹ, người vợ đất kinh kỳ với tấm lòng hi sinh cao cả vì chồng, vì con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)