Vai trò của chu tố trong việc tham gia tạo lập cấu trúc đề thuyết của câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 81 - 89)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Chu tố của động từ xét về mặt ngữ dụng

3.2.2. Vai trò của chu tố trong việc tham gia tạo lập cấu trúc đề thuyết của câu

3.2.2.1. Dẫn nhập

Cấu trúc đề thuyết (cấu trúc đề ngữ) đặc trưng cho câu (cú) với tư cách là một thông điệp (hay câu trong chức năng văn bản). Khi nói một câu, cùng với việc tuân thủ quy tắc ngữ pháp và ngữ nghĩa, người ta chọn một thành tố làm khởi điểm của

thông báo gọi là đề ngữ hay phần đề (đề), phần còn lại là thuyết ngữ hay phần thuyết

(thuyết) [30, 505].

Như vậy, đề ngữ (phần đề, đề) là một trong hai thành tố thuộc cấu trúc giao

tiếp của câu chỉ điểm xuất phát của thông báo; còn thuyết ngữ (phần thuyết, thuyết) là thành tố được dùng để thuyết minh, thông báo về đề ngữ.

Cấu trúc đề thuyết theo cách hiểu trên đây thuộc bình diện ngữ dụng và khác về bản chất với cấu trúc cú pháp (trong đó có cấu trúc chủ vị) vốn thuộc bình diện cú pháp.

Trong việc tạo lập cấu trúc đề thuyết của câu, việc lựa chọn đề ngữ phụ thuộc nhiều vào các nhân tố thuộc bình diện ngữ dụng (bình diện giao tiếp, cú pháp giao

tiếp) như: mục đích, điểm nhìn của người nói, mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố cấu tạo câu với tư cách là thành tố của văn bản (các quy tắc liên kết câu trong văn

bản). Thực tế cho thấy, trừ vị ngữ ít được chọn làm phần đề, còn hầu như bất kì thành

phần nào của câu cũng có khả năng được chọn làm đề ngữ. Chẳng hạn, có thể chỉ ra những trường hợp sau: - Chủ ngữ là đề ngữ

Thí dụ:

(130) Ông ấy đi vắng chưa về. (Báo hiếu trả nghĩa mẹ, tr.126)

(131) Bát cơm ấy chưa đủ đền vào chỗ nhịn tối qua. (Thằng ăn cắp, tr.112)

- Bổ ngữ là đề ngữ Thí dụ:

(132) Món năm trăm ấy, bà phải viết văn tự để vay. (Hé! Hé! Hé!, 420)

(133) Đôi giày ấy, chẳng biết cụ mua từ Khải Định mấy niên… (Cụ Chánh Bá

mất giày, tr.139)

- Chu tố (trạng ngữ, trạng tố) là đề ngữ Thí dụ:

(134) Lúc này anh cũng chỉ dám mong ở sự tình cờ có khách gọi. (Tấm giấy

một trăm, tr.531)

(135) Lúc ấy, ông mới gọi chúng con lên. (Mất cái ví, tr. 152)

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể vai trò của chu tố trong cấu tạo đề ngữ

của câu thể hiện ở hai khía cạnh cụ thể: chu tố trong vai trò xác lập đề ngữ nói chung

chu tố trong vai trò xác lập đề tương phản.

3.2.2.2. Chu tố trong vai trò xác lập đề ngữ nói chung

Kết quả khảo sát trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cho thấy

chu tố là một trong hai thành tố (cùng với chủ ngữ) thường được chọn làm đề ngữ của

câu. Theo số liệu thống kê ở Bảng 3, có đến 33,76% chu tố đứng trước cụm chủ vị.

Đây chính là các chu tố có vai trò đề ngữ (cụ thể là giữ vai trò “khung đề” theo thuật ngữ của Cao Xuân Hạo).

Vấn đề đặt ra là: Vì sao lại có một số lượng lớn (1/3 số lượng được khảo sát) chu tố (vốn có vị trí cơ bản ở sau vị ngữ hay vị từ) lại được đặt ở vị trí trước cụm chủ vị (vị trí đặc trưng của đề ngữ)? Đây là vấn đề khá phức tạp. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu lên một vài kiến giải có tính sơ bộ.

Theo chúng tôi, bên cạnh lí do quan trọng là mục đích thông báo, điểm nhìn của người nói (việc chọn điểm xuất phát của thông báo), việc đặt chu tố ở trước cụm chủ vị còn có những lí do sau:

a. Thứ nhất: Do ý nghĩa của chu tố.

Như đã biết, ý nghĩa phổ biến nhất của chu tố là nêu bối cảnh không gian, thời gian của sự tình (sự kiện, sự việc) nêu ở vị ngữ hay vị từ. Khi miêu tả hay trình bày một sự tình, việc nêu ra trước khung cảnh (không gian, thời gian) trong đó diễn ra sự tình dường như phù hợp với nhận thức chung của con người.

Chẳng hạn, thử so sánh hai cách trình bày sau:

(136a) Năm 1926, nước to, đê vỡ tứ tung… (Hai thằng khốn nạn, tr35)

(136b) Nước to, đê vỡ tứ tung vàonăm 1926

Trong trường hợp cụ thể trên đây, việc chọn điểm xuất phát của thông báo (đề ngữ) như ở câu (136a) rõ ràng là phù hợp hơn.

Việc chọn đặt các chu tố biểu thị “thời gian tương đối” mà một số tác giả gọi là trạng ngữ tình thái hay vị ngữ phụ ở vị trí trước cụm chủ vị (tức là chọn chúng làm đề ngữ) cũng có lí do liên quan đến ngữ nghĩa: Các chu tổ kiểu này thường biểu thị sự tình (sự việc) xảy ra trước sự tình nêu ở vị từ- vị ngữ. Việc lựa chọn trật tự từ này rõ

ràng theo quan hệ logic: sự kiện - thời gian.

Thí dụ:

(137) Đến nơi, cô xổ khăn ra, lấy lược chải lại mái tóc. (Cô Kếu, gái tân

thời, tr.149)

(138) Đi lần mãi mấy làng, bác mới đến được nhà ông nghị Trinh. (Hai thằng

khốn nạn, tr.36)

(139) Nói xong, bà cầm tay quan ông dắt ra ngoài, đóng sập cửa lại. (Đàn bà là

Trong những câu trên đây, các sự việc nêu ở chu tố (đến, đi, nói) đều diễn

ra trước các sự việc nêu ở vị từ - vị ngữ (xổ khăn, chải tóc, đến, dắt…) và đây có

thể là một trong những lí do khiến các chu tố biểu thị các sự việc này được đặt trước cụm chủ vị.

b. Thứ hai: Đảm bảo sự cân đối, hài hòa về ngữ điệu của câu

Sự khảo sát cho thấy khi ở sau cụm chủ vị đã xuất hiện một vài chu tố hoặc một chu tố có khối lượng (độ dài vật chất) tương đối lớn thì một trong các chu tố khác thường được đưa lên đầu câu. Trong trường hợp này, chu tố ở đầu câu vừa giữ vai trò đề ngữ (khung đề), vừa góp phần đảm bảo sự hài hòa, cân đối về ngữ điệu của câu.

So sánh:

(140a) Ngót một tháng nay, cụ Chánh Bá bực mình vì đôi giày của cụ nó móm

quá. (Cụ Chánh Bá mất giày, tr.139)

(140b) Cụ Chánh Bá bực mình ngót một tháng nay vì đôi giày của cụ nó

móm quá.

(141a) Trên thềm, dưới bậc, giữa đường, non nghìn thiếu niên nam nữ túm

tụm lại tìm chỗ để đứng ngắm nhau cho đỡ nóng ruột lúc chờ đợi. (Kép Tư Bền,

tr.163)

(141b) Non nghìn thiếu niên nam nữ túm tụm lại trên thềm, dưới bậc, giữa

đường tìm chỗ để đứng ngắm nhau cho đỡ nóng ruột lúc chờ đợi.

Như các thí dụ cho thấy, việc lựa chọn trật tự từ như ở những câu (140a), (141a) (theo đó, các chu tố thời gian, vị trí được đặt ở đầu câu) rõ ràng phù hợp về ngữ điệu hơn so với cách lựa chọn ở những câu (140b), (141b).

c. Thứ ba: Để phục vụ cho mục đích liên kết chủ đề giữa các câu trong văn bản.

Theo Trần Ngọc Thêm, “liên kết của văn bản chính là sự tổ chức những chủ

đề và phần nêu của các phát ngôn” [49, 239].

Yêu cầu liên kết chủ đề là toàn văn bản phải xoay quanh một chủ đề nhất định. Vì liên kết chủ đề thuộc về liên kết nội dung mà liên kết nội dung luôn được thể hiện bằng liên kết hình thức nên liên kết chủ đề cũng luôn được thể hiện bằng liên kết hình thức.

Về mặt nội dung, hai câu (phát ngôn) được coi là có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tượng chung hoặc những đối tượng có liên quan mật thiết với nhau [49, 240].

Về mặt hình thức, liên kết chủ đề được thể hiện bằng 7 phương thức liên kết

hình thức là: lặp từ vựng, đối, thế đồng nghĩa, liên tưởng, thế đại từ, tỉnh lược yếu và

tỉnh lược mạnh [49, 240].

Theo cách hiểu trên đây về liên kết chủ đề thì chu tố có vai trò quan trọng trong kiểu liên kết này. Để thực hiện vai trò liên kết chủ đề, tức là gắn kết chủ đề (nội dung) của câu sau với với chủ đề (nội dung) của câu trước, chu tố thường được đặt ở vị trí đầu câu sau (là vị trí gần với câu trước hơn cả). Khi đó, chủ đề (tiểu chủ đề) của đoạn văn sẽ được “liền mạch” hơn.

Sự phân tích tư liệu cho thấy vai trò liên kết chủ đề của chu tố được biểu hiện qua các phép liên kết hình thức khá phong phú, đa dạng. Dưới đây là một số phương thức liên kết hình thức được dùng để thể hiện liên kết chủ đề thông qua vai trò của chu tố.

- Phép lặp từ vựng Thí dụ:

(142) Rồi từ đó, mỗi buổi chiều, cô thu hộp phấn vào bọc, cô đến chơi nhà

cô Bích Ngọc. (143) Đến nơi, cô sổ khăn ra, cô lấy lược chải lại mái tóc. (Cô Kếu,

gái tân thời, tr.149).

(144) Cô ngắm. (Cô bàn. Cô bình phẩm. Cô khoái lắm.). (145) Rồi trong độ

nửa giờ, ngắm chán, cô trút hết bộ cánh ra, xin thau nước, lau kĩ cái mặt, rồi mặc bộ

quần áo thâm đi về. (Cô Kếu, gái tân thời, 149)

Việc lặp lại động từ đến (đã xuất hiện trong câu (142)) ở chu tố (đến nơi) trong

câu (143) tạo nên sự liên kết chủ đề giữa câu (142) với câu (143) (cả hai câu đều nói

về sự hoạt động đến).

Trong câu (145), việc lặp lại ở động từ ngắm (đã xuất hiện trong câu

- Phép thế đại từ Thí dụ:

(146) Cửa trên nhà này chưa mở, con đã thấy ông bà kêu mất tiền. (147) Lúc

ấy, ông mới gọi chúng con lên. (Mất cái ví, tr.152)

(148) Hàng phố càng thấy thưa người. (Các cửa đóng kín). (149) Lúc ấy, bốn

bên im lặng như tờ, chỉ nghe thấy lách tách tiếng bà khách cắn hạt dưa thôi… (Người ngựa và ngựa người, tr.56)

(150) Bà khóc sướt mướt, cầm cái lược, giũ mái tóc ra, vừa xuýt xoa vừa

chải. (151) Trong khi ấy, ngài đứng coi, mỗi chốc lại giở đồng hồ ra xem và giục.

(Xuất giá tòng phu, tr.338)

Trong những câu (147), (149) và (151), việc dùng đại từ ấy ở chu tố thay thế

cho các từ ngữ chỉ sự việc nêu ở những câu (146), (148), (150) đã có tác dụng liên kết chủ đề giữa các câu (đều nói về cùng một sự việc).

- Phép liên tưởng Thí dụ:

(152) Ấy thế rồi hai thầy trò đi. (153) Đến nơi, nhà chủ chào đón rất trân

trọng. (Cụ Chánh Bá mất giày, tr.141)

(154) Cậu cứ ở nhà mà học vở. (155) Đến hôm diễn thử lần cuối, cậu hãy đến

rạp cũng được. (Kép Tư Bền, tr. 162)

Ở câu (153), từ đến ở chu tố (đến nơi) có mối quan hệ liên tưởng với từ đi

câu (152) (theo quan hệ hoạt động - kết quả: đi - đến). Nhờ mối quan hệ liên tưởng

này mà câu (152) và (153) được liên kết chủ đề với nhau (đều nói về hoạt động

chuyển động của chủ thể). Ở câu (155) từ diễn có quan hệ liên tưởng với học vở

câu (154) (theo quan hệ hoạt động- mục đích: học vở để diễn kịch). Nhờ có mối quan

hệ liên tưởng này mà các câu (154) và (155) có sự liên kết chủ đề với nhau (đều nói về việc diễn kịch).

- Phép tỉnh lược Thí dụ:

Ở câu này, bổ ngữ ở sau động từ thấy (thuộc chu tố càng không thấy chỉ tình huống) đã bị lược bỏ và việc tỉnh lược bổ ngữ ở chu tố cũng là một biện pháp liên kết vì sự lược bỏ này khiến cho câu (156) là câu chứa lược tố phụ thuộc về nghĩa vào câu

đứng trước (chứa chủ tố là “đôi giày”) Trong trường hợp này, chu tố (càng không

thấy) đã tham gia vào sự liên kết chủ đề giữa câu (156) và câu đứng trước thông qua

phương thức tỉnh lược.

Trên đây, ta đã xem xét vai trò của chu tố trong việc xác lập đề ngữ và chỉ ra những lí do khiến cho có đến 1/3 chu tố trong diện khảo sát được chọn đặt trước cụm chủ vị để giữ vai trò đề ngữ. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét đặc điểm của chu tố trong

vai trò đề tương phản.

3.2.2.3. Chu tố trong vai trò xác lập đề tương phản

Đề ngữ tương phản được hiểu là “đề đặt trong mối quan hệ tương ứng (đối

lập, phân biệt) với đề khác xuất hiện ở trước hoặc sau nó. Đề tương phản thường được đánh dấu bằng từ thì ở sau nó và thường dùng vào mục đích nhấn mạnh ý được nêu lên để so sánh, phân biệt” [30, 515]. Tương ứng với các đề ngữ tương phản là các thuyết ngữ cũng có tính tương phản.

Chẳng hạn, trong câu (157) “Anh làm được chứ tôi thì tôi chịu.”, từ tôi ở trước

từ thì là một đề tương phản (tôi tương phản với anh) và dấu hiệu cho phép dễ dàng

nhận ra đề tương phản này là hư từ thì (có một trong những chức năng chủ yếu là

đánh dấu ranh giới giữa đề tương phản và thuyết tương phản).

Cũng như đề tương phản được xác lập bởi các thành phần câu khác (chủ ngữ, bổ ngữ), đề tương phản được xác lập bởi chu tố luôn có hai đặc điểm:

- Về nội dung: Nó có sự đối lập hay phân biệt (tương phản) với ý nghĩa của các đề khác (được biểu hiện một cách hiển ngôn hay ngầm ẩn ở những câu trước).

- Về hình thức: Nó được đánh dấu bởi từ thì (hoặc ) đứng ngay sau mình.

Thí dụ:

(158) Bà khách lại quay lưng đi, lần này thì đi thẳng. (Người ngựa và

(159) Nhưng lần này thì thật là không buồn bước lên nữa. (Người ngựa và ngựa người, tr.58)

Câu (158) miêu tả bà khách mặc cả giá xe với anh xe đã nhiều lần nhưng anh

xe vẫn chưa đồng ý nên lần này thì bà đi thẳng. Trong câu này, chu tố lần này đứng

trước từ thì và giữ vai trò là đề tương phản. Đề này tương phản hay được đặt trong

thể đối lập với một đề ngầm ẩn xuất hiện ở trước đó (lần trước) đã không được biểu

hiện một cách hiển ngôn mà được xác định thông qua ngữ cảnh: Anh xe đòi giá sáu hào một giờ kéo xe, bà khách trả hai hào, anh xe cho là rẻ quá, không đồng ý và bà

khách đã quay lưng đi. Anh xe hạ xuống năm hào rưỡi, và lần này bà khách đi thẳng).

Trong câu (159), lần này cũng là chu tố giữ vai trò đề tương phản. Đề này tương phản

với một đề ngầm ẩn xuất hiện trước đó (lần trước) đã được xác định thông qua ngữ

cảnh (lúc trước đó, anh đã vui mừng, phấn chấn, hăm hở kéo xe vì nghĩ sẽ có tiền mang về cho vợ con ăn Tết).

Ở các thí dụ trên đây, các đề tương phản đều có mối quan hệ tương phản (đối lập) với các đề hữu quan xuất hiện ở trước mình. Trong trường hợp dưới đây, các đề hữu quan xuất hiện ở sau đề tương phản.

Thí dụ:

(160) Hôm nay thì nó lả đi rồi. (Tai nó ù. Mắt nó lóa. Nó nằm vật ở lề đường.

Miệng nó há hốc ra vì đói.) (Hai cái bụng, tr.520)

Bởi vì, cũng như hôm qua, và cũng như hôm kia, hôm kìa, nó đã đi lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ mà chẳng kiếm được tí cháo lưng hồ. (Hai cái bụng)

Ở thí dụ trên đây, chu tố hôm nay giữ vai trò đề tương phản xuất hiện trong

câu đầu tiên của văn bản. Đề tương phản này được đặt trong mối quan hệ tương phản

(đối lập) với các đề: hôm qua, hôm kia, hôm kìa xuất hiện ở sau nó. Trường hợp dẫn

trên đây tuy không phổ biến lắm nhưng cũng không phải quá hiếm, nhất là trong các tác phẩm văn học. Việc dùng đề tương phản ngay ở câu đầu của văn bản như kiểu này thường có mục đích gây sự chú ý, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.

Khi phân tích đề tương phản nói chung và đề tương phản là chu tố nói riêng, có thể gặp những trường hợp mối quan hệ ngữ nghĩa giữa đề tương phản và các đề hữu quan không được biểu hiện hoàn toàn rõ ràng mà mang tính ngầm ẩn (khó chỉ ra một cách cụ thể, chính xác).

Thí dụ:

(161) Bây giờ thì tôi biết làm thế nào? (Người ngựa và ngựa người, tr.57)

Về hình thức, chu tố bây giờ (đứng trước từ thì) rõ ràng mang dấu hiệu đặc

trưng của đề tương phản. Tuy nhiên, về nội dung, mối quan hệ tương phản (đối lập) giữa nó với các đề khác không thật sự rõ ràng. Mối quan hệ này chỉ có thể xác định

một cách tương đối. (Chẳng hạn, bây giờ có thể tương phản hay đối lập với trước

đây, lúc nãy, chốc nữa hay sau này…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)