Nét thanh lịch, trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Nét thanh lịch, trí tuệ

Nét thanh lịch là đặc trưng lớn, nổi bật và dễ nhận thấy của người Hà Nội, được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống. Nét thanh lịch của người Hà Nội vừa mang bản sắc riêng, vừa là kết quả hội tụ nhiều nét đẹp ở các vùng miền khác nhau. “Thanh” được hiểu là: thanh cao, tươi tắn, dịu hiền; “lịch” là: khéo léo, khuôn phép, hiểu biết, cởi mở…Nét thanh lịch của người Hà Nội được biểu hiện ở nhiều phương diện: đi đứng, nói năng, ăn mặc…và trong cách ứng xử từ gia đình đến ra ngoài xã hội.

33

Người Hà Nội, đặc biệt là người phụ nữ, luôn tự hào với vẻ thanh lịch và dấu ấn Hà Thành cổ kính trong văn hóa mặc của mình. Họ mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt và luôn đề cao sự thanh lịch. Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ giữ gìn ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm tháng bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kì đổi mới. Qua trang phục của các nhân vật trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi đã giúp độc giả nhận diện các thời đại. Người Hà Nội luôn ưa chuộng sự gọn gàng, chỉnh tề và trang nhã. Là những người thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có, chị em bà Tú Dâu trong Một người Hà Nội ăn mặc theo đúng mốt của thời ấy: “Khăn vấn bỏ đuôi gà, áo tứ thân bằng hàng tơ dệt thưa gọi là xuyến, mặc quần lĩnh bưởi và đi hài” [17, 115]. Hình ảnh quen thuộc của các cô gái tân thời cuối những năm 30 của thế kỉ XX “tóc vấn trần, đeo kiềng cổ và vòng tay bằng vàng chạm vừa thô

vừa nặng”. Hình ảnh cô Hiền trong Một người Hà Nội thì tân tiến hơn với “cạo

răng trắng và uốn tóc, mặc quần áo đồng màu, hoặc đen hết, hoặc trắng hết. Còn

nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn” [17, 115].

Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, trong khi phần lớn người dân cả nước sống theo phong cách thời chiến thì gia đình cô Hiền vẫn giữ cách ăn mặc sang trọng, quý phái: “Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy đi giày da, bà mặc áo măng tô cổ

lông, đi giày nhung đính hạt cườm” [17, 113]. Rõ ràng, nhà cô Hiền có cách ăn

mặc không giống với số đông. Khi phong trào bình dân đang lan rộng khắp đời sống xã hội thì gia đình cô vẫn giữ lối sống như trước. Phải chăng đó là biểu hiện của giai cấp tiểu tư sản, phải chăng đó là họ không có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc? Nhưng cô Hiền đã khẳng định, gia đình cô “có bộ mặt rất tư sản, một

cách sống rất tư sản nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được

[17, 119]. Họ vẫn giữ nguyên lối cũ trong cách mặc của những người trong gia đình chỉ vì họ thấy không cần thiết. Họ là những con người luôn coi trọng những nét đẹp riêng vốn có của Hà Nội, họ không muốn cái thanh lịch, sang trọng mang nét đặc trưng của Hà Nội bị mất đi. Họ không muốn mình trở thành những kẻ xu thời chạy theo phong trào bình dân của thời đại. Đó không phải là biểu hiện của

34

sự bảo thủ, không chịu tiếp nhận cái mới. “Ngày thường các bà mặc áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hoặc đi guốc, vuông khăn len tơi tớp buộc quanh cổ hay bịt đầu” [17, 124]. Nhưng trong những bữa ăn họp mặt bạn bè “những tên tuổi đã

thành danh của đất kinh kỳ”, họ vẫn diện những trang phục sang trọng của ngày

xưa như một sự trân trọng đối với quá khứ và thể hiện bản sắc văn hóa riêng của con người Hà Nội. Điều đó còn bộc lộ sự sâu sắc của những người rất mực trân trọng nét đẹp của Hà Nội đã có từ xa xưa.

Nét thanh lịch, chất trí tuệ và sự đảm đang của người phụ nữ Hà Nội được biểu hiện rõ rệt trong việc họ gìn giữ nếp nhà. Người Việt Nam có lối sống duy tình, trọng nghĩa. Sự gắn bó, yêu thương trong cộng đồng dân tộc, trong mỗi gia đình đã trở thành nét đẹp trong truyền thống người Việt. Với Nguyễn Khải, khi viết về mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình, ông đặc biệt chú trọng “nếp nhà”. Và trong mỗi gia đình ấy, để giữ được gia phong vai trò đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là những người phụ nữ. Nhà văn chú ý khai thác cá tính, nhân cách, bản lĩnh của họ trước mọi tác động của hoàn cảnh. Họ là những con người mang đậm cốt cách văn hóa Hà Nội, luôn lựa chọn cho mình một lối sống mà họ tin tưởng là đúng, một lối sống để khẳng định nhân cách của mình. Viết về họ, Nguyễn Khải đã khám phá ra nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chưa đằng sau những con người rất đỗi nhỏ bé, bình thường giữa cuộc sống thường. Ở họ sáng lên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao thượng, biết sống tự trọng và tự hào về nơi mình đang sống. Nhà văn chú ý khai thác vẻ đẹp trí tuệ và bản lĩnh của những người phụ nữ đó, họ luôn tỉnh táo và lý trí trước thời cuộc, chèo chống gia đình giữa dòng xoáy của xã hội. Họ chính là những người yêu và gắn bó với mảnh đất Hà Nội hơn ai hết.

Có thể nhận thấy Nguyễn Khải đã dành nhiều tâm sức để viết về những người phụ nữ thông minh, sắc sảo, luôn gìn giữ nề nếp gia phong cho cả gia đình. Điều này được thấy rõ qua nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội. Có thể nói, đây là tác phẩm chứa nhiều tình cảm, sự ngưỡng vọng của nhà văn về mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Gia đình cô Hiền là một hình ảnh điển hình còn giữ được những cốt cách văn hóa Hà Nội. Cô Hiền chính là người

35

có vai trò quan trọng nhất trong việc giữ gìn truyền thống, nếp nhà mình. Cũng như bao người Hà Nội khác, cuộc đời cô Hiền đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, nhưng cô vẫn giữ được cốt cách, bản lĩnh văn hóa người Hà Nội. Thời chiến, cô và gia đình không đi tản cư mà ở lại Hà Nội vì họ “không thể rời xa Hà

Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác” [17, 112]. Mỗi thành

viên trong gia đình cô đều là những người Hà Nội sống có phẩm chất và nhân cách cao đẹp. Những người con thuộc về một thế hệ thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ vì mong muốn được cống hiến cho đất nước. Vợ chồng cô Hiền thuộc tầng lớp thượng lưu luôn cố gắng lưu giữ nét thanh lịch, sang trọng từ cách ăn mặc, cách đi đứng, nói năng theo những chuẩn riêng của người Hà Nội. Cô Hiền là nhân vật hội tụ đầy đủ vẻ đẹp nhân cách người Hà Nội. Là một người phụ nữ thông minh, sắc sảo, giỏi thích ứng, cô thu xếp, tính toán việc nhà việc nước một cách khôn khéo tài tình. Với tư cách là một người vợ, người mẹ, người giữ lửa trong gia đình, ở nhân vật này luôn toát lên một vẻ đẹp của nhân cách, của lối sống văn hóa, của bản lĩnh mạnh mẽ. Cô luôn sống và hướng gia đìnhmình theo những quan niệm riêng, không bị biến suy theo những đổi thay của thời cuộc. Cô Hiền và gia đình luôn tỉnh táo sáng suốt, không xu thời cũng không bị lạc thời. Trước những đổi thay của đất nước, cô Hiền vẫn giữ cho mình và gia đình một nếp sống rất đáng nể trọng. Cô không ép buộc, gò bó bản thân và gia đình theo mực thước của thời xưa, cũng không cho phép sống buông thả tùy tiện. Trong khi xã hội đang chuyển theo xu thế bình dân, mọi người đều sống bình dân, có khi còn cố làm ra vẻ bình dân thì cô Hiền vẫn dạy con theo nề nếp cũ. Cô chú ý sửa cho con từ cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô nhắc nhở con cháu phải luôn ý thức rõ mình là người Hà Nội và phải sống sao cho xứng đáng với điều đó. Cô giữ gìn khuôn phép gia đình theo một nề nếp gia phong với chuẩn mực là lòng tự trọng: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng. Có lần tôi cãi: Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy

36

chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy” [17,

122]. Việc dạy dỗ con cái của cô Hiền không chỉ chú trọng những hành vi cụ thể trong cách đi đứng, nói năng, ăn uống mà trên hết cô hướng tới nhân cách con người với cốt lõi là lòng tự trọng. Cô coi lòng tự trọng là cái gốc, là nền tảng của mọi cách sống, là quy chuẩn của mọi giá trị. Con người dù sống ở bất kì thời đại nào, hoàn cảnh nào cũng cần có lòng tự trọng. Chính nhờ cách giáo dục về lòng tự trọng mà các con cô Hiền đều biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, việc hai người con của cô xung phong nhập ngũ đã thể hiện rõ lòng tự trọng của họ. Cô Hiền đau đớn mà bằng lòng cho các con đi chính là giữ cho con và cho chính mình lòng tự trọng:

Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của

bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng…Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó…Tao cũng muốn được sống bình đẳng như các bà mẹ

khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì” [17, 122-123].

Ở cô Hiền ngời sáng một nhân cách cao đẹp của một người Hà Nội. Cô chính

là “người giữ hồn thiêng của đất kinh kỳ”, là đại diện cho vẻ đẹp của lối sống,

nhân cách Hà Nội, “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Điều đó đã giúp cô Hiền giữ được nếp nhà qua bao thăng trầm sóng gió của thời đại, góp phần giữ được tinh hoa văn hóa đất Hà Thành. Nguyễn Khải đã ví cô như “một hạt bụi vàng của Hà Nội”. “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” [17, 130].

Nhân vật bà cô trong Nếp nhà cũng được nhà văn khắc họa nổi bật với một lối sống, một cá tính luôn tự tin, dễ dàng hòa hợp với thời đại, luôn khuôn phép, truyền thống mà không bảo thủ, cố chấp. Chính trí tuệ sắc sảo giúp bà có cách cư xử khéo léo, uyển chuyển trong cuộc sống, để gia đình được ấm êm, thuận hòa. Bà sống với dâu, rể rất tế nhị, tinh tế nên được cả con dâu và con rể quý

37

hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Thế nhưng hai người phụ nữ ấy sống trong một gia đình rất thuận hòa. Bởi lẽ, bà đối xử với con dâu khéo léo, chân tình. Chính bà đã nhận thấy: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó, nhưng nó cũng có

phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa” [17, 9]. Con dâu đối với bà là “vàng

trời cho”. Bà đã nghĩ: “Mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học

ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng

đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó thì thôi còn hạnh họe nỗi gì” [17,

9]. Suy nghĩ của bà chứng tỏ bà là người có trí tuệ sắc sảo và tân tiến. Bà chiều và quý trọng con dâu thật lòng nên cả hai cô con dâu đều cởi mở, gắn bó với bà. Không phải một sớm một chiều mà họ có thể sống được với nhau như vậy. Đó là cả một quá trình hình thành nếp sống, nếp nghĩ qua nhiều thế hệ mà tạo thành vậy.

Người Hà Nội rất coi trọng gia đình, gia phong bởi đó là cái nôi tạo nên các thế hệ tương lai của đất nước. Cha mẹ, ông bà luôn là tấm gương cho con cháu noi theo. Trong Nếp nhà, tính triết luận của Nguyễn Khải dường như hòa quyện vào cách nghĩ, cách ứng xử trong gia đình. Đó là cách ứng xử rất văn hóa của một gia đình nề nếp đến cổ điển: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu

mày, câu tao” [17, 10]. Ngay cả việc chia tài sản vốn là chuyện dễ gây những mối

bất hòa thậm chí có thể làm tan nát một gia đình, thế nhưng cách ứng xử của nhân vật bà cô tỏ ra rất thuyết phục. Bà chia tài sản thành sáu phần không ai hơn ai, không ai phải bỏ phần của mình ra để lo việc chung, đó là cách giữ cho nếp nhà luôn được êm ấm. “Chia khéo thì trai gái dâu rể mãi mãi là con của mình, mãi mãi là anh em ruột thịt của nhau. Chia vụng thì xẻ đàn tan nghé ngay tức khắc,

càng đông con cháu càng lắm mối họa” [17, 13]. Bà sống theo những nguyên tắc

của riêng mình, dù “thời thế có thay đổi nhưng cách sống của bè dứt khoát không thay đổi. Đó là: Sống thẳng thắn, sống lương thiện và sống theo pháp luật hiện hành” [17, 6].

Bà cũng là người đã chèo lái gia đình qua bao sóng gió của thời cuộc. Sống giữa thủ đô nhộn nhịp với những đổi thay của thời cuộc, nhiều người đều mải miết

38

đi tìm sự giàu sang bằng mọi cách, nhưng bà vẫn giữ nguyên vẹn suy nghĩ: “Thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ” [17, 10].

Bà đã giãi bày về việc gìn giữ “nếp nhà”: “Con người ta ai cũng có phần thiện phần ác. Muốn dưỡng thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có luật pháp. Trong gia pháp có phần truyền thống và danh dự của dòng họ, có phần đạo đức của người trên và nghĩa vụ của kẻ dưới. Gia pháp cũng phải theo thời mà điều chỉnh, quá ngược với thời thế thì con cháu khó theo, quá xu mị

thời thế thì bỏ mất gốc rễ”[17, 14]. Điều này lí giải vì sao một ngôi nhà đáng giá

như vậy mà bà không bán đi để lấy tiền cho con cái làm ăn cho phù hợp với xu thế thời đại lúc bấy giờ. Bà cho rằng tiếp xúc nhiều với tiền con người ta có thể sẽ đánh mất nhân cách của mình. Có thể thấy bà luôn đúng vì bà là người rất tỉnh táo, khôn ngoan. Nguyễn Khải gọi đó là “cái khôn ngoan cao siêu chứ không phải

khôn vặt” [17, 7]. Bà chỉ nhận những gì đáng có, có quyền được nhận, không bị

mê hoặc bởi đồng tiền hay tình cảm. Từng hành động, suy nghĩ, lời nói của bà đều thể hiện một cốt cách sống cao đẹp và rất đáng nể trọng.

Bên cạnh những người phụ nữ thông minh, sắc sảo như cô Hiền (Một người Hà Nội), hay bà cô (Nếp nhà) thì cô Nhật trong Đất kinh kỳ, chị Khuê trong

Người vợ, bà Mặm trong Người của ngày xưa…cũng là hình ảnh những người phụ nữ Hà Nội đã và đang góp công lớn trong việc gìn giữ những nếp nhà. Nguyễn Khải viết về mối tình của cô Nhật với nhà văn Hồ Dzếnh thật sâu sắc, xúc động biết bao. Hình ảnh cô Nhật trong giây phút tiễn biệt chồng về thế giới bên kia như đọng mãi trong tâm trí người đọc: “Suốt mấy năm bà sống với giây phút vĩnh biệt từng giờ, nửa đêm thức giấc lại nghe có ai gọi: Mình ơi! Ông bà sống với nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)