Các vị trí mà chu tố chiếm giữ trong câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 48 - 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Chu tố của động từ trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan

2.4.1. Các vị trí mà chu tố chiếm giữ trong câu

2.4.1.1. Nhận xét chung về sự phân bố theo vị trí của chu tố trong câu

Như Bảng 2.3 trên đây cho thấy, trong câu, chu tố xuất hiện ở ba vị trí: trước cụm chủ vị (827 chu tố, chiếm 33,76 %), giữa chủ ngữ, vị ngữ (94 chu tố, chiếm 3,84 %) và sau cụm chủ vị (1529 chu tố, chiếm 62,4 %). Như vậy, vị trí phổ biến nhất mà chu tố chiếm giữ ở trong câu là ở sau cụm chủ vị (cụm vị từ), còn vị trí ít gặp nhất là ở giữa chủ ngữ, vị ngữ. Kết quả khảo sát trên đây phù hợp với sự miêu tả của Nguyễn Tài

Cẩn về cấu trúc của “động ngữ” theo đó, các thành tố phụ chỉ hoàn cảnh của động từ

(các từ in nghiêng trong: học bốn giờ, ngồi ở ghế, ăn bằng đũa, chơi với bạn, chạy

nhanh, chạy mồ hôi vã ra như tắm, hỏng vì bài khó quá, mua cho con chơi, cười như pháo nổ …) được tác giả coi là “trạng tố” - thành tố phụ ở “phần cuối của động ngữ” [11, 275-280]. Kết quả khảo sát trên đây cũng phù hợp với kết quả phân tích, luận giải của Nguyễn Mạnh Tiến về vị trí cơ bản của trạng ngữ (chu tố), theo đó, vị trí sau vị ngữ hay vị từ được coi là vị trí cơ bản của trạng ngữ trong câu [54, 46 - 58].

Mặc dù có vị trí cơ bản (vị trí thuận, vị trí xuất phát) là ở sau động từ (vị từ) nhưng khi cụm động từ (nút động từ) xuất hiện trong câu, do tác động của các nhân

tố thuộc bình diện giao tiếp mà các chu tố (trạng tố, trạng ngữ) có thể thay đổi vị trí

và chiếm các vị trí trước cụm chủ vị hoặc giữa chủ ngữ, vị ngữ như đã chỉ ra ở Bảng

2.4.1.2. Đặc điểm của chu tố khi xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu

Mặc dù trên thực tế, các chu tố xuất hiện ở ba vị trí trong câu như đã chỉ ra nhưng mục này sẽ chỉ xem xét đặc điểm của các chu tố ở hai vị trí: trước và sau cụm chủ vị. Sở dĩ như vậy là vì số lượng chu tố chiếm vị trí giữa chủ ngữ và vị ngữ rất ít (3,84%). Hơn nữa, chu tố đứng giữa chủ ngữ, vị ngữ, về bản chất, có nhiều nét gần gũi với chu tố đứng trước cụm chủ vị.

Việc khảo sát chỉ ra đặc điểm ý nghĩa và hình thức của chu tố khi chúng xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu là vấn đề rất phức tạp. Ở đây, chúng tôi chỉ mới có thể nêu lên một vài nhận xét có tính sơ bộ về xu thế chung.

a. Đặc điểm của chu tố khi xuất hiện trước cụm chủ vị

Kết quả khảo sát cho thấy, chu tố xuất hiện ở trước cụm chủ vị có những đặc điểm đáng chú ý sau:

- Về ý nghĩa: Ý nghĩa phổ biến nhất của chu tố ở trước cụm chủ vị là chỉ bối cảnh về không gian, thời gian của sự tình (sự việc, sự kiện) nêu ở vị ngữ hay vị từ.

Thí dụ:

(65) Trong linh xa, khói hương trầm bay nghi ngút, giữa có bức truyền thần vẽ

sơn, mới xong tối hôm trước, để kịp rước. (Báo hiếu trả nghĩa mẹ, tr.130)

(66) Lúc bấy giờ, Bắc ôm một bọc to tướng đến nhà thương. (Oẳn tà rroằn, tr.33)

(67) Sáng ngày, chúng con mới dậy. (Mất cái ví, tr.152)

Trong số các chu tố chỉ bối cảnh không gian, thời gian, có hai kiểu chu tố hầu như luôn chiếm vị trước cụm chủ vị. Đó là:

+ Các chu tố chỉ thời gian phiếm định (có dạng cấu tạo phổ biến là một hôm)

Thí dụ:

(68) Một hôm, nó vơ vẩn giữa đám hàng bán rong. (Thằng ăn cắp, tr.111)

(69) Một hôm, trong rạp hát, giữa chốn tối tăm, nó đã mỉm cười, đem quả tim

quý hóa đó, nũng nịu đặt vào lòng một quan phủ góa vợ mà bước một bước lên chức bà lớn nghênh ngang. (Đàn bà là giống yếu, tr.191)

+ Các chu tố chỉ thời gian không thay đổi (hằng định) có chứa từ nào

Thí dụ:

(70) Năm nào cô cũng lên Hàng Ngang vài chục lần để xem hàng may mặc

- Về hình thức:

+ Về cấu tạo: Với ý nghĩa phổ biến là chỉ bối cảnh không gian, thời gian, các chu tố ở trước cụm chủ vị có thể xuất hiện ở các dạng cấu tạo khác nhau, trong đó phổ biến là:

Các chu tố có dạng cấu tạo là một từ: Thí dụ:

(71) Nó thấy rằng trước nó hèn nhát vô cùng. (Thế cho nó chừa, tr.251)

(72) Sau thấy bà cứ trỏ vơ vẩn hết phố nọ sang phố kia mà chả đỗ ở phố nào

cả, thì mới đoán chắc là cảnh ăn sương chi đây. (Người ngựa và ngựa người, tr.54)

(73) Đoạn người ta dẫn nó xuống nhà giam. (Thế cho nó chừa, tr.247)

(74) Bây giờ người ta đặt lắm tên phố rất khó nhớ. (Mánh khóe, tr.260)

Các chu tố chứa đại từ có chức năng liên kết câu: Thí dụ:

(75) Trong khi ấy, cả làng không ai chú ý đến ông nữa. (Cái thú tổ tôm, tr.229)

(76) Lúc ấy, cơm bưng lên, để trên bàn ăn. (Răng con chó của nhà tư sản, tr.20)

Ở những câu trên đây, trong chu tố có chứa đại từ ấy được dùng để thay thế

cho các từ chỉ sự việc nêu ở câu trước đó và tác dụng liên kết (bằng phép thế đại từ) đã khiến chu tố chứa nó được ưu tiên đặt ở vị trí đầu câu, gần với câu đứng trước (là chủ ngôn) hơn.

+ Về phương thức kết hợp:

Nét đặc trưng của các chu tố ở trước cụm chủ vị là trong nhiều trường hợp, chúng thường xuất hiện ở dạng vắng quan hệ từ dẫn nối. Điều này có lẽ là hệ quả của tính biệt lập về vị trí của chúng so với vị ngữ hay vị từ. Đi vào cụ thể, có thể phân biệt hai kiểu:

* Chu tố có dạng cấu tạo là danh từ, cụm danh từ trong biến thể vắng từ dẫn nối. Thí dụ:

(77) Lần này, bà ứa nước mắt thật. (Hé ! Hé ! Hé !, tr.414)

(78) Năm nọ, cô có giấu mẹ may ngầm một cái áo lam. (Cô Kếu, gái tân

* Chu tố có dạng cấu tạo là động từ, cụm động từ trong biến thể vắng từ dẫn nối.

Các chu tố kiểu này thường được gọi là trạng ngữ tình thái [44, 571], trạng

ngữ tình huống [3, 179- 180] hoặc vị ngữ phụ [59, 179- 180]. Chúng xác lập khung thời gian tương đối cho sự tình nêu ở động từ - vị ngữ [21, 226].

Thí dụ:

(79) Nói xong, cụ súc miệng, và rửa quàng cái mặt, rồi đội khăn, mặc áo. (Mất

cái ví, tr.157)

(80) Nói đoạn, ông cụ hầm hầm cắp ô đi. (Mất cái ví, tr.157)

(81) Đứng ở cổng trông vào nhà, bác thấy gạch tây đánh bóng lộn, sập gụ, tủ

chè, gương đứng, thật có vẻ đỉnh chung, sung sướng. (Hai thằng khốn nạn, tr.36) + Về ngữ điệu: Chu tố xuất hiện ở trước cụm chủ vị hầu như luôn bị tách biệt về ngữ điệu với bộ phận còn lại của câu và sự tách biệt này thường được thể hiện trên chữ viết bằng dấu phẩy.

Thí dụ:

(82) Được, khi nào lên tỉnh, bác cứ lại nhà tôi chơi. (Thằng điên, tr.273)

(83) Nói xong, Việt Sỹ móc túi đưa bài cho ông chủ nhiệm. (Nhân tài, tr.264)

Trong một số trường hợp, thay cho ngữ điệu ngừng và dấu phẩy là một hư từ

mà thường gặp là hư từ (chỉ kết quả) được dùng kết hợp với (chỉ nguyên nhân)

và hư từ thì (có tác dụng tạo chủ đề tương phản).

Thí dụ:

(84) Vì nó tham cơ hội xin đó thôi. (Thằng ăn cắp, tr.112)

(85) Hôm nay thì nó lả đi rồi. (Hai cái bụng, tr.520)

(86) Mỗi lần bà Chánh được cụ lớn ban cho những câu tử tế, ngọt ngào thì

lại rơm rớm nước mắt. (Hé ! Hé ! Hé !, tr.416)

- Về mối quan hệ cú pháp với vị ngữ hay vị từ

Khác với chu tố chiếm vị trí sau cụm chủ vị có mối quan hệ chặt chẽ với vị ngữ hay vị từ, các chu tố đứng trước cụm chủ vị thường có mối quan hệ cú pháp yếu (lỏng lẻo) với vị ngữ hay vị từ. Điều này không chỉ thể hiện ở tính tách biệt về ngữ điệu như vừa chỉ ra trên đây mà còn thể hiện ở chỗ các chu tố đứng trước cụm chủ vị rất hạn chế về khả năng cùng với riêng vị ngữ (vị từ) tạo thành tổ hợp dùng độc lập hay dùng với tư cách là biến thể tỉnh lược của câu. Chẳng hạn, chỉ có thể nói: (87a)

Trên cầu sông Cái, Nguyệt đứng thừ ra... hoặc (87b) “Đứng trên cầu sông Cái,”

chứ không thể nói: (87c) “Trên cầu sông Cái đứng,”. Như các thí dụ cho thấy, khi

đứng sau động từ, chu tố cùng với động từ tạo thành khối thống nhất về ngữ điệu và có thể cùng với động từ tạo thành câu tỉnh lược (câu 87b); khi ở trước động từ (câu 87a), chu tố luôn bị tách biệt về ngữ điệu và bên động từ thường phải có sự xuất hiện

của một số từ khác, cụ thể là chủ ngữ (Nguyệt) và chu tố chỉ tính chất (thừ ra). Việc

lược bỏ các yếu tố phụ bên động từ (như câu 87c) khiến cho câu không thể đủ được.

b. Đặc điểm của các chu tố xuất hiện sau cụm chủ vị - Về ý nghĩa:

Các chu tố xuất hiện ở sau cụm chủ vị không hạn chế ở bất kì kiểu loại ý nghĩa cụ thể nào. Đáng chú ý là có những kiểu chu tố hầu như chỉ đứng sau cụm chủ vị. Chẳng hạn, tư liệu thu được cho thấy chu tố chỉ kẻ cùng tham gia hoạt động hầu như chỉ chiếm vị trí sau động từ.

Thí dụ:

(88) Thằng Cò nằm ẹp với con ở cạnh đống rơm, phủ lên mình đầy rơm. (Tinh

thần thể dục, tr.459)

Kiểu chu tố chỉ tính chất của hoạt động, nói chung, cũng thường chiếm vị trí sau cụm chủ vị.

Thí dụ:

(89) Lúc ấy, gió bấc thổi căm căm, buốt đến tận xương. (Người ngựa và ngựa

người, tr.60)

(90) Lê và Vũ xoạc thật dài cẳng, nện gót giày xuống vỉa hè cồm cộp, đi như

lính ra trận. (Cài Tết của những nhà đại văn hào, tr.568)

(91) Xong rồi, túi áo, cạp quần nó bị xét kỹ lưỡng. (Thế cho nó chừa, tr.247)

- Về hình thức: + Về cấu tạo:

Các chu tố xuất hiện ở sau cụm chủ vị gồm nhiều kiểu, dạng cấu tạo khác nhau (là từ, cụm từ) nhưng đáng chú ý là vị trí sau cụm chủ vị thường là vị trí ưu tiên cho các chu tố có khối lượng (độ dài vật chất) lớn (hoặc các chu tố có khối lượng lớn hơn so với khối lượng của cụm chủ vị). Chẳng hạn, ở các trường hợp dẫn dưới đây, các chu tố, nói chung, sẽ chiếm vị trí sau cụm chủ vị:

(92) Họ gặp nhau, chúc nhau bằng những câu rất hoang phí. (Cái Tết của những đại văn hào, tr.578)

(93) Nó vẫn chỉ lê la đầu đường, xó chợ, sống bằng cách tranh cướp chiếc lá

bánh, mảnh xương khô với những kẻ cùng cảnh. (Thế cho nó chừa, tr.246)

(94) Bà hy vọng vì tin ở sự nhanh nhẹn của các nhà chuyên trách, tin ở số bà

không bao giờ gặp chẳng may, nhất là tin ở tính ăn cắp của bọn nghèo. (Tấm giấy một trăm, tr.533).

+ Về phương thức kết hợp:

Khác với chu tố ở trước cụm chủ vị (thường xuất hiện trong dạng vắng quan hệ từ như đã chỉ ra trên), các chu tố (thuộc kiểu gián tiếp) ở vị trí sau cụm chủ vị, thường xuất hiện trong biến thể được dẫn nối bởi quan hệ từ (hoặc thời vị từ). Biến thể này giúp làm rõ mối quan hệ cú pháp, ngữ nghĩa chặt chẽ giữa chu tố và vị từ.

Thí dụ:

(95) Tôi lấy cậu, là vì ái tình của tôi đối với cậu, thì tôi chỉ biết có cậu, ngoài

ra, tôi chẳng biết thằng nào, con nào ở nhà này cả. (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, tr.127)

(96) Ông chủ để đĩa cơm ở giữa sân. (Răng con chó của nhà tư sản, tr.21)

(97) Bà ấy cố trả lời, nói rời rạc như người sắp tắt thở. (Thằng ăn cắp, tr.117)

(98) Bà đứng dừng lại để nghĩ. (Tấm giấy một trăm, tr.528)

(99) Người ta sửa soạn Tết bằng những mảnh giấy đỏ mới, dán ở cột hiên,

những bàn cờ, cánh cung, hình vuông tròn, vẽ la liệt bằng vôi bột trắng xóa trên sân gạch màu gan gà. (Cái Tết của những nhà đại văn hào, tr.572)

Như các thí dụ cho thấy, khi được dẫn nối bởi quan hệ từ (vì, như, ở, để, bằng),

các chu tố ở sau cụm chủ vị gắn kết chặt chẽ với động từ và thể hiện rõ mối quan hệ cả về cú pháp lẫn ngữ nghĩa với động từ - vị ngữ (các chu tố trên đây lần lượt miêu tả rõ:

nguyên nhân, vị trí, tính chất, mục đích, phương tiện của hoạt động nêu ở vị ngữ).

Đề cập đến đặc điểm về phương thức kết hợp của các chu tố xuất hiện ở sau cụm chủ vị, không thể không nhắc đến nét riêng của các chu tố được dẫn nối bởi hai

quan hệ từ là cho, mà: Các chu tố này hầu như luôn chiếm vị trí sau cụm chủ vị, tức

(100) Tôi không có tiền đâu, chả tin anh khám mà xem. (Người ngựa và ngựa người, tr.57)

(101) Có lẽ là bộ cánh quý nhất, nên ra tỉnh mới dám mặc đến, nay bị ướt thì

tiếc, nên cố vắt mãi cho khỏi đẫm nước mưa. (Báo hiếu trả nghĩa cha, tr.121)

(102) Rồi nó lượn trước hàng bà cho bà nhìn kĩ mặt nó. (Thế cho nó chừa, tr.251)

+ Về ngữ điệu: Khác với chu tố ở trước cụm chủ vị (luôn bị tách biệt về ngữ điệu), các chu tố ở sau cụm chủ vị hầu như luôn tạo thành một khối thống nhất về ngữ điệu với vị từ - vị ngữ hoặc vị từ nói chung. Trên chữ viết, sự thống nhất ngữ điệu này được thể hiện ở sự vắng mặt (về nguyên tắc) dấu phẩy giữa chu tố và vị từ như có thể thấy ở nhiều thí dụ dẫn trên đây.

Thực ra, tư liệu thu được cho thấy có thể gặp những câu trong đó tác giả sử dụng dấu phẩy giữa chu tố và vị từ. Tuy nhiên, những trường hợp này không phổ biến, không nằm trong quy tắc ngữ pháp chung mà mang dấu ấn riêng của tác giả và thường gắn với mục đích tu từ (nhấn mạnh).

Thí dụ:

(103) Khi nào người yêu ta làm trái tim ta hồi hộp, thì ta muốn thổ lộ hết can

trường, vì ta muốn yêu cầu người yêu ta nhiều khoản. (Mánh khóe, tr.259)

(104) Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, để mua gượng lấy những

tràng vỗ tay. (Kép Tư Bền, tr.165).

Mặc dù không nằm trong quy tắc ngữ pháp nhưng việc dùng dấu phẩy trước chu tố như ở những câu trên đây cũng phản ánh một thực tế: Về mặt cú pháp, mối quan hệ giữa chu tố và vị từ có phần kém chặt chẽ hơn so với mối quan hệ giữa vị từ và diễn tố (chẳng hạn, giữa vị từ và diễn tố đối thể hay bổ ngữ đứng sau hầu như không bao giờ có dấu phẩy).

- Về mối quan hệ cú pháp với vị ngữ (vị từ)

Khác với các chu tố đứng trước cụm chủ vị thường có quan hệ cú pháp yếu với vị ngữ (vị từ) như đã phân tích ở trên, các chu tố ở sau cụm chủ vị, với các đặc điểm hình thức như vừa chỉ ra (không bị biệt lập về vị trí và ngữ điệu, thường được dẫn nối bởi quan hệ từ) có mối quan hệ cú pháp chặt chẽ với vị từ và có thể được coi là các chu tố điển hình (phân biệt với các chu tố không điển hình đứng trước cụm chủ vị).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)