Khái quát hệ thống các văn pháp luật của Việt Nam về chống khủng bố

Một phần của tài liệu hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn việt nam (Trang 103 - 105)

3.1. Pháp luật Việt Nam về chống khủng bố và hợp tác chống khủng bố

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tình hình chính trị ổn định, nguy cơ khủng bố thấp, tuy nhiên không vì vậy mà việc xây dựng pháp luật về chống khủng bố và hợp tác quốc tế về chống khủng bố có thể xem nhẹ. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống quy phạm về chống khủng bố khá đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, ở nhiều cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhau.

3.1.1. Khái quát hệ thống các văn pháp luật của Việt Nam về chống khủngbố bố

Nhận thức được tính chất đặc biệt nguy hiểm của tội phạm khủng bố nên các quy định về phòng, chống khủng bố được Nhà nước Việt Nam quan tâm xây dựng từ rất sớm. Cùng với quá trình phát triển, các quy định về chống khủng bố của Việt Nam cũng đã có bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện hơn. Văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định về chống khủng bố ở Việt Nam là Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự năm 1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên, sau đó Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đều có các quy định về tội phạm khủng bố (Điều 78 Bộ luật hình sự 1985; Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 84 và 230a, 230b Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh và hợp tác quốc tế về chống khủng bố.

Cùng với Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến chống khủng bố trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể chia các văn bản liên quan về chống khủng bố thành hai nhóm:

nhiều nghị định, thông tư, quyết định… quy định về các biện pháp quản lý các phương tiện, công cụ hỗ trợ mà tội phạm khủng bố có thể sử dụng để thực hiện hành vi khủng bố; các quy định về quản lý và kiểm soát biên giới góp phần ngăn ngừa sự di chuyển của các phần tử và phương tiện có thể được sử dụng cho mục đích khủng bố. Có thể nhận thấy rằng, đây là nhóm các quy định mang tính phòng ngừa các hành khủng bố, có thể nêu ra một số văn bản sau đây:

- Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

- Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

- Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng, quản lý và bảo vệ vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý;

- Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

- Quyết định số 158/2003/QĐ-TTg ngày 31/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tạm thời xử lý thư, bưu phẩm, bưu kiện có chứa chất lạ, vật liệu lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học;

- Thông tư số 09/1998/TTLT-TDTT-CA ngày 26/12/1998 hướng dẫn việc quản lý, trang bị, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, sửa chữa, mang vào, mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và thanh lý, tiêu huỷ các loại vũ khí thể thao;

- Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 20/12/2008 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật

liệu nổ công nghiệp;

- Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới;…

Nhóm các quy định ngăn ngừa, trừng trị các hành vi tài trợ khủng bố: Đây là

nhóm quy định quan trọng trong pháp luật về đấu tranh phòng, chống khủng bố có nhiệm vụ cắt đứt nguồn cung cấp tài chính cho các hoạt động khủng bố. Nhóm các quy định này có các văn bản như:

- Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 13/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền;

- Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về việc chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố;

- Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về việc chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố;

- Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 8/7/2005 của Thống đốc Ngân hàng

Một phần của tài liệu hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn việt nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w