7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. tài Hà Nội trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải
Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Khải tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai giai đoạn: “Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách. Từ
1978 đến nay tôi sáng tác theo cách khác”. Và ở giai đoạn thứ hai, như chúng ta
đã biết, sáng tác của Nguyễn Khải thực sự nở rộ, và ông đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn. Một trong những đề tài được ông viết nhiều, viết hay nhất trong giai đoạn này là đề tài Hà Nội. Đó là mảnh đất Nguyễn Khải đã sinh ra và sống nửa đời người ở đó nên ông gắn bó và am hiểu sâu sắc về Hà Nội. Chính vì vậy, Hà Nội hiện diện trong sáng tác của ông như một tất yếu. Nhưng có một điều đặc biệt là ông viết về Hà Nội khi không còn sống trên mảnh đất đó nữa. Những năm cuối đời sống ở Sài Gòn, trong lòng ông luôn khắc khoải khôn nguôi nỗi nhớ Hà Thành như tâm trạng hoài cựu:
“Từ thuở mang gươm đi dựng nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ)
Ông nhớ về Hà Nội, nhớ những người con của thủ đô nghìn năm văn hiến. Nguyễn Khải viết về Hà Nội dấu yêu với những kỷ niệm ấm nồng trong một tâm thế mới. Chính Nguyễn Khải đã từng bộc bạch: “Không bỏ Hà Nội đi, làm sao viết
về Hà Nội với niềm nhớ thương khắc khoải lòng người đến thế”. Nguyễn Khải viết
về Hà Nội với một hoài niệm tràn đầy, một nỗi nhớ da diết, một tình yêu lớn lao. Hà Nội hiện lên trong sáng tác của ông với bao “cảnh cũ, người xưa”. Một Hà Nội của hôm nay và mãi mãi về sau với “Những giấc mộng đẹp, những cách sống đẹp, những mặt người tuyệt đẹp thời nào cũng có xuất hiện nối tiếp nhau cho tới vĩnh viễn” [17, 188].
Sự độc đáo của nhà văn ở ngay sự lựa chọn đề tài. Có thể nói, Hà Nội chỉ là một đề tài trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và khi viết về Hà Nội, ông chỉ chăm chú vào những vấn đề của người Hà Nội. Những câu chuyện về Hà Nội của ông
28
thường có cốt truyện nhẹ nhàng nhân văn đậm chất đời thực. Nguyễn Khải đã đi thăm những nơi ông đã sống, gặp lại những người thân thiết hoặc quen biết của ông, và ông viết về họ. Ông viết về cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, của bạn bè đồng nghiệp. Ông viết về số phận của những người trong họ hàng nội ngoại của mình, những ông cậu, bà mợ, bà cô mà tâm tư tình cảm của ông còn quyến luyến. Mỗi nhân vật trong mỗi câu chuyện đều ít nhiều liên quan trực tiếp đến tác giả. Hình ảnh con người Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Khải hiện lên thực phong phú. Ở đó có trẻ, có già; có người thông minh, tháo vát, có người vụng về chậm chạp; có kẻ lạc thời bế tắc và có người gặp thời; có người chân thật và cũng có kẻ xảo trá…Nguyễn Khải cũng viết khá nhiều về lớp người trẻ tuổi - những nhân vật chính của một vận hội mới - thời mở cửa hội nhập kinh tế thị trường. Ông đánh giá đúng tiềm năng của họ, họ giỏi tính toán làm ăn, hợp với thời buổi kinh tế thị trường. Nhưng ông cũng nhận ra những khiếm khuyết của họ trước sự chi phối mạnh mẽ của đồng tiền. Qua những trang văn của ông, chúng ta có thể thấy rõ những gương mặt người Hà Nội trong các giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau. Những truyện ngắn trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi đã thể hiện rõ sự yêu thương, trân trọng và kính phục những con người Hà Nội. Hình ảnh người Hà Nội hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Khải thật đẹp, mỗi người có một dáng vẻ, cách ứng xử trước thời thế khác nhau.
Người Hà Nội hiện lên trong sáng tác của Nguyễn Khải như những nhân cách sống. Đó là những người gắn với mảnh đất nơi ông sinh ra và có bao kỷ niệm thời trẻ. Họ là những con người bình thường, đa số họ đều lặng lẽ sống, nếu là nhà văn thì cũng lặng lẽ viết. Nhưng nhiều người trong số họ có nhân cách thật đẹp, họ vẫn giữ được phẩm cách đó trước những dâu bể của cuộc đời. Trong những câu chuyện cảm động của Nguyễn Khải về những con người bình thường ở Hà Nội thường ẩn chứa những suy tư, chiêm nghiệm làm người đọc phải suy ngẫm: “Chỉ có cái tâm
tốt của con người mới làm nảy nở cái mầm yêu thương” (Nắng chiều); “Cái nghĩa
tình thầm lặng, nhỏ nhoi của mỗi gia đình, của mỗi vùng đất luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xáo động, ngầu đục của dòng đời vẫn cứ là mạch nước ngầm trong suốt,
29
cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt, không sợ thừa. Kì dư những thứ khác đều là phù du cả, có đấy, mất đấy, phúc đấy, họa đấy, không tính trước được đâu” (Người của ngày xưa). Hình ảnh người Hà Nội như “hạt bụi vàng” của Hà Nội, và nhà văn ao ước “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà
Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ sáng chói những ánh vàng” (Một
người Hà Nội). Nhà văn đã gửi gắm vào mỗi tác phẩm tâm nguyện to lớn mà suốt cuộc đời ông luôn trăn trở.
Như vậy có thể thấy, khi viết về đề tài Hà Nội, những tác phẩm của Nguyễn Khải đã dựng nên một chân dung khá toàn vẹn và sống động về Hà Nội với các nhân vật, các cuộc đời được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tác giả đã quan sát và ghi chép hiện thực ở nhiều góc độ, nhiều phương diện, nhiều lát cắt. Những tác phẩm của ông làm nổi lên các chủ đề chính: Vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội và của người Hà Nội, nếp nhà, sự tha hóa của nhân cách con người trong bối cảnh mới, nguy cơ đánh mất các giá trị truyền thống, chân dung của các nghệ sĩ đất Hà Thành…Nguyễn Khải cũng thể hiện trong đó những lo âu, những cảnh báo, và cả những yêu thương, ấm áp một niềm tin sâu sắc vào con người, vào cuộc đời, vào sự trường tồn của cốt cách con người Hà Nội. Thông qua những tác phẩm viết về Hà Nội, Nguyễn Khải đã thể hiện tính triết luận sâu sắc. Đó là những trăn trở về một xã hội kim tiền, những giá trị văn hóa, gia phong của người Hà Nội trước ngưỡng cửa đổi mới. Đó là những suy tư của nhà văn về những đổi thay trong văn hóa ứng xử, những lo lắng có phần xa xôi của người bà cô cho tương lai của ngôi nhà khi viết sẵn di chúc và phân chia tài sản ngay khi còn khỏe mạnh…
Nguyễn Khải đã thể hiện sự thay đổi về nhận thức khi chuyển từ tính triết luận mang cảm hứng chính trị thời đại sang tính triết luận mang hơi thở của cuộc sống thường nhật. Ông tập trung vào những con người bình thường, những “hạt
bụi vàng” để trăn trở với thời cuộc. Những tác phẩm viết về Hà Nội của Nguyễn
Khải như một sự “nhìn lại” của ông, một sự lắng, tĩnh cần thiết trước những xô bồ của xã hội đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Bằng cái nhìn riêng của mình, nhà văn đã khẳng định và lưu giữ những dấu ấn văn hóa của đất kinh kỳ. Đó là nếp
30
đẽ của Nghệ nhân ở làng; là nỗi lòng của một bà cô suốt đời lo việc giữ Nếp nhà...Nhân vật của Nguyễn Khải có những con người rất truyền thống nhưng cũng có những nhân vật là đại diện của vận hội mới, một thời đại mới. Ông nhận thấy những tiềm năng to lớn ẩn chứa trong họ nhưng ông cũng có những đánh giá thẳng thắn và chiêm nghiệm sâu sắc: “Còn phải gạn lọc chán những giá trị ấy mới trở
thành giá trị thật để chấn hưng dân tộc” (Chúng tôi và bọn hắn). Ông thể hiện rõ
31
Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tôi tập trung xác định rõ nội hàm các khái niệm “nhân vật” và “thế giới nhân vật”, để thấy được vị trí và vai trò của con người trong thế giới nhân vật của các tác phẩm văn học. Từ cơ sở đó người viết khẳng định con người là nhân vật thường gặp nhất trong các tác phẩm văn học hình ảnh con người góp phần thể hiện thế giới nhân vật mà các nhà văn xây dựng lên trong các tác phẩm của mình. Chúng tôi cũng tìm hiểu sơ lược về đề tài Hà Nội trong văn học hiện đại Việt Nam. Đây là một đề tài quen thuộc, hấp dẫn thu hút nhiều nhà thơ, nhà văn và nhiều tác giả đã thành danh với đề tài này.
Nhà văn Nguyễn Khải có một vị trí quan trọngvà những đóng góp đặc biệt trong nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới nói riêng. Khi viết về đề tài Hà Nội, Nguyễn Khải đã có cách khám phá, khai thác riêng khiến những trang văn của ông không thể bị trộn lẫn hay nhòe mờ. Ông tập trung vào khắc họa hình ảnh con người Hà Nội ở những thời kỳ khác nhau để qua đó bộc lộ những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Với những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ban đầu đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu hình ảnh con người Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
32
CHƯƠNG 2.
PHẨM CHẤT NGƯỜI HÀ NỘI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Nét thanh lịch, chất trí tuệ và đức hi sinh của những người phụ nữ Hà Nội xưa
Mảnh đất Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nơi chứng kiến sự hưng vong của rất nhiều triều đại. Đây cũng là nơi tinh hoa văn hóa dân tộc hội tụ và lan tỏa. Theo thời gian, trước những xô bồ đổi thay của cuộc sống, trước tác động của thời kỳ hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị thay đổi, song những người Hà Nội vẫn luôn âm thầm gìn giữ những nét văn hóa của đất Tràng An xưa. Điều đó được thể hiện ở lối ăn mặc, nói năng và ứng xử với thời đại. Dẫu đó là thời kỳ bao cấp khó khăn, thời chiến tranh ác liệt hay thời kỳ hội nhập phát triển sau này. Người Hà Nội xưa và nay luôn có những nét tính cách nổi bật. Qua thời gian, các nét đẹp trong tính cách người Hà Nội được lịch sử kết tinh, được nâng lên thành phẩm chất đặc trưng, thành phẩm cách của người Hà Nội. Nhiều nhà thơ, nhà văn đã dụng công, dụng tâm khi khắc họa hình ảnh con người Hà Nội với những phẩm chất đặc trưng của họ. Nhà văn Nguyễn Khải cũng vậy. Ngòi bút của ông đặc biệt chú ý tới hình ảnh những người phụ nữ Hà Nội xưa để khám phá, phát hiện những nét đẹp của họ.