Chu tố trong vai trò tạo lập cấu trúc thông tin của câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 89 - 92)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Chu tố của động từ xét về mặt ngữ dụng

3.2.3. Chu tố trong vai trò tạo lập cấu trúc thông tin của câu

3.2.3.1. Dẫn nhập

Trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, (cấu trúc thông tin, cấu trúc thông báo, cấu trúc phân đoạn thực tại) của câu thường không được hiểu thống nhất. Trong

luận văn này, cấu trúc thông tin được hiểu là “một dạng của cấu trúc thuộc bình diện giao

tiếp của câu được xác định dựa trên sự phân chia câu theo vị thế thông tin của các loại thành tố cấu tạo thành hai phần: phần mang thông tin cũ (cái đã biết, cái có sẵn) và phần mang thông tin mới (cái chưa biết, cái mới)” [30, 523]. Ngoài ra, trong phân tích cấu trúc

thông tin của câu, người ta còn xác định cả các khái niệm tiêu điểm, nhấn mạnh.

Thông tin cũ (cái đã biết, cái có sẵn) được hiểu là “nội dung mà vào thời điểm

trước hoặc trong khi câu nói phát ra, người nói và người nghe đã biết hoặc có thể dễ dàng xác định được” [30, 523]. Nói cách khác, thông tin đã biết là “thông tin đã được người nói và người nghe cùng chia sẻ ” [30, 523]. Thông tin mới là “nội dung mà người nói hoặc người nghe chưa biết hay chưa xác định được vào thời điểm trước hoặc trong khi câu nói phát ra” [30, 523]. Nói cách khác, thông tin mới là “phần thông tin trong câu mà người nói giả định rằng nó không được người nói và người nghe cùng chia sẻ” [30, 525].

Trong thông tin mới, nội dung quan trọng nhất, nổi bật nhất thường được gọi là tiêu điểm [30, 525]. Tiêu điểm cũng thường hàm ý nhấn mạnh.

Trong câu, tùy theo mục đích giao tiếp của người nói mà thông tin mới (cái mới) có thể nằm ở các bộ phận khác nhau của câu. Về nguyên tắc, hầu như bất kì thành tố cấu tạo nào của câu cũng có thể mang tin mới (nếu người nói đặt vào chỗ đó). Chẳng hạn:

- Thông tin mới rơi vào chủ ngữ. Thí dụ:

(162) Nhưng ai coi xe cho?

(163) ở lại coi, tôi về một mình, kẻo lỡ việc. (Thằng điên, tr.271)

- Thông tin mới rơi vào vị ngữ. Thí dụ:

(164) Thế người con gái ấy đâu?

(165) Ra ngay từ bao giờ rồi, còn đâu mà hỏi? (Người ngựa và ngựa người,

tr.61)

- Thông tin mới rơi vào bổ ngữ. Thí dụ:

(166) Ông đi đâu ?

(167) Tôi đi lên tỉnh. (Thằng điên, tr.272)

- Thông tin mới rơi vào chu tố (trạng tố, trạng ngữ). Thí dụ:

(168) Bà đi mấy giờ ?

(169) Một giờ. (Người ngựa và ngựa người, tr.53)

Cấu trúc thông tin của câu là vấn đề rất phức tạp và thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa nhiều. Vì vậy, đối với tác giả của luận văn, việc phân tích vai trò của chu tố trong việc tham gia tạo lập cấu trúc thông tin của câu là vấn đề hết sức khó khăn. Ở đây, chúng tôi chỉ có thể trình bày một số kết quả sơ bộ trong nghiên cứu

bước đầu về nội dung này trên cứ liệu Tuyển tập truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công

Hoan. Cụ thể, nội dung được chú ý chỉ là vai trò của chu tố trong biểu thị thông tin

3.2.3.2. Chu tố trong vai trò biểu thị thông tin mới (cái mới)

Kết quả khảo sát trong Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan cho thấy chu

tố trong vai trò biểu thị thông tin mới thường xuất hiện trong những trường hợp sau:

a. Trong lời đối thoại, cụ thể là trong câu trả lời cho câu hỏi

Thí dụ:

(170) Thế thì bao giờ cậu về hở, mợ?

(171) Chốc nữa. (Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, tr.64)

(172) Vào đây làm gì?

(173) Tôi vào chơi (Thằng điên, tr.275)

b. Khi chu tố được dùng trong phép tách câu, cụ thể được tách ra thành câu riêng với mục đích nhấn mạnh.

Thí dụ:

(174) (Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ 12 giờ

trưa). Để ngài điểm. (Tinh thần thể dục, tr.458)

(175) (Từ đó đến nay, tôi dốc một lòng chờ đợi, ai đến dạm hỏi, tôi cũng kiếm

cớ thoái thác). Vì tôi đã trót hứa cùng anh. (Oẳn tà rroằn, tr.25)

c. Khi chu tố mang phần lớn gánh nặng thông tin của câu (phần thông tin đã biết chỉ là một vài từ được lặp lại ở câu trước)

Thí dụ:

(176) Nó thèm. Thèm quá, vì nó đói thực. (Thằng ăn cắp, tr112)

d. Khi chu tố được tách biệt về ngữ điệu (một cách có chủ ý) nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc để tạo sự bất ngờ.

Trong trường hợp này, ngữ điệu ngừng (tách biệt) thường được thể hiện bằng dấu phẩy.

Thí dụ:

(177) Song, than ôi, người ta gọi không phải để thuê anh, mà để khám anh.

(Tấm giấy một trăm, tr.532)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chu tố của động từ tiếng việt (trên cứ liệu truyện ngắn chọn lọc nguyễn công hoan) (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)