Chủ thể phòng ngừa tái phạm tộ

Một phần của tài liệu LA_LeTuanAnh (Trang 60 - 67)

Chủ thể phòng ngừa tái phạm tội là nhân dân và các tổ chức Đảng, Nhà nước, xã hội tham gia phòng ngừa tái phạm tội một cách có hệ thống. Chủ thể phòng ngừa tái phạm tội không chỉ bao gồm chủ thể lãnh đạo quá trình phòng ngừa mà còn chủ thể thực hiện quá trình phòng ngừa tái phạm tội [182, tr.226]. Với cách hiểu này, chủ thể phòng ngừa tái phạm tội bao gồm:

- Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tái phạm tội: Chủ thể lãnh đạo quá trình phòng ngừa tái phạm tội hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Với vai trò là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội (Điều 4 Hiến pháp 2013), Đảng Cộng sản Việt Nam phòng ngừa tái phạm tội thông qua việc định hướng phòng ngừa tội

phạm, định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục cải tạo phạm nhân thông qua các Nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động phòng ngừa tái phạm tội còn thể hiện ở sự tiên phong, giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của các Đảng viên.

- Chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa tái phạm tội: Quá trình phòng ngừa tái phạm tội bao gồm từ khi ban hành các quy định của pháp luật đến khi triển khai thực hiện các quy định của pháp luật. Do đó, chủ thể phòng ngừa tái phạm tội bao gồm các chủ thể ban hành pháp luật phòng ngừa tái phạm tội và chủ thể triển khai thi hành các quy định pháp luật.

+ Chủ thể ban hành pháp luật phòng ngừa tái phạm tội:

(1) Quốc hội: Là cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp. Quốc hội là chủ thể phòng ngừa tội phạm có vai trò trong việc ban hành các luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa các tội phạm, trong đó có tái phạm tội như ban hành Hiến pháp, các văn bản luật, BLHS, BLTTHS, luật tạm giam, tạm giữ và luật thi hành án và hỗ trợ tư pháp… Ngoài ra, Quốc hội còn có vai trò trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ trong phòng ngừa các hành vi tái phạm tội; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa tội phạm và tái phạm tội.

(2) Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp có vai trò phòng ngừa các tội phạm nói chung, tái phạm tội nói riêng, thể hiện trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp kinh tế xã hội quan trọng để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nhằm phòng ngừa tội phạm. Thông qua Nghị quyết trong các kỳ họp, Hội đồng nhân dân quyết định ban hành các văn bản về phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội ở địa phương, đồng thời kiểm tra giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trong hoạt động phòng ngừa các hành vi phạm tội, tái phạm tội.

(1) Chính phủ: Chính phủ có vai trò phòng ngừa tái phạm tội bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật phòng ngừa tội phạm do Quốc hội ban hành; triển khai các biện pháp mang tính xã hội như xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… trên toàn quốc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nhằm phòng ngừa tái phạm tội. Chính phủ còn có vai trò lãnh đạo hoạt động phòng chống tái phạm tội thông qua ban chỉ đạo quốc gia phòng chống tội phạm, xây dựng chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

(2) Ủy ban nhân dân các cấp: là cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ triển khai các chương trình phòng ngừa tái phạm tội của Chính phủ, triển khai thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp về các chương trình phòng ngừa tái phạm tội. Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân có tác dụng phòng ngừa tái phạm tội; xây dựng chương trình, kế hoạch, lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tái phạm tội. Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò quan trọng trong việc phát động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tái phạm tội, quản lý các đối tượng chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương, các đối tượng có tiền án, người có nhân thân xấu, tham gia cùng các cơ quan khác giám sát, giáo dục người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.

(3) Các cơ quan hành chính nhà nước chuyên môn: Các cơ quan hành chính nhà nước gồm các Bộ, Sở, Phòng… từ Trung ương đến địa phương tùy vào chức năng, nhiệm vụ tiến hành hoạt động triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tái phạm tội trong phạm vi toàn quốc hay trong từng địa phương nhất định. Hình thức của hoạt động triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tái phạm tội thể hiện thông qua việc hướng dẫn thi hành pháp luật phòng ngừa tội phạm hoặc thông qua việc xây dựng, triển khai các biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa cho người dân nhằm tạo cơ sở phòng ngừa tội phạm trên thực tế.

(4) Các cơ quan tiến hành tố tụng: Công an, Viện kiểm sát và Tòa án.

Cơ quan Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ANTT, TTATXH; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình

sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an. Trong đó, trại giam Tổng cục VIII - Bộ Công an là nơi quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân nhất là giáo dục chính sách pháp luật, giáo dục công dân. Thông qua các biện pháp giáo dục, cải tạo làm cho phạm nhân thấy được chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta, để phấn đấu thi đua học tập, lao động tiến bộ sớm được hưởng khoan hồng của Nhà nước, đồng thời làm cầu nối cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phối hợp thực hiện tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng, giúp đỡ phạm nhân hết thời hạn chấp hành án phạt tù xóa bỏ mặc cảm để làm ăn lương thiện, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống góp phần vào việc làm giảm tỷ lệ tái phạm tội.

Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có vai trò trong việc phối hợp với các chủ thể khác xây dựng, triển khai các chương trình phòng ngừa tái phạm tội, thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng ngừa tái phạm tội, thống kê tình hình tái phạm tội và đưa ra những kiến nghị về các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội. Viện kiểm sát còn có vai trò trực tiếp trong việc kiểm sát hoạt động điều tra tội phạm, thực hiện chức năng truy tố và buộc tội trong hoạt động xét xử các vụ án tái phạm tội. Công tác phòng ngừa của các cơ quan Viện kiểm sát là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của việc giám sát cao nhất đối với việc thực hiện chính xác và thống nhất việc tuân thủ theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… Thẩm quyền rộng lớn của Viện kiểm sát về việc thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc thực hiện pháp luật, khối lượng các quyền năng giám sát của nó quyết định cả ý nghĩa hoạt động của các cơ quan Viện kiểm sát với tư cách là các chủ thể của việc phòng ngừa tội phạm trong đó có tái phạm tội.

Tòa án nhân dân các cấp có vai trò phòng ngừa tái phạm tội thông qua hoạt động xét xử các vụ án. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa riêng, phòng ngừa chung cho toàn xã hội, giám sát hoạt động thi hành án đối với người tái phạm tội.

Tòa án nhân dân các cấp còn có vai trò trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phối hợp với các chủ thể khác xây dựng và triển khai các kế hoạch phòng ngừa tái phạm tội. Hoạt động phòng ngừa của Tòa án gắn liền với việc bảo đảm tính không thoát khỏi hình phạt công bằng đối với những người tái phạm tội, do đó với việc thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa - giáo dục của Luật hình sự và thực tiễn áp dụng nó; Tòa án thực hiện công tác phòng ngừa thông qua công tác xét xử các vụ án, thông qua việc ra quyết định yêu cầu sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý, ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để việc khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tái phạm tội tại những cơ quan, tổ chức đó. Công tác giáo dục - phòng ngừa được Tòa án thực hiện thông qua việc tiến hành tòa xét xử, bằng việc làm sáng tỏ các nguyên nhân và điều kiện của các trường hợp tái phạm tội ở các báo cáo của thẩm phán về hoạt động của mình.

(5) Các tổ chức, cá nhân và công dân: Các tổ chức có vai trò trong phòng ngừa tái phạm tội bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế… Đối với các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế luôn thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng tăng cường sức mạnh nguồn kinh tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn lao động phổ thông, nguồn lao động có tay nghề trong nước. Vì vậy, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế luôn tạo điều kiện hỗ trợ công ăn việc làm cho những người lao động phổ thông, người có tay nghề, trong đó có những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, những người vi phạm pháp luật. Đối với các tổ chức chính trị xã hội luôn bám sát và áp dụng các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, giúp việc cho bộ máy của Đảng và chính quyền, các cơ quan chức năng thống kê, tập hợp, báo cáo tình hình tái phạm tội. Thông qua đó thực hiện, nhận xét, đánh giá thực trạng theo các tiêu chí cụ thể và đưa ra những dự báo, các giải pháp phòng ngừa tái phạm tội. Ví dụ: các trung tâm giáo dục và phục hồi nhân phẩm, các trung tâm cai nghiện… Các tổ chức này tham gia phòng ngừa tái phạm tội thông qua giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, nhân viên thuộc tổ chức đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội, cung cấp

các thông tin, tài liệu có ý nghĩa phòng ngừa tái phạm tội cho các cơ quan chức năng, phối hợp với các chủ thể khác thực hiện các chương trình phòng ngừa tái phạm tội. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào chức năng của mình, các tổ chức này giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa cho người dân, những yếu tố bảo đảm cho việc ngăn ngừa cá nhân không tái phạm tội vì thiếu thốn vật chất hoặc hạn chế về nhận thức pháp luật.

Các cá nhân, công dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa tái phạm tội thông qua việc phát hiện tố giác tội phạm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương cải tạo tái hòa nhập cộng đồng, tích cực hưởng ứng các chương trình, kế hoạch phòng ngừa tái phạm tội từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là có vai trò quan trọng trong việc quản lý các thành viên trong gia đình không thực hiện hành vi phạm tội, tái phạm tội. Mỗi cá nhân, mỗi công dân là một trong những mắt xích quan trọng trong mối quan hệ xã hội và mối quan hệ phòng ngừa tái phạm tội được tập hợp, thực hiện dưới sự chỉ đạo chung và khi tăng cường sự phối hợp, trao đổi thì càng đóng góp hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa tái phạm tội. Sự tham gia của các tổ chức xã hội, của các tập thể lao động, công dân trong hoạt động phòng ngừa là một trong những luận điểm cơ bản của hệ thống phòng ngừa tình hình tái phạm tội ở nước ta. Trong khi tiến hành hoạt động phòng ngừa, các tổ chức xã hội và các tập thể lao động sử dụng phương pháp thuyết phục. Trong những trường hợp cần thiết cũng sử dụng phương pháp tác động được điều lệ của các tổ chức xã hội, các văn bản quy phạm khác quy định. Trong những trường hợp do luật quy định, những người đại diện cho các tổ chức xã hội có quyền áp dụng những biện pháp phòng ngừa bao gồm cả các yếu tố cưỡng chế Nhà nước. Các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa tái phạm tội bằng cách làm sáng tỏ và khắc phục các vi phạm, thiếu sót trong lối sống, sản xuất có tính chất phạm tội, tác động đến những người có điều kiện sống và giáo dục không thuận lợi, có hành vi không đúng đắn giữ họ không bước vào con đường phạm tội. Sự tham gia của cá nhân, của các công dân vào hoạt động phòng ngừa như thực hiện nghĩa vụ những người giáo

dục cho phép ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực vô đạo đức đối với trẻ em; thực hiện nghĩa vụ xã hội là hỗ trợ cho việc phòng ngừa các tội phạm bằng cách thông báo kịp thời về các sự việc được biết của sự chuẩn bị phạm tội giúp đỡ các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp tái phạm tội.

Bên cạnh các chủ thể phòng ngừa trên, còn có các cơ quan phòng chống tội phạm cũng tham gia phòng ngừa tái phạm tội ở tầm quốc tế và tầm quốc gia.

Trực thuộc Liên hợp quốc hiện nay có một số cơ quan chức năng giúp việc trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm như Ủy ban phòng ngừa và kiểm soát tội phạm (The committee on crime prevention and control - CCPC) trụ sở đóng ở Viên (Áo), Cơ quan phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự (Crime prevention and criminal justice branch) có trụ sở ở Áo, Viện nghiên cứu quốc tế và tội phạm và tư pháp thuộc Liên hợp quốc (United nations interregional crime and justice research institute - UNICRI), Viện nghiên cứu phòng ngừa tội phạm và giáo dục những người vi phạm pháp luật của Liên hợp quốc ở châu Á và viễn đông (The united nations asia and far east institute for the prevention of crime and the treatment of offenders - UNAFEI)… [182, tr. 404]. Bên cạnh đó là các tổ chức phi chính phủ có chức năng nghiên cứu, đấu tranh chống tội phạm như các cơ quan Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Hiệp hội luật hình sự quốc tế (Association international de droit penal), Hội tội phạm học quốc tế (Congress international de criminologie), Hội bảo vệ xã hội quốc tế (Societes internationale de defense sociale), cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (United nations office on drugs and crime - UNODC)… [182, tr.405]

Ở tầm quốc gia, một số cơ quan chuyên trách như: Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban chỉ đạo 138), ban chỉ đạo phòng chống khủng bố Quốc gia, ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban chỉ đạo Bộ Công an về phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; ban chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là ban chỉ đạo 389); ban chỉ đạo về phòng chống âm mưu các thế lực thù địch; trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm thuộc HVCSND - Bộ Công an

thành lập tháng 6/2007 có chức năng tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội phạm học và khoa học phòng chống tội phạm [184, tr.406].

Nhìn chung, các chủ thể phòng ngừa tái phạm tội bao gồm nhiều chủ thể với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng các chủ thể này phải thường xuyên

Một phần của tài liệu LA_LeTuanAnh (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w