Điểm nhìn nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Điểm nhìn nghệ thuật

74

thời đại. Thời hiện tại theo cách đánh giá của nhà văn, đang là “thời các giá trị cũ đã đánh mất tính tuyệt đối. Còn những giá trị mới thì lòe nhòe, bảo phải cũng

được mà bảo trái cũng được” [17, 22]. Nhiều nhân vật đã bị mất phương hướng

trước những biến động của thời cuộc, bởi trong cái thời hiện tại “đồng tiền vừa là

đầy tớ, vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp” [17, 14]. Cuộc sống

diễn ra xô bồ, có lúc tàn bạo, vì thế có lúc Nguyễn Khải không ngại ngần công khai lên án nó.

Những con người Hà Nội trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới phần nhiều là những người già, những người cùng thế hệ với ông, những người đã sống qua một thời chiến tranh ác liệt nhưng hào hùng nay chiêm nghiệm lại “thời vàng son” của họ nên buồn cũng là lẽ đương nhiên. Họ buồn nhưng không tuyệt vọng, họ vẫn tỉnh táo để phân tích, nhận ra cái hay cái dở của mỗi thời, để lựa chọn một cách sống, một niềm tin mà vượt lên hoàn cảnh. Trong buổi giao thời đó, với cái nhìn hiện thực tỉnh táo, Nguyễn Khải đã chỉ rõ một bộ phận của thế hệ trẻ tôn sùng giá trị của đồng tiền mà quên đi các giá trị lịch sử, các giá trị đạo đức, nhân phẩm của con người. Nguyễn Khải đã thể hiện rõ sự trăn trở, day dứt của mình trước sức mạnh và sự chi phối của đồng tiền. Ông đặc biệt quan tâm tới đạo đức của con người trước sự biến thiên của các giá trị giữa thời buổi kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường khiến cho những giá trị tưởng như bền vững bị lung lay. Nguyễn Khải tỉnh táo phê phán những hiện tượng xuống cấp của một bộ phận thanh niên mới lớn. Họ tỏ ra sỗ sàng, hành động, nói năng thiếu giáo dục, vô văn hóa. Nhà văn coi đó là “rác của Hà Nội” và thể hiện sự phản ứng của một cây bút đầy trách đối với con người và cuộc sống.

Viết về con người trong cuộc sống đời thường hôm nay, Nguyễn Khải đã khám phá ra nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa đằng sau những con người rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Nhân vật của ông bước vào trang văn rất tự nhiên, đượm chất đời thường. Đó là chị Vách (Đời khổ), bà mẹ (Mẹ và các con), bà Tuất (Người của nghề)…Với cái nhìn nhân bản, nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp

75

Niềm cảm thương của một nhà văn từng trải nghiệm nhiều cay đắng, mặn ngọt của cuộc đời đã giúp ông nhận ra những vẻ đẹp bình lặng mà cao quý của những con người bình thường. Đó là những con người luôn sáng lên những phẩm chất cao đẹp, luôn sống và hy sinh vì những người thân yêu của mình. Như vậy là, trong thời kỳ đổi mới, truyện ngắn của Nguyễn Khải nói chung và truyện ngắn viết về con người Hà Nội nói riêng có nhiều chuyển biến theo hướng đến gần với cuộc đời. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải trong thời kỳ đổi mới là cái nhìn có chiều sâu lịch sử và văn hóa. Chính vì thế giọng điệu trần thuật của ông vừa có cái thâm trầm, thuần hậu của tuổi già vừa có cái góc cạnh, trải đời của một người đã qua những xông pha, lăn lộn ở đòi.

Bên cạnh cái nhìn hiện thực tỉnh táo, trong vai trò người kể chuyện, Nguyễn Khải cũng thể hiện cái nhìn sắc sảo và tinh tế trước những vấn đề của cuộc sống và con người. Truyện ngắn Chúng tôi và bọn hắn đã thể hiện những đổi thay trong đời sống hiện đại và cái tội nghiệp đáng thương của kiếp sống lệ thuộc vào con cái của những người già. Nhân vật Tôi- một nhà văn đứng tuổi đến chơi nhà một người bạn. Mỗi lần đến thăm trước đó Tôi đều được giữ lại ăn cơm, nhưng lần này

ngồi đến 10 giờ 30 chả thấy ông bà bảo sao”. Thế là nhân vật Tôi cố tình, “ngồi

gan đến 11 giờ xem họ có mới cơm mình không nào. Không phải vì bữa cơm, cơm bụi Hà Nội rẻ lắm, ăn phè phỡn cũng chỉ hết dăm nghìn, mà tự do. Chỉ là muốn gây khó chơi, xem họ phản ứng thế nào, vì sao mà thay đổi.Mà tội lắm, ông liếc

mắt nhìn bà, bà cúi mặt đưa mắt nhìn tôi, rồi lại nhìn chồng, như người có lỗi

[17, 23-24]. Nguyễn Khải đã kể lại chi tiết đó với giọng trần thuật thích thú đến độc ác nhưng ẩn sau đó là một nỗi xót xa vì sự đổi thay của cuộc đời.

Trong truyện ngắn Nắng chiều, ngòi bút nhà văn đã thực sự cảm phục, nâng niu, trân trọng hạnh phúc muộn mằn của những người già. Đó là câu chuyện của bà Bơ, một bà chị họ “năm nhận lời xuất giá vừa tròn bảy chục tuổi”. Quả thật, với một ngòi bút tâm lý sắc sảo, một tấm lòng đôn hậu, bao dung của người già và cái nhìn cuộc sống, con người đằm thắm yêu thương, Nguyễn Khải đã mang đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ sâu sắc và thấm đượm giá trị nhân văn.

76

Trong tác phẩm văn chương bao giờ cũng có sự thể hiện hình tượng tác giả như là một sự tự ý thức của nhà văn về vai trò chủ thể tư tưởng khi quan sát, miêu tả sự vật hiện tượng, đánh giá cuộc sống. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi viết: “Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học

của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi” [9, 100]. Hình thức

tự thể hiện của hình tượng tác giả thường là thông qua nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ ba hoặc thông qua nhân vật “tôi” trong tác phẩm.

Trong các sáng tác của Nguyễn Khải, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã nhận thấy, nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, bình diện để kể và tả. Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn chuyện, tác giả còn biến hóa thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau tạo nên sự đa thanh trong tác phẩm. Đọc truyện ngắn Nguyễn Khải người đọc thường xuyên được tiếp xúc với nhân vật người kể chuyện. Người kể chuyện khi thì là nhân vật chính tự kể lại câu chuyện của chính mình, lấy mình ra làm đối tượng để suy ngẫm; khi thì là nhân vật phụ trong vai trò người tổ chức, dẫn chuyện để nhân vật chính kể về mình, hoặc trực tiếp kể lại câu chuyện của nhân vật chính. Nhân vật Người kể chuyện trực tiếp tham dự vào câu chuyện ở nhiều vị trí khác nhau, để phù hợp với mục đích kể chuyện và chiêm nghiệm của tác giả.

Những truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đầu thường sử dụng hình thức trần thuật phổ biến là ngôi thứ ba - trần thuật khách quan. Nhưng đến những truyện ngắn thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những tác phẩm viết về Hà Nội, hình tượng tác giả xuất hiện đa dạng, phong phú hơn hẳn. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba ít dần đi, thay vào đó là nhà văn thể hiện cái “tôi”của mình trong tác phẩm khiến hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất chiếm đa số. Trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi do Nhà xuất bản văn hóa thông tin xuất bản năm 2014 có tới 16/19 truyện xuất hiện nhân vật người kể chuyện hữu hình trong tư cách nhân vật xưng “tôi” (Nếp nhà, Chúng tôi và bọn hắn, Đất kinh kỳ, Người vợ, Người của ngày xưa,

77

Đã từng có ngày vui, Một mẹ chồng tuyệt vời, Chị Mai, Phía khuất mặt người,

Một chiều mùa đông). Thể hiện cái “tôi” trong tác phẩm, Nguyễn Khải đã ý thức về sự trải nghiệm của chính mình, ông lên tiếng giãi bày, đối thoại với bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống và con người Hà Nội. Sở dĩ có sự chuyển mình đó bởi chính Nguyễn Khải cũng là một người Hà Nội, ông viết về Hà Nội, viết về người Hà Nội cũng là viết về chính bản thân mình hay những người thân yêu, những người xung quanh mình. Đã nhiều lần ông khẳng định điều đó trong tác phẩm của mình:

- “Tôi là người sinh trưởng ở Hà Nội, từ trẻ đến già sống ở Hà Nội kỳ thực

cũng không hiểu về Hà Nội bao nhiêu. Tôi chỉ quen thuộc, am hiểu có giới sĩ quan quân đội, giới văn nghệ sĩ là cái giới của tôi, và cán bộ công nhân viên chức nhà

nước là bạn của tôi. Đại loại là giới viên chức nhà nước mà tôi là thành viên” [17,

91];

- “Tôi sinh ra ở Hà Nội, mãi đến năm mười sáu tuổi mới rời Hà Nội đi kháng

chiến, trong từng ấy năm chưa bao giờ tôi bén mảng xuống vùng đất bãi của Hà

Nội gồm mấy xã Phúc tân, Phúc xá, Nghĩa Dũng, An Dương ” [17, 149].

- “Tháng 4 năm 1945, gia đình tôi dọn nhà đến phố Đỗ Hữu Vị, một đường

phố của giới viên chức Hà Nội, ở chung với bà chị ruột của mẹ tôi” [17, 1477].

- “Tôi tuy là người Hà Nội nhưng đi kháng chiến từ nhỏ, trong tám năm lúc

ở rừng lúc ở làng, bao nhiêu thói quen của người thành phố hầu như đã quên hết. Chỉ được cái mặt, cái dáng thì vẫn là người của thành phố. Tuy tôi đã trở lại đất kinh kỳ được hơn một năm nhưng sống với đồng đội là chính, sống trong thành, ra đụng vào chạm chỉ có lính với lính, nói ngôn ngữ của lính, vui đùa lính, tối tối và các ngày nghỉ kéo nhau đi bộ khắp các phố phường ngắm cảnh, ngắm người, biết được cái bên ngoài còn phía trong những căn nhà, những tòa nhà người Hà Nội bây giờ sống ra sao, vui buồn ra sao thì tuyệt nhiên không được biết một chút ” [17, 198-199].

78

- “Mùa đông năm nay Hà Nội lạnh hơn mọi năm. Người mỏng và nhẹ như lá

vón rạt sang hai bên vệ đường trắng khô của cái ống phố dài hun hút. Cái phố này rất quen thuộc với tôi từ năm tôi mới mười hai tuổi, phố của gia đình công chức, nhà một tầng, cửa hẹp, luôn đóng kín. Sau chín năm đi kháng chiến trở về Hà Nội, đi bộ qua phố cũ vẫn vắng vẻ như xưa, có thêm mươi cái nhà hai tầng lợp

ngói, có rào sắt và cổng sắt (…) Tháng 8 năm 1955, tôi được trở về Hà Nội để

viết truyện anh hùng quân đội. Sau chín năm xa cách, trở lại thành phố nơi tôi đã sinh ra và lớn lên nhìn vào cái gì cũng nhỏ. Hồ Gươm như cái ao lớn. Đường phố

chật hẹp, nhà thì thấp và tối (…) Tôi tuy là dân Hà Nội, nhưng từ nhỏ tới lúc ra

đi kháng chiến, chưa từng một lần đặt chân lên bậc thềm của tòa nhà nguy nga này” [17, 247-250-251].

Nguyễn Khải đã không dừng ở việc trần thuật khách quan về các sự việc, con người mà còn hóa thân vào nhân vật, trở thành nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm để quan sát và miêu tả, kể chuyện theo cách nhìn và quan điểm cá nhân. Nhân vật người kể chuyện trong những tác phẩm viết về Hà Nội phần nhiều là hình tượng của chính tác giả. Nhà văn hóa thân vào nhân vật “tôi” một cách đa dạng và sinh động, khi thì với tư cách là người chứng kiến, xác nhận; khi thì là người trong cuộc, tự nếm trải giãi bày. Với cách trần thuật này, các nhân vật được soi chiếu ở nhiều góc cạnh, thế giới nội tâm của nhân vật được phân tích kỹ càng và có nhiều phát hiện sâu sắc.

Trong nhiều tác phẩm, nhân vật người kể chuyện “tôi” là nhân chứng, là người quan sát và kể lại câu chuyện. Câu chuyện được dẫn dắt theo mạch kể của người kể chuyện. Nội dung được kể là những sự việc, tình tiết đã từng xảy ra và nhân vật được kể chính là người thân, bạn bè, đồng nghiệp, xóm giềng của người kể chuyện. Những câu chuyện được soi chiếu từ nhiều phía, dưới nhiều góc độ, từ quá khứ đến hiện tại và ngược lại. Trong Đời khổ, với tư cách một người hàng xóm, nhà văn đã kể tỉ mỉ về cuộc sống của chị Vách từ sự phục tùng tuyệt đối của chị đối với ông chồng vô tích sự, sự chăm lo hết mình, hết sức cho gia đình. Dõi theo từng đoạn đời của chị Vách, người kể chuyện luôn ngạc nhiên và cũng khâm

79

phục sự chịu đựng và hy sinh của chị. Nhân vật xưng “tôi” đã quan sát và nhận thấy rõ mọi sự kiện trong cuộc đời chị Vách, cuộc sống riêng tư của chị được kể lại với giọng kể chân thực, khách quan. Ẩn đằng sau lời kể ấy là sự thương cảm, xót xa của người kể chuyện với những nỗi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời chị Vách. Nỗi xót thương đó được thể hiện rõ trong lời bình luận của nhân vật “tôi”: “Vâng, tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị, nếu ông chồng siêu đẳng của chị

còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi….chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc” [17, 162].

Tái hiện cuộc đời chị Bơ trong Nắng chiều, nhân vật “tôi” đã dùng lời kể ẩn chứa nhiều xót xa thương cảm, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều niềm vui, sự xúc động trước tình cảm mà mọi người dành cho chị. Với những chi tiết, hình ảnh chân thực, giản dị, người kể đã giúp người đọc hình dung sự ngọt ngào trong hạnh phúc muộn mằn của những người đã ở tuổi xế chiều. Cả cuộc đời chị Bơ chịu những thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm, chỉ chăm lo cho các em, các cháu, về già mới có chút hạnh phúc riêng. Niềm hạnh phúc đến với chị - theo lời người kể chuyện - một phần là do “mãnh lực tình yêu” của các cụ không “tiêu xài phung phí lúc thiếu thời” và một phần quan trọng là do “ở cái tâm tốt của con người”. Qua cuộc đời, số phận và niềm hạnh phúc của người chị họ, người kể chuyện muốn khái quát lên thành vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh về hạnh phúc, về tình yêu và mối quan hệ giữa những điều đó với chữ “tâm” của con người.

Nổi bật trong các truyện ngắn viết về Hà Nội của Nguyễn Khải là giọng điệu ngợi ca, trân trọng và kính phục của nhân vật “tôi” khi là nhân chứng, quan sát và kể lại câu chuyện về những nhân vật của mình. Đó là trong câu chuyện về cô Hiền (Một người Hà Nội), bà cô (Nếp nhà), Dụ (Nghệ nhân ở làng)…Người nào cũng đẹp, cũng có một nhân cách đáng nể, đáng trọng. Hình ảnh các nhân vật hiện lên trong các câu chuyện sống động như trong cuộc đời thực. Chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhà văn có điều kiện bày tỏ tình cảm của mình một cách chân thành nhất, đồng thời gửi gắm trong đó những chiêm nghiệm, triết lý của bản thân về con người và cuộc đời.

80

Bên cạnh việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện “tôi” là nhân chứng, là người quan sát và kể lại câu chuyện của mọi người thì trong nhiều truyện ngắn, Nguyễn Khải cũng để “tôi” chính tự kể về mình. Nguyễn Khải rất gắn bó và am hiểu sâu sắc về Hà Nội nên khi viết về mảnh đất này là ông viết về những người thân trong gia đình, những người xung quanh, những bạn bè đồng nghiệp…Và trong đó, rất nhiều trang văn ông viết về chính mình. Cái “tôi” của người kể chuyện nhiều khi trùng khớp với các sự kiện đời sống và tâm tư tình cảm của bản thân nhà văn. Những cũng có khi cái “tôi” đó là để thể hiện “cái ngoài mình”, một hiện thực cuộc sống được “khúc xạ qua lăng kính của nhà văn”. Khi đó, cái “tôi” của người kể chuyện không hoàn toàn đồng nhất với số phận, tính cách của tác giả. Nhưng đó đều là các tác phẩm bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là “chú Khải”, “ông Khải”...cũng với rất nhiều chi tiết tiểu sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)