Các nguyên tắc hợp tác quốc tế về chống khủng bố

Một phần của tài liệu hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn việt nam (Trang 39 - 50)

Các nguyên tắc của tiến trình hợp tác quốc tế về chống khủng bố được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, có giá trị bắt buộc chung được ghi nhận trong các điều ước và tập quán quốc tế nhằm ổn định quan hệ quốc tế và ấn định chuẩn mực xử sự giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế trong tiến trình hợp tác chống khủng bố.

Do luật quốc tế về chống khủng bố là một bộ phận của luật quốc tế nên tiến trình hợp tác quốc tế về chống khủng bố quốc tế phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Đó là các nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực; Hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác; Dân tộc tự quyết; Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, hợp tác quốc tế về chống khủng bố quốc tế còn phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù: Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và các quyền cơ bản của con người; Hợp tác chống khủng bố và vấn đề lợi ích quốc gia; Hợp tác chống khủng bố và vấn đề quyền tài phán quốc gia; Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và quốc gia thứ ba.

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế và có vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh hành vi của quốc gia trong hợp tác chống khủng bố. Trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nêu trên, các nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác; tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế đóng vai trò quan trọng trực tiếp điều chỉnh hành vi và thái độ hợp tác giữa các quốc gia trong tiến trình chống khủng bố toàn cầu. Đây là những nguyên tắc mà bất kỳ hành vi pháp lý quốc tế nào cũng đều phải tuân theo. Để làm rõ tính chất đặc thù của hợp tác quốc tế về chống khủng bố, trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đi sâu phân tích các nguyên tắc đặc thù.

1.2.4.1. Hợp tác chống khủng bố và các quyền cơ bản của con người

Quyền con người là: “phẩm giá năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của

con người được thể chế, bảo vệ bởi pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế” [39, 135]. Nghĩa vụ của quốc gia đối với vấn đề bảo vệ quyền con người không bị giới hạn bởi các yếu tố lãnh thổ hay sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội. Trong lĩnh lực luật quốc tế về quyền con người, tôn trọng các quyền cơ bản của con người và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người được xem là nghĩa vụ của mỗi quốc gia. Nội dung của quyền con người được thể hiện thông qua các quyền về dân sự chính trị; các quyền về kinh tế văn hoá xã hội. Trong luật quốc tế hiện đại bảo vệ quyền con người không phải là nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về chống khủng bố, bảo vệ và phát triển quyền con người được xem là yếu tố quan trọng nhất. Trong những năm qua, nhiều vụ khủng bố đẫm máu đã diễn ra gây thiệt hại lớn về người, tự do thân thể, tài sản của con người… những hành vi khủng bố đã trực tiếp vi phạm các quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc tế thừa nhận và bảo vệ như quyền sống, quyền tự do… Chính vì vậy, hợp tác quốc tế về chống khủng bố vừa là để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm và xa hơn là bảo vệ các quyền con người, đảm bảo cho nhân loại được tồn tại và phát triển trong hoà bình. Tuy nhiên trong quá trình hợp tác đấu tranh chống khủng bố có

thể các quốc gia và các chủ thể khác vì nhiều lý do khác nhau đã xâm phạm các quyền con người (nạn nhân của quá trình này có thể là dân thường hoặc thậm chí là những kẻ khủng bố). Do đó, nguyên tắc bảo vệ quyền con người được đặt ra nhằm tạo chuẩn mực pháp lý quốc tế buộc các chủ thể tham gia hợp tác quốc tế về chống khủng bố phải tuân theo vì lợi ích chung của nhân loại.

Nội dung của nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong hợp tác quốc tế về chống khủng bố được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau:

- Trong lĩnh vực hợp tác xây dựng các văn bản pháp lý về chống khủng bố phải đảm bảo các quy định về chống khủng bố phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con người; Thực tiễn xây dựng pháp luật quốc gia nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung trong thời gian qua cho thấy, nhiều quốc gia vì lợi ích dân tộc, lợi ích chính trị đã bỏ qua nguyên tắc này, xâm phạm các quyền con người. Đơn cử như ở Anh, trong Đạo luật an ninh nội địa, tội phạm và chống khủng bố năm 2001 cho phép giam giữ người bị tình nghi là khủng bố mà không cần cáo buộc hay xét xử. Một số quốc gia trong xây dựng pháp luật đã cố gắng mở rộng tối đa định nghĩa khủng bố nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Mục 22 Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ, đoạn 2656f (d) coi khủng bố bao gồm cả các: “hành vi bạo lực có chủ ý và mục đích chính trị

nhằm vào các mục tiêu không tham chiến”. Với định nghĩa này những hành vi tấn

công vào các mục tiêu “không tham chiến” bị Mỹ coi là hành vi khủng bố và những người thực hiện hành vi này bị đối xử như những kẻ khủng bố… Nguyên tắc bảo vệ quyền con người được đặt ra đảm bảo các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong hợp tác xây dựng pháp luật về chống khủng bố quốc tế bên cạnh mục tiêu chống khủng bố phải lấy bảo vệ các quyền con người làm trung tâm.

- Trong lĩnh vực hợp tác thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố phải đảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Chống khủng bố không được xâm phạm tới các quyền con người cơ bản của thường dân. Những kẻ bị xem là tội phạm khủng bố phải bị giam giữ, xét xử và áp dụng hình phạt theo đúng quy định của pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế trên cơ sở tôn trọng quyền con người. Thực tiễn thời gian qua cho thấy việc thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố đã bị nhiều nước

lợi dụng nhằm can thiệp quân sự vào một quốc gia khác. Mỹ, quốc gia luôn tự cho mình tư cách phán xét các quốc gia khác về nhân quyền thông qua báo cáo về tình hình nhân quyền tại nhiều quốc gia hàng năm đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật quốc tế về nhân quyền khi thực hiện chính sách chống khủng bố. Chẳng hạn như hành động tấn công quân sự Afganistan - quốc gia mà Mỹ cho là bảo trợ khủng bố đã làm nhiều dân thường Afganistan thiệt mạng. Vụ việc gần đây nhất là biệt kích Mỹ tấn công nơi ẩn náu và tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden khi Bin Laden đang trú ẩn tại Pakistan. Hành động trên của Mỹ rõ ràng đã vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người. Dù trùm khủng bố Bin Laden là thủ phạm đã chỉ đạo nhiều vụ khủng bố kinh hoàng gây ra nhiều cái chết cho dân thường nhưng Bin La den có quyền được xét xử và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo vệ quyền con người: Bảo vệ quyền con người là nguyên tắc cơ bản trong chống khủng bố quốc tế. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương. Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 là hai trong số các công ước bao quát về các quyền con người cơ bản. Điều 2, Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: “Mỗi quốc gia

thành viên của công ước này cam kết tôn trọng và đảm bảo cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình các quyền đã được công nhận”.

Pháp luật quốc tế về chống khủng bố cũng có nhiều quy định liên quan trực tiếp và gián tiếp tới nguyên tắc bảo vệ quyền con người. Các quy định về bảo vệ các quyền con người trong quá trình hợp tác chống khủng bố trong các công ước quốc tế, khu vực về chống khủng bố thường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên công ước trong quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng (tạm giữ, điều tra, truy tố, dẫn độ, xét xử) đối với kẻ bị tình nghi là khủng bố. Khoản 3 Điều 13 Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963 quy định các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo cho: “bất kỳ người bị tạm giam

theo khoản trên sẽ được giúp đỡ để liên lạc ngay với đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó là công dân”; khoản 2 Điều 6 Công ước về trừng trị

những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971; khoản 2 Điều 6 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị những tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao… cũng có quy định tương tự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ quyền con người, giúp kẻ bị tình nghi hưởng chính sách bảo hộ công dân của quốc gia mà người bị tình nghi khủng bố mang quốc tịch. Một số công ước quốc tế về chống khủng bố quy định trách nhiệm của quốc gia rộng hơn trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của kẻ bị tình nghi khủng bố trong tất cả các giai đoạn của tiến trình tố tụng: “Trong quá trình tiến hành các thủ tục tố tụng đối với một người liên quan đến bất kỳ tội phạm nào được quy định tại Điều 7, người đó sẽ được đảm bảo đối xử công bằng trong tất cả các giai đoạn của tiến trình tố tụng” (Điều 12 Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân). Bên cạnh đó, kẻ bị tình nghi đã thực hiện hành vi khủng bố sẽ không bị dẫn độ nếu quốc gia được yêu cầu có đầy đủ cơ sở để tin rằng:

“(a) Yêu cầu dẫn độ đối với tội phạm… là nhằm mục đích truy tố hoặc trừng trị một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc sắc tộc hoặc chính kiến; hoặc (b) Tình thế của người đó có thể bị phương hại” (Điều 9 Công ước quốc tế

về chống bắt cóc con tin).

Bên cạnh các quy định mang tính chất bảo vệ quyền hợp pháp của kẻ bị tình nghi là khủng bố, pháp luật quốc tế về chống khủng bố có các quy định bảo vệ quyền con người nói chung và những nạn nhân của khủng bố nói riêng. Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979 nhằm mục đích bảo vệ một trong những quyền con người cơ bản nhất - quyền tự do thân thể, đã “thừa nhận rằng mọi người

đều có quyền sống, quyền tự do và quyền được an toàn về thân thể” và quốc gia nơi

con tin bị bắt giữ có nghĩa vụ “thực hiện tất cả các biện pháp mà quốc gia đó cho là

thích hợp để giảm nhẹ tình trạng của con tin, đặc biệt là đảm bảo phóng thích con tin và trợ giúp con tin rời đi sau khi được phóng thích, khi thích hợp”.

Bên cạnh các điều ước quốc tế được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên, nguyên tắc bảo vệ quyền con người còn được thể hiện trực tiếp và gián tiếp trong các điều ước khu vực về chống khủng bố. Công ước

châu Âu về chống khủng bố năm 1977 – một trong những công ước khu vực đầu tiên về chống khủng bố tại Điều 5 đã quy định gián tiếp việc bảo vệ quyền con người và có những quy định nhằm loại trừ việc lợi dụng chính sách chống khủng bố để trừng phạt cá nhân vì những khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị: “không quy định nào trong công ước này được áp dụng như là một nghĩa vụ

phải dẫn độ nếu nhà nước được yêu cầu có căn cứ để tin rằng yêu cầu dẫn độ một tội phạm… được thực hiện với mục đích truy tố hoặc trừng trị vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hay quan điểm chính trị.” Công ước Thượng Hải về chống

khủng bố năm 2009 cũng đã thể hiện: “hiểu biết về sự cần thiết phải mở rộng

không ngừng nỗ lực chống khủng bố và tái khẳng định tất cả những nỗ lực đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các giá trị dân chủ, quyền con người cơ bản và quyền tự do”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố và trừng

phạt tội phạm khủng bố, Công ước quy định trách nhiệm của các nước thành viên trong việc: “bảo vệ cho các nạn nhân, nhân chứng và những người tham gia khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong thủ tục tố tụng hình sự” (Khoản 8 Điều 7 Công ước Thượng Hải).

Ở cấp độ các điều ước song phương về chống khủng bố, nguyên tắc bảo vệ quyền con người cũng đã được cụ thế hoá. Hiệp định về hợp tác đấu tranh chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép chất ma tuý, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ (2009) tại Điều 3 đã quy định trách nhiệm hợp tác của các bên trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho viên chức và đại diện của các bên cũng như công dân và tài sản của công dân.

1.2.4.2. Hợp tác chống khủng bố và vấn đề lợi ích quốc gia

Mọi hành vi khủng bố đều phải bị ngăn chặn và trừng trị - đó là mục đích cuối cùng của hợp tác quốc tế về chống khủng bố. Chính sách pháp luật quốc tế về chống khủng bố do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận cũng là nhằm ngăn ngừa và trừng trị khủng bố. Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác ngăn ngừa và loại trừ những nguy cơ khủng bố khi nó chưa xảy ra bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên khi khủng bố đã xảy ra thì vấn đề đặt ra là phải

trừng trị nghiêm khắc. Thực tiễn đời sống quốc tế trong thời gian qua có thấy vì lý do chính trị, lợi ích quốc gia, một số tổ chức khủng bố, hành vi khủng bố đã được dung túng và không bị trừng phạt, gây bất bình trong dư luận quốc tế. Nguyên tắc “đấu tranh chống khủng bố và vấn đề lợi ích quốc gia” được đặt ra nhằm đảm bảo việc kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và dẫn độ, xét xử các hành vi khủng bố.

Nguyên tắc này quy định trách nhiệm của các quốc gia trong quá trình xây dựng, thực thi các điều ước quốc tế về chống khủng bố phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa khủng bố và khi khủng bố đã xảy ra, quốc gia không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối dẫn độ hoặc xét xử tội phạm khủng bố. Khi tội phạm khủng bố xảy ra thuộc quyền tài phán của quốc gia nào thì quốc gia đó phải đưa ra xét xử, trường hợp không xét xử thì phải dẫn độ cho quốc gia khác có liên quan để xét xử, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác.

Một phần của tài liệu hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn việt nam (Trang 39 - 50)