Tiểu kết Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 92 - 99)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Tiểu kết Chương 3

Chương 3 khảo sát các chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn

Công Hoan xét về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng, những kết quả đạt được ở chương này cho phép rút ra những điểm cơ bản sau:

1. Về vai trò ngữ nghĩa của chu tố: Chu tố có tác dụng cụ thể hóa ý nghĩa của vị từ cũng như ý nghĩa của câu. Trên thực tế, tác dụng ngữ nghĩa của chu tố

được thể hiện khá phức tạp nhưng có thể quy về những khía cạnh chính sau: Xác

lập rõ bối cảnh không gian, thời gian của sự tình (sự kiện, sự việc) nêu ở vị ngữ hay vị từ; Miêu tả, làm rõ tính chất, đặc điểm của hoạt động (sự tình) nêu ở vị ngữ hay vị từ; Xác định rõ mối quan hệ logic - hiện thực giữa sự tình nêu ở vị ngữ và sự tình nêu ở chu tố.

Về ý nghĩa cụ thể, chu tố gồm các kiểu loại: chu tố thời gian; không gian; nguyên nhân; mục đích; điều kiện; tình huống; nhượng bộ; công cụ; số lần hoạt động; ý nghĩa tính chất (cách thức); kẻ cùng tham gia hoạt động; kết quả; biểu thị ý “loại trừ”. Mỗi kiểu chu tố đều có những đặc điểm riêng về ý nghĩa. Riêng chu tố chỉ hoàn cảnh, tình huống có những nét khác biệt: đây là thành tố tuy về cơ bản có đặc tính của chu tố (với các ý nghĩa thời gian, nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ) vừa có nét gần gũi nhất định với vị ngữ.

2. Về vai trò ngữ dụng của chu tố: Luận văn xem xét làm rõ hai vai trò chính:

tham gia tạo lập cấu trúc đề thuyết của câu (xác lập đề ngữ; xác lập đề tương phản);

KẾT LUẬN

1. Chu tố, cùng với diễn tố là thành tố cú pháp thuộc tổ chức cú pháp của câu hay nút vị từ. Khác với diễn tố (là thành tố cú pháp bắt buộc), chu tố là thành tố cú pháp tự do được dùng để bổ sung cho vị ngữ hay vị từ ý nghĩa tình trạng, hoàn cảnh. Theo cách hiểu trên đây, về cơ bản, chu tố tương ứng với cả trạng ngữ của câu lẫn bổ ngữ tự do của vị từ (theo cách hiểu truyền thống).

Với tư cách là thành tố cú pháp, chu tố được phân biệt với vai nghĩa (tham thể ngữ nghĩa) là thành tố thuộc cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

2. Việc khảo sát sự xuất hiện chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc

Nguyễn Công Hoan cho thấy, chu tố là thành tố cú pháp được dùng khá phổ biến

trong câu. Điều này chứng tỏ chu tố có vị trí, tầm quan trọng trong tổ chức cú pháp-

ngữ nghĩa của câu.

3. Nghiên cứu về đặc điểm ngữ pháp của chu tố (thể hiện ở các mặt: cách biểu hiện, phương thức kết hợp, vị trí) chúng tôi thấy:

a. Chu tố có cách biểu hiện khá đa dạng, phức tạp. Chúng có thể được biểu hiện bằng thể từ (cụm thể từ) hoặc vị từ (cụm vị từ), trong đó, dạng biểu hiện là thể từ (cụm thể từ) phổ biến hơn (72,41%).

b.Về phương thức kết hợp, chu tố chủ yếu kết hợp gián tiếp với vị ngữ (vị từ) thông qua sự dẫn nối của quan hệ từ (hoặc thời vị từ) và trong kiểu kết hợp gián tiếp, chu tố có thể xuất hiện với hai biến thể: biến thể có quan hệ từ và biến thể vắng quan

hệ từ. Đặc điểm về phương thức kết hợp chỉ ra trên đây tạo cho chu tố tính độc lập

tương đối về nghĩa cú pháp (khác với diễn tố luôn có ý nghĩa cú pháp phụ thuộc vào

nghĩa của động từ hạt nhân). Cũng chính phương thức kết hợp gián tiếp (thông qua

quan hệ từ) tạo điều kiện cho chu tố có được tính linh hoạt về vị trí trong câu.

c.Về vị trí, nét đặc trưng của chu tố là tính tự do về vị trí trong câu. Đây cũng là một đặc điểm phân biệt chu tố với diễn tố. Việc khảo sát vị trí của chu tố trong

Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan cho thấy trên thực tế, chu tố chiếm ba vị trí trong câu: trước cụm chủ vị, giữa chủ ngữ, vị ngữ và sau cụm chủ vị, trong đó, vị trí

phổ biến nhất (chiếm 62,4%) là ở sau cụm chủ vị. Đây cũng là vị trí cơ bản (vị trí thuận, vị trí xuất phát) của chu tố. Tính linh hoạt, tự do về vị trí của chu tố cũng được chứng tỏ qua khả năng cải biến vị trí của phần lớn (68,98%) chu tố (gồm khả năng cải biến với hai và ba vị trí).

4. Về đặc điểm ngữ nghĩa của chu tố, kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù là thành tố không bắt buộc (về cú pháp) của câu nhưng về mặt ngữ nghĩa, chu tố có vai trò khá quan trọng. Chu tố có tác dụng cụ thể hóa, làm phong phú, sâu sắc ý nghĩa của câu, qua đó, thể hiện được rõ ràng, đầy đủ điều mà người viết (nói) muốn diễn đạt. Việc lược bỏ chu tố trong nhiều trường hợp sẽ khiến câu trở nên đơn điệu, khó

hiểu. Xét về nghĩa cụ thể, chu tố của động từ được khảo sát trong Truyện ngắn chọn

lọc Nguyễn Công Hoan gồm nhiều kiểu khác nhau (tức là bao phủ hầu như hoàn toàn phạm vi ý nghĩa có thể có của chu tố).

5. Về mặt ngữ dụng, luận văn chỉ khảo sát hai khía cạnh (gắn với cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin của câu), qua đó, chỉ ra vai trò của chu tố trong việc tham gia tạo lập cấu trúc đề thuyết (tạo lập đề ngữ nói chung, đề tương phản nói riêng) và vai trò của chu tố trong việc tham gia tạo lập cấu trúc thông tin của câu (cụ thể là xác lập thông tin mới hay "cái mới").

Vấn đề đặc điểm của chu tố xét về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng là đề tài có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều khía cạnh lí thuyết và thực tiễn phức tạp.

Qua việc nghiên cứu về các chu tố của động từ trên cứ liệu Truyện ngắn chọn lọc

Nguyễn Công Hoan, luận văn đã thu được những kết quả bước đầu. Chúng tôi hy vọng sẽ có điều kiện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài thú vị này.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2018), “Vị trí của chu tố trong câu (Khảo sát trên Tuyển

tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)”, Ngôn ngữ, (4), tr.55- 69.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (2009), Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, Nxb

Giáo dục.

2. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, Trường ĐHSP Hà Nội I

3. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Nxb Đại học và Giáo

dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Diệp Quang Ban (2008), "Lí thuyết khung cho một ngữ pháp Việt Nam", trong

tập: Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề lí luận, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội,

tr 9-54.

7. Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.

8. Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

9. Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Tiêu Thị Thanh Bình (2013), Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết

học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu vài tác phẩm văn học giai đoạn 1930- 1945), Luận văn Thạc sĩ, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn.

11. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

12. Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich. N.V (1973), "Góp thêm một số ý kiến về vấn đề

hệ thống đơn vị ngữ pháp", Ngôn ngữ, (2), tr. 1-15.

13. Võ Thị Dung (2010), Chức năng ngữ nghĩa của từ tình thái đứng đầu phát ngôn

trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

14. Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

15. Lê Thị Đức Hạnh (2001), Nguyễn Công Hoan, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo

16. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1, Nxb Khoa học Xã hội.

17. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt - Câu trong

tiếng Việt, quyển 1, Nxb Giáo dục Tp Hồ Chí Minh.

19. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (2003), Ngữ pháp

chức năng tiếng Việt, quyển 2: Câu trong tiếng Việt cấu trúc - ngữ nghĩa - công

dụng, Nxb Giáo dục.

20. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

21. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam.

22. Đặng Thị Thanh Hoa (2016), "Vai trò của một đoạn câu trong truyện ngắn

Nguyễn Công Hoan", Tạp chí ngôn ngữ, (8).

23. Nguyễn Công Hoan (2013), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học.

24. Nguyễn Thanh Liêm (2013), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn

Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.

25. Nguyễn Văn Lộc (1994), "Đặc điểm cú pháp của kiểu câu N2 - P- P", trong tập:

Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Lộc (1998), Vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích câu, Đề tài

khoa học cấp Bộ.

28. Nguyễn Văn Lộc (2012), "Bàn thêm về bình diện cú pháp và nghĩa cú pháp",

Tạp chí ngôn ngữ, (6) ,3 - 18.

29. Nguyễn Văn Lộc (2012), Vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích câu tiếng

Việt, Tài liệu dùng cho cao học ngôn ngữ.

30. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên), Nguyễn Mạnh Tiến, (2017) Ngữ pháp tiếng Việt,

31. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến (2014), "Hệ thống thành phần câu tiếng

Việt nhìn từ góc độ kết trị của từ", Ngôn ngữ, (9), tr. 45-6.

32. Nguyễn Thị Lương (2009), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm.

33. M.A.K. Halliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

34. Võ Huỳnh Mai (1971), "Về vấn đề trạng ngữ trong tiếng Việt", Ngôn ngữ, (3),

tr. 13-21.

35. Võ Huỳnh Mai (1973), "Bàn thêm về phạm vi của trạng ngữ trong tiếng Việt",

Ngôn ngữ, (2), tr. 54-62.

36. Nguyễn Thị Nhung (2014), Một số vấn đề cơ bản về ngữ nghĩa học, Tài liệu

dùng cho cao học ngôn ngữ.

37. Nguyễn Thị Nhung (2014), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên.

38. Panfilov V.S.(2008), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

39. Hoàng Trọng Phiến (1986), Ngữ pháp tiếng Việt, Câu, Nxb Đại học và THCN,

Hà Nội.

40. Hoàng Thị Tố Quyên (2010), So sánh câu văn trong truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

41. Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Simon C. Dik (2005), Ngữ pháp chức năng, Nxb Đại học Quốc gia TP HCM.

43. Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú (2001), Thi pháp truyện ngắn trào phúng

Nguyễn Công Hoan, Nxb Đại học.

44. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

45. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

46. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

47. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Tổng hợp, Thành

48. Thành Đức Bảo Thắng (2013), "Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện ngắn

Nguyễn Công Hoan", Tạp chí Văn học nghệ thuật, (343).

49. Trần Ngọc Thêm (2011), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

50. Nguyễn Khắc Thuần (1998), Bước đầu khảo sát cấu trúc câu văn truyện ngắn

Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

51. Trần Thị Thủy (2008), Đối sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn

Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

52. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu

tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

53. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), "Về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ với bộ phận

còn lại của câu nhìn từ góc độ kết trị của vị từ, Ngôn ngữ, (2), tr. 46- 63.

54. Nguyễn Mạnh Tiến (2015), "Về vị trí cơ bản của trạng ngữ trong câu xét trong

mối quan hệ kết trị với vị từ ", Ngôn ngữ, (7), tr. 47-58.

55. Nguyễn Mạnh Tiến (2016), "Biến thể biệt lập của các thành phần câu trong tiếng

Việt", Ngôn ngữ, (4), tr. 55-70.

56. Bùi Minh Toán (chủ biên) - Nguyễn Thị Lương, (2010), Giáo trình ngữ pháp

tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

57. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, (2002), Ngữ pháp tiếng Việt,

Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội.

58. Hà Thị Tuyết (2010), Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn

Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

II. Tiếng Nga

59. Быcтрoв. И.C, Hгуeн Taй Кaн, H.B.Cтанкeивч. Грамматикa Вьетнамского

языка, Издательство Ленинградского унивeрситeтa, Ленинград, 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)