Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống nhận diện và cảnh báo rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống nhận diện và cảnh báo rủi ro

Một trong những nội dung quan trọng để có đƣợc kết quả giám sát từ xa tốt là phải có hệ thống nhận diện các rủi ro có thể xảy ra phù hợp.

Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo này cần phải lấy ý kiến của rất nhiều cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng tại Ban cũng nhƣ các cán bộ làm công tác tín dụng tại chi nhánh. Mỗi cán bộ với kinh nghiệm cũng nhƣ năng lực, khả năng tƣ duy của riêng mình, qua thời gian sẽ đúc kết đƣợc nhiều dấu hiệu nhận biết các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Hệ thống nhận diện cần đƣợc cập nhật một cách thƣờng xuyên để phù hợp với đặc điểm tình hình tín dụng trong từng thời kỳ. Hệ thống nhận diện

và cảnh báo liên tục cập nhật sẽ ngày càng đa dạng và bao quát hơn tất cả các loại rủi ro trong công tác tín dụng.

Một số dấu hiệu nhận diện và cảnh báo rủi ro đề xuất có thể xây dựng

như sau: (tham khảo tại trang thông tin kiểm toán nhà nƣớc

http://www.sav.gov.vn/ và một số tài liệu khác)

- Các dấu hiệu nhận biết một khoản vay có vấn đề: Giải ngân bằng tiền mặt đối với khoản vay có giá trị lớn. Khách hàng thanh toán tiền vay không đúng kế hoạch. Kỳ hạn trả nợ của khoản cho vay bị thay đổi liên tục.

Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả (Dƣ nợ gốc trƣớc mỗi lần gia hạn không giảm đáng kể)

Lãi suất cao bất thƣờng (cố gắng bù đắp rủi ro cao).

Sự tích tụ bất thƣờng của các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho của khách hàng.

Tỷ lệ (đòn bẩy) nợ trên vốn cổ phần tăng.

Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng phải lƣu tại ngân hàng)

Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn

Trông chờ việc đánh giá lại tài sản sản phẩm tăng vốn chủ sở hữu. Không có các báo cáo hay dự đoán về dòng tiền.

Việc trông chờ của khách hàng vào các nguồn vốn bất thƣờng để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán (ví dụ, bán các toà nhà chung cƣ, các trang thiết bị có giá trị, mà không phải là hàng hoá kinh doanh của đơn vị vay).

- Các dấu hiệu nhận biết chính sách cho vay kém hiệu quả của ngân hàng Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng.

Cho vay dựa trên các sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra trong tƣơng lai (chẳng hạn nhƣ sáp nhập).

Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền gửi lớn. Không xác định kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản cho vay.

Phân kỳ thu gốc và lãi thời gian dài không linh hoạt (giảm khả năng quay vòng vốn).

Cung cấp tín dụng lớn cho khách hàng không thuộc khu vực thị trƣờng của ngân hàng.

Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.

Cấp các khoản tín dụng lớn cho thành viên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên, giám đốc hay các cổ đông)

Có khuynh hƣớng cạnh tranh tăng thái quá (cấp các khoản tín dụng cho khách hàng để họ không tới ngân hàng khác dù khoản cho vay sẽ có vấn đề)

Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ.

Thiếu nhạy cảm đối với môi trƣờng kinh tế đang có thay đổi.

Tạo lập hợp đồng tín dụng mới thay thế hợp đồng cũ hoặc cho vay thêm vốn đối với khách hàng.

- Một số dấu hiệu rủi ro cần cảnh báo khác: Mỗi khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù nhƣng dù sao chúng cũng đều mang những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng về những vấn đề rắc rối đã bắt đầu nảy sinh.

Sự trì hoãn bất thƣờng hay không có lời giải thích của ngƣời vay trong việc nộp các báo cáo tài chính và các khoản thanh toán theo kế hoạch cũng nhƣ trì hoãn trong giao tiếp với nhân viên ngân hàng.

Đối với những món vay kinh doanh là những thay đổi bất thƣờng xuất hiện trong các phƣơng pháp mà ngƣời vay sử dụng để tính khấu hao tài sản cố định, trả tiền trợ cấp, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế hay thu nhập.

Đối với những món vay kinh doanh, việc cấu trúc lại số dƣ nợ, không chia lợi tức cổ phần, hay sự thay đổi trong mức phân hạng tín dụng của khách hàng là những dấu hiệu cần chú ý.

Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn.

Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua các chỉ số lãi trên tài sản của ngƣời vay (ROA), lãi trên vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trƣớc trả lãi và thuế (EBIT).

Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của ngƣời vay (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán (tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời), hay mức độ hoạt động (ví dụ tỷ lệ giữa doanh thu trên hàng tồn kho).

Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay.

Những thay đổi bất thƣờng, ngoài dự kiến và không đƣợc giải thích trong số dự kiến gửi của khách hàng...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)