Các kiểu chu tố của động từ xét về mặt ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 63 - 80)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Chu tố của động từ xét về mặt ngữ nghĩa

3.1.2. Các kiểu chu tố của động từ xét về mặt ngữ nghĩa

Dựa vào quan điểm của Nguyễn Văn Lộc, để tìm hiểu các chu tố của động từ

trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi xác định

được những kiểu chu tố sau và thống kê số lượng các kiểu loại chu tố đó thể hiện trong bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 3.1: Các kiểu loại chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan xét về mặt ngữ nghĩa

Số lượng/ Tỉ lệ %

Kiểu loại Số lượng Tỉ lệ %

Chu tố thời gian 791 32,29

Chu tố không gian 617 25,19

Chu tố nguyên nhân 87 3,55

Chu tố mục đích 213 8,69

Chu tố công cụ (phương tiện) 22 0,9

Chu tố điều kiện 79 3,22

Chu tố nhượng bộ 15 0,61

Chu tố chỉ số lần hoạt động 76 3,1

Chu tố tính chất, cách thức 371 15,14

Chu tố chỉ phạm vi, phương diện 1 0,04

Chu tố chỉ kẻ cùng tham gia hoạt động 16 0,66

Chu tố chỉ tình huống 144 5,88

Chu tố chỉ kết quả 14 0,57

Chu tố biểu thị ý "loại trừ" 4 0,16

Tổng 2450 100

3.1.2.1. Chu tố thời gian

Các chu tố thời gian được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ) chỉ thời điểm

hay thời đoạn diễn ra hoạt động. Chu tố thời gian trả lời cho câu hỏi:“bao giờ”, “khi

nào”, “bao lâu”. Thời gian có thể là một thời điểm hay một thời đoạn, có thể xác định (quá khứ, hiện tại, tương lai) cũng có thể là hằng định hay phiếm định. Chu tố

thời gian kết hợp gián tiếp với vị từ thông qua các quan hệ từ vào, từ, đến, hoặc các từ

Theo thống kê, trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, chu tố thời gian là kiểu chu tố phổ biến nhất, có số lượng lớn nhất với: 791 chu tố, chiếm 32,29%. Chu tố thời gian gồm các kiểu cụ thể sau:

a. Chu tố chỉ thời điểm

- Chu tố chỉ thời điểm cụ thể, xác định.

Chu tố này trả lời cho câu hỏi “khi nào”, “bao giờ”, “lúc nào”. Ý nghĩa về

thời điểm cụ thể, xác định mà các chu tố biểu hiện có thể là thời gian trong quá khứ, hiện tại, tương lai.

+ Chu tố chỉ thời gian quá khứ

Chu tố kiểu này chỉ ra rằng vào thời gian diễn ra hoạt động nói (thời gian xuất hiện của phát ngôn) hoạt động nêu ở động từ- vị ngữ đã diễn ra. Các chu tố này

thường có cấu tạo là danh từ kết hợp với các yếu tố phụ như ấy, đó, nọ….

Thí dụ:

(17) Lúc ấy, Nguyễn đang ngồi xổm trên hè. (Cái Tết của những nhà đại văn hào,

tr.573)

(18) Tôi biết ông ấy từ thuở để cái chỏm chòe bằng ngần này, nên tôi hiểu cả

giọng nói. (Mất cái ví, tr.156)

(19) Từ ngày anh đi làm, đã hơn hai năm nay, bất quá tôi đến chơi lần này là

lần thứ bốn. (Mất cái ví, tr.157)

(20) Đã ngoại ba mươi năm nay, có một đêm, bà ấy trót dại chiều chồng, mà

tình cờ đẻ ra được một đứa con trai. (Báo hiếu trả nghĩa cha, tr.124) + Chu tố chỉ thời gian hiện tại

Loại chu tố kiểu này chỉ thời gian diễn ra hoạt động nói đồng thời cũng là thời gian diễn ra hoạt động nêu ở động từ- vị ngữ. Chu tố chỉ thời gian hiện tại chiếm số lượng lớn, biểu thị thời gian hiện tại và đều được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh

từ). Các chu tố này được kết hợp với các yếu tố phụ như ngay, này hoặc các đại từ có

khả năng thay thế danh từ như bấy giờ, bây giờ.

Thí dụ:

(21) Nhưng hôm nay, cụ cần hút ngay buổi sáng. (Công dụng của cái miệng,

tr.583)

(23) Ông để tôi một mình đêm nay. (Đàn bà là giống yếu, tr.198)

(24) Rồi sáng hôm nay, cháu thấy mất. (Mất cái ví, tr.155)

+ Chu tố chỉ thời gian tương lai: chu tố kiểu này chỉ ra rằng vào thời điểm diễn ra hoạt động nói, hoạt động nêu ở động từ- vị ngữ chưa xảy ra. Các chu tố này cũng được

biểu hiện là các danh từ (cụm danh từ) được kết hợp với các yếu tố phụ như: sau, nữa

Thí dụ:

(25) Thôi, sang năm tất là làm ăn bằng mười bằng trăm năm nay. (Người ngựa

và ngựa người, tr.56)

(26) Mai năm mới, hãy cỗ bàn bày vẽ. (Xuất giá tòng phu, tr.334)

- Chu tố chỉ thời gian lặp đi lặp lại nhiều lần, không thay đổi

Chu tố chỉ thời gian lặp đi lặp lại nhiều lần của sự tình được biểu hiện trong câu là những chu tố thời gian hằng định. Chu tố này được biểu hiện bằng danh từ hoặc cụm danh từ.

Thí dụ:

(27) Rồi từ đó, mỗi buổi chiều, cô thu thu hộp phấn vào bọc, cô đến chơi nhà

cô Bích Ngọc. (Cô Kếu, gái tân thời, tr.149)

(28) Cho nên tối nào bà con Hà Thành đọc chương trình hay xem báo, thấy

kép Tư Bền đóng vai giễu, là cũng nô nức đi xem. (Kép Tư Bền, tr.159)

(29) Năm nào cô cũng lên Hàng Ngang vài chục lần để xem hàng mặc mới.

(Cô Kếu, gái tân thời, tr.147)

(30) Lúc nào cũng bưng miệng mà khóc, còng lưng xuống mà khóc, đến nỗi

phải chống gậy. (Báo hiếu trả nghĩa mẹ, tr.131)

(31) Rồi cô tưởng tượng đến người bạn trăm năm của cô, trẻ, đẹp, đẫy đà, cứ

chiều chiều dắt cô ra Bờ Hồ hóng mát. (Cô Kếu, gái tân thời, tr.148) - Chu tố chỉ thời điểm không xác định (phiếm định)

Loại chu tố này là những danh từ (cụm danh từ) chỉ thời gian không thể xác định cụ thể trong câu.

Thí dụ:

(32) Vả dĩ, bấy lâu tôi khao khát chút con để sau này nó chống gậy cho tôi, nối

(33) Năm nọ, cô có giấu mẹ, may ngầm một cái áo lam. (Cô Kếu, gái tân thời, tr.146)

(34) Ngày trước, cháu đã được lên tỉnh một lần. (Thằng điên, tr.272)

b. Chu tố chỉ khoảng thời gian (thời đoạn, thời lượng)

Kiểu chu tố này trả lời cho câu hỏi “bao lâu”, gồm các chu tố chỉ thời gian có

điểm mở đầu và kết thúc và chu tố chỉ thời lượng nói chung. - Chu tố chỉ thời gian có điểm mở đầu và kết thúc Thí dụ:

(35) Thật chúng con từ sáng đến giờ chưa đứa nào bước ra khỏi cửa. (Mất cái ví,

tr.150)

(36) Vì từ nãy đến giờ, thì giờ cũng đủ cho đôi giày rữa ra và tiêu hết rồi, chứ

còn gì. (Cụ Chánh Bá mất giày, tr.143)

(37) Từ nọ đến nay, bao nhiêu người xin đong mà bà không dám bán. (Hé!

Hé! Hé!, tr.418)

(38) Quả nhiên, từ hôm ấy đến nay, bà ấy cứ thấy bình bịch cái bụng, lúc nào

cũng đầy đầy, không tiêu, khó chịu quá. (Hai cái bụng, tr.525) - Chu tố chỉ thời lượng nói chung

Thí dụ:

(39) Một lúc, quả hắn thấy con chó lừ lừ ra nằm chỗ khuất bóng ở cạnh tường.

(Răng con chó của nhà tư sản, tr.22)

(40) Một độ, ông giáo cứ phải mất thì giờ như thế luôn. (Thầy cáu, tr.211)

(41) Nhiều lúc, ông sang nhà cụ chánh Bá, rồi cho người đi mời con bạc đến.

(Cái thú tổ tôm, tr.226)

3.1.2.2. Chu tố không gian

Trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, qua khảo sát có 617 chu tố

chiếm 25,19%. Các chu tố này là một trong những kiểu chu tố phổ biến nhất (đứng thứ hai sau chu tố thời gian) và được biểu hiện bằng các danh từ (cụm danh từ) kết hợp gián tiếp với vị từ.

Các chu tố không gian biểu thị địa điểm diễn ra hoạt động hoặc chỉ điểm xuất

phát của hoạt động. Chu tố không gian trả lời cho câu hỏi: “ở đâu”, hoặc “từ đâu”

- Chu tố chỉ vị trí Thí dụ:

(42) Việt Sỹ bắt tay chúng tôi, rồi ngồi ở buồng khách, nói chuyện mưa,

chuyện nắng. (Mánh khoé, tr.257)

(43) Đố ai biết anh phu xe đương lững thững dắt cái xe không ở đằng ngã tư

đầu phố kia, đi như thế nào từ bao giờ đấy? (Người ngựa và ngựa người, tr.52)

(44) Lúc bấy giờ, ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mảnh trăng ngọn gió như khơi động

tấm tình gió trăng. (Oẳn tà rroằn, tr.25)

(45) Nó nằm vật ở lề đường. (Hai cái bụng, tr.520)

Có một số trường hợp, thay cho quan hệ từ là các từ chỉ vị trí thuộc nhóm

“thời vị từ” như: trên, trong, ngoài, xung quanh,

(46) Trên các hàng ghế, chỗ nọ họ nhắc lại câu bông lơn của kép Tư Bền, chỗ

kia họ bắt chước điệu bộ của kép Tư Bền, mà ai nấy đều nóng ruột sốt lòng, mong cho chóng đến giờ mở màn sân khấu, để được cười, được vỗ tay, được học thêm vài lối pha trò mới, để mai làm nhếch mép người yêu. (Kép Tư Bền, tr.164)

(47) Trên con đường nhựa Hải Phòng- Hà Nội, đen như con rắn nằm nhoài

không cựa quậy, anh đĩ Mùi đi chợ về, quẩy một gánh nặng những khoai lang. (Thằng điên, tr.270)

(48) Trong buồng ăn, tiệc đã dọn trên bàn, cái bàn chữ nhật, trải trên một tấm

khăn trắng muốt. (Báo hiếu trả nghĩa cha, tr.119)

(49) Ngoài nhà ngoài có cái giường mình nằm, thông với buồng trong của vợ

chồng nó. (Mất cái ví, tr.151)

(50) Các ông ấy đang ngồi xung quanh một chiếc bàn mộc, cười nói râm ran.

(Thế cho nó chừa, tr.246)

- Chu tố chỉ phương hướng, phạm vi không gian

(51) Tin ấy chẳng mấy chốc bay đi khắp làng. (Công dụng của cái miệng, tr.580)

(52) Hạng đói cơm thì ngài thấy nhan nhản khắp mọi nơi. (Một tấm gương

sáng, tr.218)

Thí dụ:

(53) Khi ô tô chưa đỗ hẳn, thì đã thấy con chó nhảy vọt từ trên xuống đất,

ngoe nguẩy đuôi, vừa sủa, vừa chồm lên hai người đương bước xuống. (Răng con chó của nhà tư sản, tr.18)

- Chu tố chỉ không gian phiếm chỉ

Các chu tố này là những chu tố biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ) chỉ không gian không xác định. Kiểu chu tố này chiếm số lượng rất ít.

Thí dụ:

(54) Bác đi lang thang làng này, làng khác, chợ nọ, chợ kia. (Hai thằng khốn

nạn, tr.36)

(55) Mọi người giao hẹn phần của mình góp xong xuôi, quân bài bắt đầu đen

đét xuống chiếu, tiến, rồi lui, rồi lại nhảy, rải rác khắp chỗ nọ, chỗ kia. (Cái thú tổ

tôm, tr.229)

3.1.2.3. Chu tố nguyên nhân

Trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan chu tố nguyên nhân chiếm

số lượng không nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy có 87 chu tố nguyên nhân, chiếm 3,55%.

Chu tố nguyên nhân xét về nghĩa biểu hiện chỉ lí do, nguyên nhân dẫn đến sự

tình được biểu thị trong câu. Các chu tố nguyên nhân trả lời cho câu hỏi “vì sao”,

“tại sao”, “vì ai” và nó được dẫn nối bởi các quan hệ từ vì, do, bởi, nhờ, tại, bởi vì, tại vì. Các chu tố nguyên nhân có thể được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ), hoặc vị từ, cụm vị từ.

Xét theo mặt ý nghĩa, các chu tố nguyên nhân có thể được chia thành các kiểu nhỏ. Cụ thể:

a. Xét theo tính tích cực/ tiêu cực, có thể chia chu tố nguyên nhân thành: - Chu tố chỉ nguyên nhân có lợi

Chu tố này thường được dẫn nối bởi quan hệ từ nhờ, và trong một số trường

hợp cũng có thể được dẫn nối bởi quan hệ từ vì, do

Thí dụ:

(56) Nhờ được cái nó nhanh nhảu, láu lỉnh, liều lĩnh, mà chẳng biết nó làm

ăn ra sao, nó có được một ít vốn, rồi lấy được ở đâu một con vợ giàu. (Báo hiếu trả nghĩa cha, tr.124)

Trong trường hợp sau, ý nghĩa “có lợi” được nhận ra nhờ dựa vào nghĩa của vị từ và mối quan hệ giữa vị từ và chu tố.

(57) Cái người Tây bán cho tôi, vì nể tôi lắm, mới để rẻ thế. (Răng con chó của

nhà tư sản, tr.19)

- Chu tố chỉ nguyên nhân có hại

Chu tố này thường được dẫn nối bởi các quan hệ từ tại, nhưng cũng có thể

được dẫn nối bởi quan hệ từ do, vì.

Thí dụ:

(58) Chỉ tại cậu lơ đễnh đánh mất ví tiền, nên mới sinh ra lắm cái rắc rối. (Mất

cái ví, tr.157)

(59) Do sự công phẫn, các bà xui chồng đến nhà chị Cu, mỗi người giúp một

tay. (Người thứ ba, tr.587)

(60) Cái roi cứ luôn luôn giáng xuống đầu nó vì những lỗi nó không hiểu. (Thế

cho nó chừa, tr.249)

(61) Chàng lo vì vô tình định thỏa bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái

không muốn ra. (Oẳn tà rroằn, tr.25)

(62) Đáng lẽ anh cho không tôi, tôi cũng không lấy, vì tôi phải nuôi nó cho

anh. (Hai thằng khốn nạn, tr.37)

(63) Ông đứng dậy, ra mở cưa sổ, để Lê văn Tầm vẩn vơ bối rối đến mấy phút

một mình vì câu nói lạ lùng ấy. (Nhân tài, tr.266)

b. Xét theo tính chủ quan/ khách quan, có thể chia chu tố nguyên nhân thành: - Chu tố nguyên nhân chủ quan

Chu tố nguyên nhân chủ quan chỉ nguyên nhân bên trong thuộc về chủ thể nêu ở chủ ngữ của cụm vị từ nòng cốt.

Thí dụ:

(64) Những lúc cô có việc đi cùng chị em bạn, thì tự cô thấy ê chệ nhất đám,

cách ăn mặc của mình. (Cô Kếu, gái tân thời, tr.147)

(65) Ông thường gọi vắng mặt những người có giá trị đó bằng thằng, nhất là

trong những cuộc tổ tôm, ông ngồi tay trên quan bà, vì ông muốn lên giọng kẻ cả làm

(66) Nó thề với tất cả mọi người rằng vì đói quá, nó mới dám làm liều. (Thế cho nó chừa, tr.245)

- Chu tố nguyên nhân khách quan

Chu tố nguyên nhân khách quan là chu tố chỉ nguyên nhân bên ngoài không thuộc về chủ thể nêu ở chủ ngữ của cụm vị từ nòng cốt.

Thí dụ:

(67) Câu chuyện rất dài, nên anh phải kể làm ba bốn nấc mới hết, vì thỉnh

thoảng quan cắt ngang mà hỏi vặn: (Thật là phúc, tr.45)

(68) Không ai thèm nhìn lại cảnh xán lạn vui tươi của Hà Thành hoa lệ đương

tấp nập vì Tết. (Cái Tết của những đại văn hào, tr.571)

Qua khảo sát các chu tố nguyên nhân trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn

Công Hoan, chúng tôi thấy:

Các chu tố nguyên nhân với các cách biểu hiện (là danh từ, cụm danh từ, hay vị từ, cụm vị từ), ở dạng điển hình hầu như luôn biểu thị sự tình hoặc gắn với việc biểu thị sự tình. Điều này đã được chứng minh trong các thí dụ trên.

3.1.2.4. Chu tố mục đích

Chu tố mục đích trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan gồm 213 chu

tố, chiếm 8,69%.

Chu tố mục đích thường chỉ sự tình (sự việc) mà chủ thể của hoạt động nêu ở vị ngữ (vị từ) hướng tới hoặc mong muốn người khác thực hiện. Chu tố chỉ mục đích hầu

như chỉ xuất hiện bên động từ chỉ hoạt động có chủ ý. Nó trả lời cho câu hỏi “để làm gì”.

Các chu tố mục đích được biểu hiện bằng động từ với sự dẫn nối của quan hệ từ để, cho, mà, nhằm, hòng…và có vị trí cơ bản là ở sau vị ngữ hay vị từ.

Xét trong mối quan hệ ý nghĩa với động từ- vị ngữ, chu tố mục đích thường có những ý nghĩa cụ thể sau:

- Nêu hoạt động thuộc về chủ thể của hoạt động nêu ở động từ- vị ngữ. Thí dụ:

(69) Thôi, dậy sắm sửa mà đi, còn có ngót một giờ nữa thôi. (Xuất giá tòng

phu, tr.335)

(70) Một trăm ngõ Hàng Bún, ai biết ngõ nào mà tìm. (Người ngựa và ngựa

(71) Vậy mà ông chỉ đánh bạc để cầu vui thôi, chứ không mấy khi ông ngồi nóng chỗ. (Cái thú tổ tôm, tr.226)

(72) Bao nhiêu việc, tôi đã định sẵn, tôi đành uống thuốc để giữ cho vuông

tròn tiếng tăm. (Oẳn tà rroằn, tr.28)

(73) Cô Xuyến, con cụ Chánh Bá đã xếp đầy một cơi trầu để chờ khách. (Cái

thú tổ tôm, tr.228)

(74) Vậy mà nó phải đi hết chỗ này đến chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày.

(Hai cái bụng, tr.521)

- Nêu hoạt động thuộc về chủ thể khác Thí dụ:

(75) Và nó muốn xoáy của bà ta cho bà biết tay. (Thế cho nó chừa, tr.251)

(76) Sáng mai, kéo chuyến khách qua ga, xong rồi, ta đánh bát phở tái, rồi mua

cho con cái bánh bánh gatô cho nó mừng. (Người ngựa và ngựa người, tr.56)

3.1.2.5. Chu tố điều kiện

Chu tố điều kiện nêu lên một sự việc mang tính giả thiết theo đó, một sự việc hữu quan khác sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra như một hệ quả [30, 370].

Kết quả khảo sát chu tố điều kiện trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công

Hoan cho thấy có 79 chu tố, chiếm 3,22%.

Các chu tố điều kiện ở dạng cơ bản được biểu hiện bằng vị từ, cụm vị từ (cụm

chủ vị) kết hợp gián tiếp với vị ngữ (vị từ) thông qua quan hệ từ chỉ điều kiện (nếu,

giá , hễ, giả sử, nhỡ). Nếu là quan hệ từ dẫn nối được dùng phổ biến nhất. Các kiểu nghĩa cụ thể của chu tố điều kiện:

- Chu tố điều kiện mang tính dự báo

Chu tố kiểu này nêu sự việc là điều kiện báo trước điều sẽ xảy ra sau đó. Thí dụ:

(77) Nó tưởng tượng nếu người ta thả nó ra, thì suốt đời nó sẽ không quên

những phút này. (Thế cho nó chừa, tr.247)

(78) Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu

(79) Chúng nó dọa nếu trong tám hôm, tao không trả được nợ, chúng nó sẽ kiện. (Cái Tết của những nhà đại văn hào)

- Chu tố điều kiện phản thực

Chu tố kiểu này nêu sự giả định về một điều đã không xảy ra. Thí dụ:

(80) Nếu bốn năm người không lôi dậy mà không tốt khuyên, thì có lẽ người ấy

còn muốn sống làm gì! (Báo hiếu trả nghĩa mẹ, tr.132)

(81) Giá bà cụ biết rằng mình được con nó báo hiếu, làm đám ma long trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)