Cơ sở pháp lý của phòng ngừa tái phạm tộ

Một phần của tài liệu LA_LeTuanAnh (Trang 52 - 56)

Phòng ngừa tái phạm tội tuy không có văn bản quy phạm riêng điều chỉnh nhưng cũng đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước như: Hiến pháp 2013, BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Luật đặc xá năm 2007, Luật thi hành án hình sự năm 2010… Cụ thể:

Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…". Điều 11 Hiến pháp quy định: "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị".

Điều 4 BLHS năm 2015 quy định về các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có: "Trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm".

Điều 5 BLTTHS năm 2015 quy định cơ quan nhà nước: "Trong phạm vi trách nhiệm của mình áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm". Đối với tổ chức, công dân: "Có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm".

Ngày 06/9/2012, Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1217/QĐ- TTg về chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015 nhằm tăng cường công tác phòng ngừa tái phạm tội trong tình hình mới. Quyết định 1217 nêu rõ mục tiêu: "Hàng năm, giảm từ 2% đến 3% tỷ lệ tái phạm

tội trong số phạm nhân được đặc xá, mãn hạn tù…". Đây được coi mà một mục tiêu đã được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm để kiềm chế và làm giảm sự gia tăng của tội phạm, nhất là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm tội, không để tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH trong mọi tình huống, tạo môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Quyết định 1217 thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 đã gặt hái được nhiều thành công, nhiều mục tiêu đặt ra vượt định mức ban đầu. Tận dụng lợi thế đang trên đà gặt hái thành quả trong phòng chống tái phạm tội, ngày 14/4/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Quyết định số 623/QĐ-TTg về chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2015 - 2025 định hướng đến năm 2030. Tại Quyết định 623 đã đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng hơn về công tác phòng ngừa tái phạm tội đó là "Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt xuống dưới 15%; ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí An toàn về an ninh, trật tự". Đây chính là một dấu mốc quan trọng về chiến lược quốc gia phòng chống tái phạm tội. Cụ thể hóa hành động từ Quyết định 623, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2546/QĐ-TTg về chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, các chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy; chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người… trên tinh thần tập trung lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp, chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh ngăn chặn tội phạm, trong đó lấy phòng ngừa là chính.

Về hoạt động quản lý, giáo dục, cảm hóa người đã bị kết án, từ năm 1998 trong chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm theo Quyết định 138/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: "Tổ chức quản lý số đối tượng bị quản chế, cấm cư trú, cải tạo không giam giữ, bị kết án tù cho hưởng án treo... không để họ tái phạm tội". Văn bản trên đã xác định rõ phòng ngừa tái phạm tội đối với các đối tượng trên phải thông qua việc phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và

cộng đồng dân cư. Từ năm 2012 - 2015, hoạt động này đã đặt ra mục tiêu cụ thể là:

"Phải đạt ít nhất 60% số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, người được đặc xá tha tù, được bảo lãnh, giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục tiến bộ tại cộng đồng dân cư". Để đạt mục tiêu trên, thì các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư nơi người bị kết án cư trú phải có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức giám sát, giáo dục, giúp đỡ người đó sửa chữa lỗi lầm. Trách nhiệm trên đã được Chính phủ ban hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định về việc thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, Nghị định số 53/2001/NĐ- CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế, Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự… Song song với việc quản lý, giáo dục thì việc tạo môi trường tái hòa nhập cộng động là một yếu tố thúc đẩy giúp người đã phạm tội và bị kết án nhanh chóng tránh xa tội phạm, trở thành người lương thiện. Tại Nghị định số 80/2011/NĐ- CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện, biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Trong đó xác định, người chấp hành xong án phạt tù có các quyền sau: được chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng; được đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú… Đối với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được tạo điều kiện để bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng: Giáo dục, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, tư vấn trợ giúp về tâm lý, định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm… Nghị định số 80 cũng cụ thể hóa trách nhiệm đối với từng cơ quan trên nguyên tắc cơ bản là: "Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật" và

căn cứ chức năng, nhiệm vụ Bộ công an đã ban hành kế hoạch số 214/KH-BCA- C81 ngày 30/11/2011 về triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Điểm nhấn mạnh mẽ cho hoạt động quản lý, giáo dục, cải tạo, cảm hóa người đã bị kết án đó chính là thực hiện chương trình

tăng cường năng lực dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam (đề án số 5) tại Quyết định 1217 với nhiệm vụ: "Đầu tư xây dựng hoàn thành 40 trung tâm dạy nghề cho phạm nhân. Hàng năm đào tạo nghề cho 28.600 phạm nhân, mỗi khóa 06 tháng với 9 danh mục nghề đào tạo theo chương trình dạy nghề ngắn hạn phù hợp", tổng mức kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt khoảng 312 tỷ đồng. Đây chính là tiền đề tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng công tác quản lý, cải tạo, giáo dục, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống tái phạm.

Về mối quan hệ phối hợp và hướng dẫn những khó khăn vướng mắc trong quá trình phòng ngừa tái phạm tội của các chủ thể phòng ngừa, các Quyết định, kế hoạch, đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành liên quan đều đã thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư. Có thể kể đến như: Quyết định số 2496/QĐ-BCA-V19 ngày 27/6/2016 của Bộ Trưởng Bộ Công an về kiện toàn hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an; Thông tư số 58/2015/TT-BCA ngày 03/11/2015 của Bộ Trưởng Bộ Công an về việc quy định tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của lực lượng cảnh sát; Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 về hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông; Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999...

Tóm lại, với những quyết tâm chính trị đã được ghi nhận trong cả các văn bản của Trung ương lẫn địa phương về phòng ngừa tái phạm tội, có thể thấy công tác này trong thực tế đã có được một cơ sở pháp lý tương tối vững chắc để từ đó phát huy tinh thần và hiệu quả của công tác phòng ngừa tái phạm tội. Việc quy định một cách rõ ràng và cụ thể về các chủ thể có liên quan trong phòng ngừa tái phạm tội còn có ý nghĩa về mặt lý luận bên cạnh thực tiễn triển khai quy định trong thực tế.

2.3.3. Cơ sở thực tiễn của phòng ngừa tái phạm tội - Tình hình tái phạm tội

Một phần của tài liệu LA_LeTuanAnh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w