Chu tố được biểu hiện bằng vị từ,cụm vị từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 42 - 44)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan

2.2.2. Chu tố được biểu hiện bằng vị từ,cụm vị từ

Kết quả khảo sát trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan cho thấy có

676 chu tố là vị từ, cụm vị từ, chiếm 27,59% tổng số các chu tố.

Các chu tố là vị từ (cụm vị từ) thường chỉ mục đích, nguyên nhân, điều kiện,

sự nhượng bộ, tính chất. Chu tố được biểu hiện bằng vị từ gồm hai dạng:

2.2.2.1. Dạng là vị từ

Trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy các chu tố vị

từ có cấu tạo là từ chỉ có 58 chu tố, chiếm 2,37%. Thí dụ:

(25) Miệng nó há hốc ra vì đói. (Hai cái bụng, tr.522)

(26) Bà đứng dừng lại để nghĩ. (Tấm giấy một trăm, tr.528)

(28) Người ta không muốn nghe kẻ gian cứ nói dối mãi. (Thế cho nó chừa, tr.245)

(29) Tiếng phèng rè nổi lên nhưrun,nhưkhóc. (Người thứ ba. t.r589)

2.2.2.2. Dạng là cụm vị từ

Các chu tố biểu hiện bằng cụm vị từ có số lượng 618 chu tố, chiếm 25,22%, nhiều hơn gấp 10,64 lần so với các chu tố có cấu tạo là từ. Các chu tố là cụm vị từ xuất hiện với các dạng khác nhau.

a. Chu tố là cụm vị từ ở dạng đầy đủ.

Chu tố biểu hiện bằng cụm vị từ ở dạng đầy đủ tức gồm động từ hạt nhân với đầy đủ các diễn tố hay thành tố phụ bắt buộc (chủ ngữ, bổ ngữ).

Thí dụ:

(30) Thế thì chỉ có con vú em là có thể nghi là ăn cắp được, vì thằng bếp,

thằng xe, ngủ cả dưới nhà dưới, cạnh bếp. (Mất cái ví, tr.151)

(31) Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ được một bài trường thiên

rõ dài để tặng. (Thật là phúc, tr.41)

(32) Người thì được thông lưng nhau, để một mình ông bị thiệt, vì họ coi ông

như con bò! (Cái thú tổ tôm, tr.226)

b. Chu tố là cụm vị từ ở dạng không đầy đủ.

Ở dạng không đầy đủ, các chu tố có dạng là cụm vị từ thiếu vắng một hay vài thành tố bắt buộc bên hạt nhân, nghĩa là một trong các diễn tố (chủ ngữ, bổ ngữ) bị lược bỏ. Trường hợp thường gặp là lược bỏ diễn tố chủ thể.

Thí dụ:

(33) Hôm ấy, Lê Văn Tầm kê dọn nhà cửa để đón một vị thượng khách.

(Mánh khóe, tr.256)

(34) Nhưng chị lấy ngay cái hy vọng ra để tự an ủi. (Ngậm cười, tr.280)

(35) Rồi ông ra hè, thỉnh thoảng nói vào một câu để đánh tiếng. (Cái thú tổ tôm,

tr.229)

Khảo sát mối quan hệ giữa chu tố là vị từ (cụm vị từ) trong Truyện ngắn chọn lọc

Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy rằng mối quan hệ giữa chu tố và vị ngữ (hay vị từ) vẫn được thể hiện rõ ở chỗ có thể lược chủ ngữ (với văn cảnh, tình huống nói

năng nhất định) mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chu tố và vị từ- vị

ngữ. Trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan có rất nhiều những câu không

có chủ ngữ trong đó chu tố được biểu hiện bằng vị từ (cụm vị từ) cùng với vị ngữ tạo thành tổ hợp được dùng với tư cách là câu tỉnh lược chủ ngữ.

Thí dụ:

(36) Đi một lúc lâu,  chẳng gặp một ai cả, cô ả bảo anh xe: (Người ngựa và

ngựa người, tr.59)

(37) Nói xong,  cút thẳng. (Mất cái ví, tr.157)

(38) Chờ mãi  cũng không thấy có người ra trả thêm xu nào. (Hai thằng

khốn nạn, tr.38)

(39) Nhưng  cố gượng mở to mắt để nhìn ra phía ngoài. (Nỗi vui sướng của

thằng bé khốn nạn, tr.68)

Những trường hợp trên đây là một bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ cú pháp (quan hệ về ý nghĩa và hình thức) giữa chu tố và vị từ.

Như vậy, xét về cách biểu hiện, theo khảo sát của chúng tôi, chu tố trong câu hết sức đa dạng và phong phú. Chu tố có thể được biểu hiện bằng danh từ/cụm danh

từ, động từ/cụm động từ, tính từ/cụm tính từ/. Tuy nhiên, trong Truyện ngắn chọn lọc

Nguyễn Công Hoan, chu tố là thể từ (danh từ,cụm danh từ, đại từ) chiếm phần lớn.

2.3. Chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan xét về

mặt phương thức kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)