Chu tố kết hợp gián tiếp với vị ngữ hoặc vị từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 44 - 48)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan

2.3.1. Chu tố kết hợp gián tiếp với vị ngữ hoặc vị từ

Về phương thức kết hợp, qua khảo sát trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn

Công Hoan, chúng tôi thấy chu tố chủ yếu kết hợp gián tiếp với vị ngữ hay vị từ. Cụ thể, kiểu này gồm 2308 chu tố, chiếm 94,2%. Nhìn chung, các chu tố kết hợp gián tiếp

với vị từ hay vị ngữ đều được dẫn nối bởi quan hệ từ nhất định: vì, bằng, để, ở, với,

nếu, tuy, từ, dù, trừ... hay những từ chỉ thời gian, vị trí thường được gọi là “thời vị từ”

(những từ có cách dùng gần với quan hệ từ) như: trên, dưới, trong, ngoài, trước,

sau… Đối với kiểu này, cần phân biệt hai biến thể: biến thể có quan hệ từ và biến thể vắng quan hệ từ.

a. Biến thể có quan hệ từ (hoặc từ dẫn nối là thời vị từ) Biến thể này gồm các dạng cụ thể sau:

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “vì”

Thí dụ:

(40) Tao không đến nhà thằng Nguyễn, vì cuộc bút chiến giữa nó với tao chưa

kết thúc. (Cái Tết của những nhà đại văn hào, tr.570)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “bằng”

Thí dụ:

(41) Anh nhìn tôi bằng đôi mắt nằn nì, rồi cố lấy gân sức, để lộ một nụ cười

khó đăm đăm. (Mánh khóe, tr.261)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “để”

Thí dụ:

(42) Hai ba cánh tay vội quờ ra để bắt, nhưng hụt. (Con ve, tr.596)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “cho”

Thí dụ:

(43) Mục đích của ông cụ là muốn giãi tỏ khúc lòng, rồi mắng thằng cháu vô

phúc mấy câu cho hả dạ. (Mất cái ví, tr.153)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “với”

Thí dụ:

(44) Có gì đâu, đêm hôm qua đằng này đi tuần với thầy quản, vào mé rừng

làng cổ tích. (Lập Gioòng, tr.46)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “nếu”

Thí dụ:

(45) Chúng nó dọa nếu trong tám hôm, tao không trả được nợ, chúng nó sẽ

kiện. (Cái Tết của những nhà đại văn hào, tr.575)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “tuy”

Thí dụ:

(46) Nghe câu ấy, bác Lan tuy trong bụng lép kẹp, nhưng thấy như được no

một nửa vậy. (Hai thằng khốn nạn, tr.37)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “từ”

Thí dụ:

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “dù”

Thí dụ:

(48) Nhưng gì thì gì, bỗng không, mất một trăm đồng bạc, mất biệt tăm, biệt tích, thì dù có là chủ ngân hàng, chủ sở mỏ mỗi năm lãi hàng vài mươi triệu cũng phải nghĩ ngợi, cố tìm cho ra, nữa là bà, chỉ là vợ ông chủ xưởng dệt. (Tấm giấy một trăm, tr.529).

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “trừ”

Thí dụ:

(49) Trừ những chữ in lầm cỏn con, (mà lỗi thì ở nhà in), như mục đích, nhu

cầu, còn toàn quyển, ta có thể gọi là một văn phẩm hoàn toàn về hình thức, làm vẻ

vang cho nghề in của nước nhà. (Nhân tài, tr.268)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “ở”

Thí dụ:

(50) Ở ngoài, họ đồn chán lên đấy. (Ngậm cười, tr.281)

Các chu tố đều kết hợp gián tiếp với vị từ hay vị ngữ thông qua những từ chỉ vị trí được coi là “thời vị từ”. Chẳng hạn:

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “trên”, “dưới”, “giữa”

Thí dụ:

(51) Trên thềm, dưới bậc, giữa đường, non nghìn thiếu niên nam nữ túm tụm

lại tìm chỗ để đứng ngắm nhau cho đỡ nóng ruột lúc chờ đợi. (Kép Tư Bền, tr.163)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “trong”

Thí dụ:

(52) Trong bóng tối của gian nhà, hai bộ ghế ngựa mới kê giáp nhau, bốn thân

hình nằm lù lù như bốn cái mả. (Cái Tết của những nhà đại văn hào, tr.577)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “ngoài”

Thí dụ:

(53) Ngoài nhà ngoài có cái giường mình nằm, thông với buồng trong của vợ

chồng nó. (Mất cái ví, tr.151)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “trước”

Thí dụ:

(54) Mà trước khi đi ngủ, nhà Tham nó còn soi các then cửa cẩn thận. (Mất cái ví, tr.151)

- Chu tố được dẫn nối bởi từ “sau”

Thí dụ:

(55) Sau khi lục soát ví một lượt nữa- và cố nhiên cũng vô ích- bà vẩn vơ, lững

thững đi ra. (Tấm giấy một trăm, tr.527)

b. Biến thể vắng quan hệ từ

Khi kết hợp gián tiếp với vị ngữ hay vị từ, chu tố có thể xuất hiện với biến thể vắng quan hệ từ. Cụ thể:

(56) Khi tìm thấy, bèn gí vào mắt để xem, thì cái tròn tròn ấy là đồng hào ván.

(Báo hiếu trả nghĩa cha, tr.125)

Khi tìm thấy, bèn gí vào mắt xem, thì cái tròn tròn ấy là đồng hào ván.

Trong một số trường hợp ta vẫn có thể thêm quan hệ từ vào mà ý nghĩa của câu không thay đổi.

(57) Dăm sáu anh khôn ngoan, đã khéo đến ngủ nhờ nhà người khác, hoặc

làng khác. (Tinh thần thể dục, tr.460)

Dăm sáu anh khôn ngoan, đã khéo đến ngủ nhờ (ở) nhà người khác,

hoặc làng khác.

(58) Người ta đến càng đông. Vẫn đánh nó. Cả đòn càn, đòn gánh nữa. Người

ta phang cho sướng tay. (Bữa no…đòn, tr.236)

Người ta đến càng đông. Vẫn đánh nó. (bằng) Cả đòn càn, đòn gánh

nữa. Người ta phang cho sướng tay.

Riêng kiểu chu tố thường được gọi là chu tố tình huống thường kết hợp với vị từ- vị ngữ không thông qua quan hệ từ. Tuy nhiên, cần coi đây là biến thể vắng quan hệ từ, hay từ dẫn nối (là thời vị từ).

Thí dụ:

(59) Nói xong, cụ súc miệng, và rửa quàng cái mặt, rồi đội khăn, mặc áo.

(Mất cái ví, tr.157)

Sau khi nói xong, cụ súc miệng, và rửa quàng cái mặt, rồi đội khăn, mặc áo.

(60) Đi lần mãi mấy làng, bác mới đến nhà ông Nghị Trinh. (Hai thằng khốn nạn,

tr.36)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)