7. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Nguyễn Khải
Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi tư tưởng, là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật của một nhà văn. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ
23
thuật”[9, 275]. Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Giáo
sư Trần Đình Sử cũng cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ
thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật đó” [41, 55].
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm. Đây là một trong những yếu tố cơ bản, then chốt nhất của chỉnh thể nghệ thuật. Quan điểm nghệ thuật góp phần tạo nên sự độc đáo của tác phẩm. Mỗi nhà văn có thế giới quan, lý tưởng thẩm mỹ và cá tính sáng tạo riêng nên mỗi người có cách lựa chọn thể hiện nhân vật riêng. Thậm chí ngay trong một nhà văn, ở mỗi giai đoạn sáng tác khác nhau quan niệm nghệ thuật về con người cũng có thể thay đổi. Nguyễn Khải chính là một nhà văn như thế. Ông là nhà văn sớm hình thành bản lĩnh nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của ông đã tạo nên một hệ thống luôn vận động qua các giai đoạn lịch sử và thống nhất trong toàn bộ hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình.
Nguyễn Khải sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình quan lại nhưng lại mang thân phận của con vợ lẽ nên phải chịu nhiều tủi hờn cay đắng. Nguyễn Khải sống với mẹ và em trai trong sự tẻ nhạt và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Ông đã sớm phải lăn lộn mưu sinh để kiếm sống, nuôi mẹ và nuôi em. Chính những trải nghiệm với những đắng cay tủi nhục ngay từ thời niên thiếu đã ảnh hưởng phần nào tới cuộc đời và văn chương của ông. Cuộc đời riêng của ông có những đổi thay gắn liền với những bước ngoặt của lịch sử dân tộc. Có thể nói, Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp đã mang đến cho ông nhiều thay đổi lớn, đem lại cho ông cơ hội tự khẳng định mình, cơ hội tạo dựng cho mình một cuộc đời, một sự nghiệp. Đầu năm 1947, ông gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Ông tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với tư cách là một nhà văn quân đội. Trong cuộc đời cầm bút của mình, dù ở giai đoạn nào, Nguyễn Khải cũng luôn thể hiện sự nhạy bén và năng lực khám phá sâu sắc hiện thực đời sống. Là nhà văn mặc áo lính, ông luôn ý thức đúng
24
đắn về vai trò và sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến giành độc lập dân tộc. Khi đất nước thống nhất, trở về với thời bình, ông cũng là một trong những nhà văn sớm nhận thức rõ nhu cầu đổi mới văn học và trở thàn một trong những cây bút đi tiên phong trong việc đổi mới văn học thời kỳ sau 1975.
Trong giai đoạn 1945-1975, văn chương trở thành một thứ vũ khí phụng sự đắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Đa số các tác giả văn học Việt Nam quan niệm vẻ đẹp con người gắn với ý thức về sứ mạng và lý tưởng cách mạng, với sức mạnh và hành động cải tạo, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Trên cơ sở quan niệm ấy, các nhà văn đã sáng tạo ra các hình tượng điển hình, sống động, khắc họa chân dung và vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam trong một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đó là con người cộng đồng, gắn bó với cộng đồng, hiện thân cho dân tộc và thời đại. Vào thời điểm bắt đầu khẳng định được vị trí của mình, Nguyễn Khải đã viết: “Đối với mỗi người bắt đầu bước vào nghề viết hiện nay thì người đỡ đầu quan trọng nhất, có tác dụng quyết định nhất, là cuộc sống (…) và Đảng Cộng sản thân yêu, nơi nương tựa vững chắc, tin cậy về đời sống tinh thần, phương hướng của mọi suy nghĩ và hoạt động, là lẽ sống, là cội
nguồn của những đức tính đẹp nhất của mỗi chúng ta” [42, 471]. Các nhân vật
của Nguyễn Khải trong giai đoạn này chủ yếu được soi chiếu trên bình diện giai cấp và cuộc sống tập thể. Nguyễn Khải cho rằng: “Chỉ có người chiến sĩ với các trận đánh của họ mới là đáng viết. Còn cuộc sống kháng chiến của một cơ quan, một gia đình, một bản làng heo hút bỗng chốc trở nên nhộn nhịp, của những dãy phố bất thần mọc lên rồi bất thần mất đi, chỉ là những chuyện tẻ nhạt thường ngày, không đáng viết, cũng chả cần ghi chép. Viết cái thường ngày là văn học cũ, viết cái phi thường là văn học mới. Viết về những hi sinh, những day dứt, những nỗi khổ đau của cá nhân là văn học cũ. Viết về những chiến công của tập thể, những
hi sinh không tính toán cho tập thể là văn học mới” [42, 270]. Nguyễn Khải đã thể
hiện cái nhìn lí tưởng hóa về hiện thực và con người phù hợp với yêu cầu chính trị và quan niệm thẩm mĩ của thời đại. Sự khắc họa miêu tả nhân vật thường để
25
làm nổi bật một khía cạnh, một vấn đề nào đó đang đặt ra trong đời sống xã hội, chính trị của đất nước. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn Nguyễn Khải thường rất tỉnh táo khi dẫn dắt nhân vật theo một đường hướng nhất định, luôn chỉ cho họ phải làm gì để phục vụ cho mục đích, tư tưởng mà tác giả đề xuất. Trong Tầm nhìn xa, Biền là một nhân vật tiêu biểu cho kiểu quan niệm trên. Các nhân vật Huân, Đào trong truyện ngắn Mùa lạc cũng là những minh chứng cho quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trong giai đoạn này.
Sau năm 1975, đời sống xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi của văn học. Cùng với sự “đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật”, các nhà văn có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Từ con người sống đời sống cộng đồng, gắn bó với cộng đồng, hiện thân cho dân tộc và thời đại chuyển sang con người cá nhân, con người tự ý thức. Mỗi con người được nhìn nhận là một cá thể bình thường trong những môi trường sống bình thường. Nguyễn Khải cũng thể hiện rõ sự chuyển biến đó đặc biệt là từ năm 1978. Con người trong sáng tác của ông được đặt trong nhiều chiều, được định vị với những giá trị có tính căn bản, bền vững, phổ quát chứ không chỉ phiến diện một chiều.
Ngòi bút Nguyễn Khải đã đạt đến chiều sâu nhân bản đáng trân trọng khi đề cập đến cuộc đời, số phận con người trong đời thường. Nguyễn Khải đã làm cuộc truy vấn chính mình khi nhìn lại những trang viết cũ: “Mấy chục năm qua tôi đã viết về những ai nhỉ? Thì vẫn là viết về đồng đội, viết về bạn bè, về người thân kẻ thuộc, là những người cùng thời với mình mà chính tôi là kẻ sinh ra họ cũng cảm thấy còn xa lạ. Hình như họ sạch sẽ quá, thơm tho quá như từ khoảng không bước ra chứ không phải từ bùn đất của Việt Nam sinh ra. Họ không có chỗ đứng cụ thể, không có điểm tựa cụ thể, nội lực tự sinh chứ không qua bất kỳ sự gạn lọc nào từ các nguồn nuôi dưỡng. Nó không thuộc cõi người nên không thể bay lên cõi văn chương. Nghĩ mà tiếc cho những năm tháng đã qua, chỉ hiểu đời có một nửa, chỉ biết người có một nửa, cái nửa ai cũng nhìn thấy, còn lại bỏ hẳn cái nửa mà chỉ nhà văn mới nhìn thấy. Nên bây giờ lớn tuổi rồi mà vẫn cứ phải đi. Đi để tìm lại
26
thực sự trở thành nhà văn của đời thường, ông quan tâm nhiều đến những vấn đề có tính chất triết lý nhân sinh hơn là đưa ra những vấn đề có tính chất chính luận. Nguyễn Khải đặc biệt chú ý đến khát vọng tinh thần và những giá trị đạo đức, nhân cách bền vững trước mọi tác động của hoàn cảnh. Vì thế, nhà văn thường thể hiện sự tâm đắc với các nhân vật có trí tuệ, có cốt cách, biết lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống mà họ tin là đúng.
Sau khi đất nước thống nhất và bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta đứng trước vận hội mới, các nhà văn quan tâm đến khả năng thích ứng của con người. Mỗi người cần có sự lựa chọn phù hợp với thời đại nhưng mặt khác không đánh mất mình. Nguyễn Khải đã đi tìm những giá trị tương ứng với con người, với thời đại khi xây dựng thế giới nhân vật của mình. Đó là những giá trị nhân bản bền vững, đó là cái thiện và những giá trị văn hóa tinh thần bền vững. Nhà văn Nguyễn Khải đã coi con người là trung tâm của sự khám phá và suy ngẫm về hiện thực. Ông lấy nhân vật là nơi thể hiện các quan niệm nghệ thuật và gửi gắm vấn đề mà mình muốn đặt ra trong tác phẩm. Khi miêu tả diện mạo nhân vật, Nguyễn Khải ít chú ý tới việc khắc họa ngoại hình nhân vật. Ông chỉ tập trung vào một số chi tiết ngoại hình tiêu biểu, gợi được nét tính cách và dự báo được số phận của nhân vật. Nhà văn cũng ít chú ý tới việc khắc họa tính cách nhân vật qua hành động mà tập trung sử dụng ngôn ngữ đối thoại như một phương tiện quan trọng giúp nhân vật tự biểu hiện mình một cách rõ nhất. Ông còn trao cho nhân vật của mình quyền bình đẳng về tư tưởng. Ông hay đưa cái tôi cá nhân của mình hoặc những người gần gũi mình thành nhân vật trong tác phẩm để nói về những vấn đề của hôm nay, những vấn đề thế sự và khai thác một cách triệt để tính cách, số phận nhân vật.
Khi tuổi đã cao, Nguyễn Khải vẫn say mê khám phá, bám sát đời sống và thể hiện trong các tác phẩm của mình. Ông miệt mài viết lên những trang văn thể hiện rõ cái nhìn và sự trải nghiệm về con người và cuộc đời. Chính sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người đã góp phần tạo nên sức sống và sự lôi cuốn cho văn xuôi Nguyễn Khải. Ông xứng đáng là một trong những nhà văn tiên phong
27
Khải đã được nhận nhiều giải thưởng có giá trị. Đặc biệt, năm 2000, ông đã vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật và giải thưởng Asean.