6. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.2.5. Các kiểu chu tố
Khi phân loại chu tố, chúng tôi chủ yếu tiếp thu cách phân loại của Nguyễn Văn Lộc, theo đó, chu tố được phân loại dựa vào các tiêu chí sau:
a. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, có thể chia các chu tố thành:
- Chu tố được biểu hiện bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) Thí dụ:
(42) Bà phải về ngay bây giờ. (Báo hiếu trả nghĩa cha, tr.124)
- Chu tố được biểu hiện bằng vị từ, cụm vị từ. Thí dụ:
(43) Đi hết phố này sang phố khác, nhà nào anh cũng ngắm, cũng nhận kỹ lắm.
(Thằng điên, tr.270)
b. Dựa vào phương thức kết hợp, có thể chia chu tố thành: - Chu tố kết hợp trực tiếp với vị từ
Thí dụ:
(44) Để chốc tao còn khám một lượt nữa. (Thầy cáu, tr.215)
- Chu tố kết hợp gián tiếp với vị từ Thí dụ:
(45) Bà mắm đôi môi thắm lại để băn khoăn và tiếc tiền. (Tấm giấy một trăm,
tr.528)
c. Dựa vào khả năng cải biến, có thể chia các chu tố thành:
- Chu tố có khả năng cải biến vị trí (gồm chu tố có khả năng chiếm ba vị trí, chu tố có khả năng chiếm hai vị trí)
Thí dụ:
(46a) Từ nọ đến nay, bao nhiêu người xin đong mà bà không dám bán. (Hé!
Hé! Hé!, tr.418)
(46b) Bao nhiêu người xin đong từ nọ đến nay, mà bà không dám bán.
(46c) Bao nhiêu người từ nọ đến nay xin đong mà bà không dám bán.
+ Khả năng chiếm hai vị trí: Thí dụ:
(47a) Hơn nửa giờ nữa, ông bà Nghị mới ra. (Hai thằng khốn nạn, tr.37)
(47b) Ông bà Nghị hơn nửa giờ nữa mới ra.
- Chu tố không có khả năng cải biến vị trí: Thí dụ:
(48) Chờ đây, tôi ra ngay. (Hai thằng khốn nạn, tr.37)
d. Dựa vào ý nghĩa có thể chia các chu tố thành nhiều kiểu khác nhau: chu tố không gian; thời gian; nguyên nhân; mục đích; điều kiện; công cụ (phương tiện); tính chất, cách thức; số lần hoạt động; nhượng bộ; kẻ cùng tham gia hoạt động; tình huống; kết quả; biểu thị ý “loại trừ”.