Tiểu kết Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 60 - 61)

6. Cấu trúc của luận văn

2.5. Tiểu kết Chương 2

Kết quả khảo sát chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công

Hoan xét về mặt ngữ pháp cho thấy:

1. Về cách biểu hiện: Các chu tố được biểu hiện cả bằng thể từ (danh từ,cụm danh từ, đại từ), lẫn vị từ (cụm vị từ) trong đó, dạng biểu hiện phổ biến nhất là dạng thể từ, cụm thể từ (chiếm 72,41%)

2. Về phương thức kết hợp: Các chu tố chủ yếu kết hợp gián tiếp với vị từ hay

vị ngữ thông qua một quan hệ từ (hay thời vị từ) nhất định: ở, vào, vì, bằng, để, với,

về, nếu, tuy, dù, trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau…Khi kết hợp gián tiếp với vị ngữ hay vị từ, chu tố có thể xuất hiện trong hai biến thể: biến thể có quan hệ từ và biến thể vắng quan hệ từ. Trong đó, biến thể có quan hệ từ (biến thể cơ bản) thường xuất hiện ở sau vị ngữ, vị từ, còn biến thể vắng quan hệ từ (biến thể không cơ bản) thường xuất hiện ở trước cụm chủ vị.

3. Về vị trí: Chu tố có tính linh hoạt, tự do về vị trí trong câu. Nó có thể chiếm

các vị trí: trước cụm chủ vị, giữa chủ ngữ, vị ngữ hoặc sau cụm chủ vị. Phần lớn chu tố có khả năng cải biến hai đến ba vị trí trong câu. Mặc dù chu tố có sự linh hoạt, tự do về vị trí, nhưng vị trí cơ bản (vị trí xuất phát, vị trí thuận) của chu tố là ở sau vị từ hay vị ngữ.

Chương 3

CHU TỐ CỦA ĐỘNG TỪTRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC

NGUYỄN CÔNG HOAN XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG

Mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của chu tố có phạm vi khá rộng và cũng rất phức tạp. Trong chương này, luận văn chỉ trình bày một số khía cạnh cụ thể thuộc các bình

diện trên đây qua cứ liệu là Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)