Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Quy trình, quy định vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện:

Chƣa cụ thể các nội dung cần giám sát.

Chƣa hoàn chỉnh đƣợc hệ thống chỉ tiêu, mẫu biểu để thực hiện dẫn đến mỗi cán bộ có một cách phân tích tổng hợp số liệu, mẫu biểu khác nhau, rất khó khăn cho công tác tổng hợp chung của Ban.

Chƣa xây dựng đƣợc sổ tây hƣớng dẫn giám sát => chƣa có khung chuẩn để cụ thể hóa công việc.

Chƣa có quy định cụ thể về trách nhiệm đối với cán bộ trong công tác giám sát, chƣa xây dựng đƣợc tiêu chí đánh giá kết quả giám sát chi nhánh của từng cán bộ.

Hiệu lực giám sát còn hạn chế do chƣa có chế tài xử lý đối với các sai phạm phát hiện. Chủ yếu là cảnh báo để chi nhánh khắc phục, sửa chữa.

b. Nhân sự

Nhân sự chƣa đảm bảo cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại. Một cán bộ phải giám sát tất cả các mặt hoạt động và cùng lúc phải giám sát 4-5 chi nhánh nên chƣa chuyên sâu đƣợc.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ chƣa đồng đều đây là một nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng công việc của Ban, dẫn đến có lúc công việc tập trung vào một số cán bộ; nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa thừa; công tác phân công, giao nhiệm vụ cho cán bộ trong ban tuy đã hạn chế đƣợc tối đa tình trạng thất nghiệp ảo nhƣng cá biệt vẫn còn có trƣờng hợp xảy ra.

Chƣa coi trọng công tác đào tạo cán bộ. Việc hƣớng dẫn, đào tạo cán bộ kiểm tra, giám sát tại các đơn vị thành viên mới chỉ dừng lại ở việc hƣớng dẫn ban hành các văn bản, quy chế, quy trình; công tác tổ chức tập huấn, đào tạo trong những năm gân đây chƣa tổ chức thực hiện đƣợc.

c. Công tác tổ chức thực hiện giám sát

Chƣa thật sự chú trọng đến công tác giám sát (khi làm, khi không) thƣờng ƣu tiên giải quyết các công việc khác trƣớc.

Cơ chế phối hợp giữa Ban Kiểm tra và Giám sát với các chi nhánh cũng nhƣ với các Ban khác chƣa đƣợc thực hiện tốt.

Chƣa giao quyền đủ mạnh cho Ban Kiểm tra và Giám sát để tăng hiệu lực đối với các sai phạm mà cán bộ giám sát phát hiện cũng nhƣ các kiến nghị mà cán bộ giám sát đƣa ra.

Việc xử lý dữ liệu chủ yếu bằng tay nên thƣờng có nhiều sai sót. Chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình xử lý dữ liệu phục vụ giám sát. Các công cụ nhận diện và đo lƣờng rủi ro tín dụng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm chƣa triển khai áp dụng đƣợc.

Công tác thu thập dữ liệu có quy định nhƣng chƣa chuẩn hóa đƣợc dữ liệu cần lấy. Việc cung cấp dữ liệu của các Ban có liên quan chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc => rất khó khăn trong công tác thu thập, xử lý dữ liệu.

Dữ liệu yêu cầu chi nhánh cung cấp chƣa thống nhất về nội dung, chƣa có quy định bắt buộc.

* Qua đánh giá các hạn chế còn tồn tại trong công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng cũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế. Tác giả nhận thấy nguyên nhân cơ bản cần phải khắc phục trước mắt là:

- Chưa có hệ thống nhận diện rủi ro chuẩn cho công tác giám sát từ xa tín dụng. Mỗi cán bộ thường chỉ chuyên sâu một mảng nghiệp vụ nào đó nên khi thực hiện giám sát họ chỉ dựa vào kinh nghiệm sẳn có của mình dẫn đến không bao quát được hết các nội dung cần giám sát.

- Chưa có quy định cụ thể về hệ thống chỉ tiêu, mẫu biểu cần thực hiện để đảm bảo có thể nắm bắt được một cách hệ thống các nội dung cần giám sát đối với từng chi nhánh.

- Nhân sự tại Ban thường xuyên có sự thay đổi, các cán bộ mới nhiều trường hợp không có kinh nghiệm chuyên sâu trong hoạt động tín dụng nên khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc chậm. Do đó cần phải xây dựng sổ tay giám sát để có một tài liệu chuẩn cho họ có thể tự đào tạo cũng như tra cứu phục vụ công việc.

- Với khối lượng công việc ngày càng lớn, việc xử lý dữ liệu thủ công là một hạn chế lớn. Số liệu xử lý thường có sai sót và không rà soát được hết các trường hợp. Cần phải xây dựng một chương trình tổng hợp và phân tích dữ liệu đủ mạnh để đảm bảo xử lý dữ liệu có hiệu quả và bao quát hết tất cả các dấu hiệu rủi ro cũng như tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng.

Đây là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại Ban Kiểm tra và Giám sát của BIDV.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã làm rõ thực trạng công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại Ban Kiểm tra và Giám sát của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Cụ thể các nội dung sau:

- Luận văn đã tìm hiểu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2012-2014.

- Giới thiệu về Ban Kiểm tra và Giám sát. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Ban trong mô hình hoạt động của BIDV.

- Nội dung tiếp theo, luận văn làm rõ thực trạng công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại Ban. Đồng thời đánh giá kết quả công tác giám sát, chỉ ra những mặt đã làm tốt cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại. Phân tích, làm rõ nhƣng nguyên nhân của tồn tại để làm cơ sở cho những đề xuất khắc phục trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BAN KIỂM TRA VÀ

GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)