Những đặc điểm cơ bản của chu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 27 - 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.2.3. Những đặc điểm cơ bản của chu tố

1.2.3.1. Đặc điểm nội dung của chu tố

Tác giả Nguyễn Văn Lộc cho rằng về nội dung, chu tố có ba đặc điểm chính:

tính phụ thuộc, tính không bắt buộc (tự do) và ý nghĩa tình trạng, hoàn cảnh (chỉ không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích, công cụ, tính chất, cách thức…) [30, 348].

a. Tính phụ thuộc của chu tố thể hiện ở cả mặt nội dung lẫn hình thức.

Về nội dung, chu tố bổ sung cho vị ngữ hay vị từ một ý nghĩa cú pháp nhất định (nghĩa thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích, công cụ, tính chất…)

Thí dụ:

(16) Mày còn phải quỳ đến tan học. (Thầy cáu, tr.217)

(17) Lá cây sột soạt rụng, đuổi nhau ở trên đường nhựa. (Người ngựa và

ngựa người, tr.58).

(18) Mợ nên hiểu tôi, đừng phụ bụng tôi, bởi tôi biết bụng mợ lắm. (Oẳn

tà rroằn, tr.29)

(19) Anh đưa mắt vào trong nhà để nhìn. (Thằng điên, tr.274)

(20) Anh lắc đầu, thở dài, đáp bằng giọng như mếu. (Mánh khóe, tr.261)

(21) Họ chạy huỳnh huỵch. (Thằng ăn cắp, tr.114)

Về hình thức, chu tố luôn có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn. Thí dụ:

(22a) Nhưng bà không nghe, vì ngại nặng. (Tấm giấy một trăm, tr.527)

(22b) Nhưng bà không nghe vì sao?

b. Tính không bắt buộc của chu tố.

Khác với diễn tố là thành tố có tính bắt buộc, chu tố là thành tố thể hiện kết trị

tự do của động từ hay vị từ. Sự xuất hiện của chu tố (trạng ngữ) nói chung không

phải do ý nghĩa của vị từ - vị ngữ đòi hỏi mà chỉ phản ánh khả năng kết hợp (tự do) của vị từ hay khả năng của vị từ được cụ thể hóa thêm về nghĩa [30, 349].

Nếu lược bỏ chu tố sẽ không ảnh hưởng tới tính xác định về nghĩa của vị từ và tính trọn vẹn về cú pháp của câu.

Thí dụ:

(23) Một cái ô tô đằng xa chạy lại. (Răng con chó của nhà tư sản, tr.18)

Sự xuất hiện của chu tố “đằng xa” không do ý nghĩa của vị từ đòi hỏi và việc

c.Ý nghĩa tình trạng, hoàn cảnh của chu tố

Nghĩa cú pháp chung của các chu tố là chỉ tình trạng của sự tình nêu ở vị từ - vị ngữ, hay vị từ nói chung, tức là chỉ hoàn cảnh trong đó diễn ra sự tình nêu ở vị từ - vị ngữ của câu. Với ý nghĩa cú pháp như vậy, chu tố thường được gọi là trạng ngữ hay bổ ngữ hoàn cảnh. Nghĩa tình trạng, hoàn cảnh của chu tố được thể hiện bằng

những nghĩa cụ thể như: nghĩa không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích, công

cụ, tính chất, cách thức...

1.2.3.2. Đặc điểm hình thức của chu tố

a.Khả năng thay thế bằng từ nghi vấn

Như đã nói ở trên, đây là dấu hiệu của sự phụ thuộc về hình thức của chu tố vào vị từ - vị ngữ. Với đặc điểm ý nghĩa của mình, vị từ thường tạo ra bên mình các vị trí mở (các ô trống) nhất định có thể làm đầy bởi các kiểu chu tố nào đó và mỗi vị trí mở hay ô trống đó được đặc trưng bởi một câu hỏi nhất định.

Thí dụ: câu hỏi "ở đâu" đặc trưng cho chu tố không gian, câu hỏi "khi nào"

đặc trưng cho chu tố thời gian, câu hỏi "vì sao” hay "vì ai” đặc trưng cho chu tố

nguyên nhân, câu hỏi "bằng gì” đặc trưng cho chu tố công cụ hay phương tiện…

Có thể khẳng định rằng khả năng thay thế bằng từ nghi vấn là dấu hiệu của sự phụ thuộc về hình thức của chu tố (trạng ngữ truyền thống) và cũng là dấu hiệu để xác định, nhận diện một kiểu chu tố nhất định.

b.Về cách biểu hiện và phương thức kết hợp - Về cách biểu hiện:

Các chu tố được biểu hiện bằng hai hình thức chủ yếu là thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) và vị từ (cụm vị từ).

+ Chu tố là thể từ (gồm danh từ, cụm danh từ, đại từ) thường biểu thị không

gian, thời gian, công cụ, phạm vi, kẻ tham gia hoạt động số lần hoạt động, cũng có trường hợp chu tố là danh từ (cụm danh từ) chỉ nguyên nhân, mục đích.

Thí dụ:

(24) Tao đi Hà Đông ăn Tết với thằng Trần. (Cái Tết của những đại văn hào,

tr.567)

(25) Thằng Xiệng, mày vả vỡ miệng nó ra cho ông. (Công dụng của cái miệng,

+ Các chu tố được biểu hiện bằng vị từ (cụm vị từ), thường biểu thị các quan hệ: mục đích, nguyên nhân, điều kiện, tính chất, sự nhượng bộ.

Thí dụ:

(26) Anh đánh vú, chửi vú để đòi. (Con ve, tr.591)

(27) Cậu lệ đang hầu nước bài, phải ngấc mắt lên nhìn mãi, đến nỗi phải chửi,

vì quan bàn quân ăn quân đánh mà không biết. (Thật là phúc, tr.44)

(28) Hễ nó lảng vảng đến, người ta ngờ, người ta canh, người ta giữ, coi nó

như một con chó đói. (Thằng ăn cắp, tr.111)

(29) Nhưng cụ lấy hai tay, nắn bóp khắp hai đùi thật kỹ, từ trên xuống dưới.

(Mất cái ví, tr.156)

(30) Tuy nó không sợ nữa, nhưng vẫn chưa buông mợ nó ra. (Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, tr.64)

- Về phương thức kết hợp:

+ Chu tố chủ yếu kết hợp gián tiếp với vị từ - vị ngữ thông qua một quan hệ từ

nhất định: vì, bằng, ở, vào, để, nếu, tuy, dù…

Thí dụ:

(31) Tao không muốn đến nhà thằng Nguyễn, vì cuộc bút chiến giữa nó với tao

chưa kết thúc. (Cái Tết của những nhà đại văn hào, tr.570)

(32) Nó đang nghĩ, thì thấy ở bàn nước cạnh giường có cái bìa vuông. (Nỗi vui

sướng của thằng bé khốn nạn, tr.70)

(33) Bốn người quây vào anh để nắn. (Tấm giấy một trăm, tr.533)

(34) Đố họa sĩ nào pha đúng được màu quần áo ấy- nếu nó cởi những thứ ấy

ra, đem treo lên cho công chúng đoán - đố ai dám nói là đồ mặc của người. (Hai cái bụng, tr.521)

Khi kết hợp gián tiếp với vị từ - vị ngữ, chu tố xuất hiện trong hai biến thể: biến thể có quan hệ từ và biến thể vắng quan hệ từ.

Thí dụ:

(35) Chị Cu ngẩng dậy, hếch cái mũ mấn ra để nom. (Công dụng của cái miệng,

tr.584)

+ Các chu tố kết hợp trực tiếp với vị từ không nhiều, đó là chu tố chỉ tính chất, số lần hoạt động.

Thí dụ:

(36) Nhưng cụ Chánh Bá còn kén kỹ lắm. (Cái thú tổ tôm, tr.227)

(37) Rồi ông nhìn lại từng đoạn và đọc một lượt nữa. (Nhân tài, tr.264)

c.Về vị trí

Tính tự do, linh hoạt về vị trí trong câu là đặc điểm khác biệt của chu tố với các diễn tố. Trong câu, nhiều chu tố có khả năng chiếm các vị trí: trước cụm chủ vị, giữa chủ ngữ, vị ngữ, hoặc sau cụm chủ vị.

Thí dụ:

(38a) Bên ngoài, mưa vẫn đổ. (Đàn bà là giống yếu, tr.194)

(38b) Mưa vẫn đổ bên ngoài.

(38c) Mưa, bên ngoài vẫn đổ.

Có trường hợp chu tố chỉ chiếm một vị trí, đó là sau nòng cốt câu. Thí dụ:

(39) Tôi lại phải đọc rất to. (Mánh khóe, tr.254)

Trong trường hợp này, không thể thay đổi vị trí của chu tố.

Mặc dù chu tố có sự linh hoạt, tự do về vị trí nhưng vị trí cơ bản (vị trí xuất phát, vị trí thuận) là ở sau vị ngữ hay vị từ. Cơ sở để khẳng định điều này là vị trí sau vị từ là vị trí có tính phổ biến cao nhất và trong nhiều trường hợp không thể chuyển chu tố từ vị trí sau vị từ lên trước vị từ. Trong khi đó, các chu tố chiếm vị trí trước vị từ hầu như đều có thể chuyển xuống vị trí sau vị từ. Vấn đề này đã được Nguyễn Văn

Lộc luận giải cụ thể trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt [32, 352-354]. Khi khảo sát

vị trí các chu tố trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, chúng tôi sẽ chứng

minh làm rõ thêm vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)