Vai trò ngữ nghĩa của chu tố trong câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 61 - 63)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Chu tố của động từ xét về mặt ngữ nghĩa

3.1.1. Vai trò ngữ nghĩa của chu tố trong câu

Như đã biết, về mặt cú pháp, chu tố là thành tố phụ mở rộng tự do của vị ngữ hay vị từ. Tính tự do của chu tố về mặt cú pháp thể hiện ở chỗ nói chung, sự xuất hiện của chu tố trong câu không phải do nghĩa của vị từ đòi hỏi và việc lược bỏ nó hầu như không làm mất đi tính xác định về nghĩa của vị từ và tính trọn vẹn, tính tự lập về cú pháp của câu.

Khác với đặc tính cú pháp, về mặt ngữ nghĩa, chu tố có vai trò khá quan trọng. Sự có mặt của chu tố có tác dụng cụ thể hóa, làm phong phú ý nghĩa của vị ngữ, vị từ hay ý nghĩa của câu nói chung. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh những câu có và vắng chu tố.

So sánh:

(1a) Nó vẫn chạy.

(1b) Nó vẫn chạy nhanh như khoàng cả hai chân lên vai. (Thằng ăn cắp,

tr.115)

(2a) Bà đi lại.

(2b) Hàng mười lăm phút, bà ta loanh quanh đi lại đến năm, sáu lượt. (Báo

hiếu trả nghĩa cha, tr.121)

(3a) Bà Chánh Tiền đương đi.

Như các thí dụ trên đây cho thấy, nếu những câu (a) chỉ đơn thuần biểu thị

hoạt động (chạy, đi lại, đi) của chủ thể (nó, bà, bà Chánh Tiền) thì những câu (b)

không chỉ nêu hoạt động của chủ thể mà còn miêu tả làm rõ tính chất của hoạt động (chạy nhanh như khoàng cả hai chân lên vai), xác định rõ thời lượng và số lần hoạt

động (đi lại hàng mười lăm phút, đi lại đến năm, sáu lượt) hoặc vừa xác định thời

gian (lúc ấy) gắn với hoạt động (đi), vừa chỉ ra tính chất của hoạt động (vội vàng) và

không gian diễn ra hoạt động (trên hè).

Chỉ qua một vài thí dụ trên đây, ta cũng thấy vai trò ngữ nghĩa quan trọng của chu tố. Rõ ràng thiếu vắng chu tố, nghĩa của câu không chỉ trở nên đơn giản, thiếu cụ thể, sinh động, hấp dẫn mà còn không thể diễn tả được hết nội dung mà người viết muốn truyền đạt. Chẳng hạn, ở câu (1b) điều tác giả muốn nhấn mạnh là tình huống

hết sức nguy cấp của nhân vật (thằng ăn cắp), ở câu (2b) đó là tâm trạng lo lắng, bực

mình, bất an của nhân vật (người phụ nữ), còn ở câu (3b) là sự mải móng, vội vàng của bà chánh Tiền khi bà lên tỉnh.

Tác dụng ngữ nghĩa của chu tố đối với việc cụ thể hóa ý nghĩa của câu trên thực tế được thể hiện khá phức tạp nhưng có thể quy về những khía cạnh chính sau:

3.1.1.1. Xác lập rõ bối cảnh không gian, thời gian của sự tình (sự kiện, sự việc) nêu ở vị ngữ hay vị từ

Thí dụ:

(4) Trên chiếc ghế thứ tư, con chó nhảy tót lên, ngồi chồm chỗm, thè lưỡi, nhìn hết người nọ đến người kia. (Răng con chó của nhà tư sản, tr.18)

(5) Người đứng xem đằng xa cố ngậm miệng, nín hơi, để nghe. (Thật là phúc,

tr.45)

(6) Thế nào sáng mai tôi cũng về. (Ngậm cười, tr.278)

(7) Lúc nó bị bắt thì tay nó cầm một chai thuốc phiện lậu. (Lập gioòng, tr.46)

3.1.1.2. Miêu tả, làm rõ tính chất, đặc điểm của hoạt động (sự tình) nêu ở vị ngữ hay vị từ

Thí dụ:

(8) Cho nên, khi sắp hạ màn, anh cúi chào thì cả rạp vỗ tay đôm đốpthật dài,

(9) Họ càng ghét, túm lại, đánh như mưa. (Thằng ăn cắp, tr.116)

(10) Cho nên nó đã làm như một cái máy. (Thế cho nó chừa, tr.247)

(11) Cái hàm trên thì chìa ra như mái hiên. (Báo hiếu trả nghĩa cha, tr.121)

3.1.1.3. Xác định rõ mối quan hệ logic- hiện thực giữa sự tình nêu ở vị ngữ và sự tình nêu ở chu tố

Ở dạng khái quát, mối quan hệ logic- hiện thực này thường là mối quan hệ “tiền đề - hệ luận” hay “quan hệ nhân quả” theo nghĩa rộng (gồm cả mối quan hệ điều kiện - kết quả).

Trong trường hợp này, vai trò quan trọng về ngữ nghĩa của chu tố được thể hiện ở chỗ có thể dựa vào ý nghĩa của nó để hiểu rõ và lí giải ý nghĩa của vị từ - vị ngữ hoặc ý nghĩa của cụm chủ vị.

Thí dụ:

(12) Nhưng bà không nghe, vì ngại nặng. (Tấm giấy một trăm, tr.527)

(13) Vì nó tham cơ hội mà xin đó thôi. (Thằng ăn cắp, tr.112)

(14) Thấy khí giận ngầu ngầu trên mặt chủ, anh này gãi tai không dám trả lời.

(Cụ Chánh Bá mất giày, tr.140)

(15) Ai cũng phải giã cho cẩn thận, để bõ lúc chạy mửa mật bắt nó. (Thằng

ăn cắp, tr.116)

(16) Nếu anh ngờ tôi loan chung phượng chạ thì đây này, tôi sẽ chết như thế

này này. (Oẳn tà rroằn, tr.26)

Như các thí dụ cho thấy, chu tố ở những câu trên đây đều được biểu hiện bằng vị từ (cụm vị từ) và biểu thị sự tình có quan hệ logic - ngữ nghĩa (quan hệ nhân quả, hay quan hệ điều kiện - kết quả) với các sự tình nêu ở vị từ -vị ngữ của câu. Vai trò ngữ nghĩa của chu tố ở những câu trên đây là nêu ra những tiền đề (nguyên nhân - điều kiện) dẫn đến hệ quả nêu ở vị từ -vị ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)