6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, mẫu biểu giám sát tín dụng
Nhƣ đã phân tích ở các chƣơng trên, việc xây dựng và thống nhất các chỉ tiêu giám sát là một trong các nội dung quan trọng, quyết định chất lƣợng công tác giám sát. Là cơ sở để cán bộ giám sát có các nhận định ban đầu về tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Từ đó cán bộ giám sát tập trung phân tích các mặt yếu mạnh trong công tác tín dụng, xác định các nội dung cần nắm bắt, làm rõ và theo dõi đối với từng chi nhánh. Trên cơ sở hệ thống
lại các chỉ tiêu giám sát. Tác giả đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu, mẫu biểu giám sát tín dụng gồm một số mẫu biểu với các nội dung cơ bản nhƣ sau:
Biểu 1: Số liệu chung về hoạt động tín dụng: Đây là biểu thể hiện các
chỉ tiêu khái quát tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh. Yêu cầu xây dựng làm sao khi nhìn vào mẫu biểu, có thể đánh giá khái quát đƣợc tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong ba năm gần nhất cũng nhƣ tại kỳ giám sát về các mặt: tổng dƣ nợ; dƣ nợ theo từng nhóm khách hàng; dƣ nợ theo kỳ hạn, nền khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân); dƣ nợ cho vay bắt buộc cũng nhƣ một số các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng nhƣ nợ quá hạn, cơ cấu, ngoại bảng, nợ lãi...
Biểu 2: Dư nợ phân theo ngành nghề: theo dõi tất cả các ngành nghề có
dƣ nợ tín dụng tại chi nhánh tại kỳ giám sát. Thông qua biểu này cán bộ giám sát có thể nắm bắt đƣợc các ngành nghề cho vay chính của chi nhánh. Chất lƣợng các khoản vay theo từng ngành nghề. Từ đó có những đề xuất, kiến nghị về quản trị tín dụng phù hợp. Đồng thời nắm bắt đƣợc đặc điểm ngành nghề hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay tại chi nhánh, cán bộ giám sát có thể nhận định đƣợc các rủi ro tiền ẩn có thể phát sinh khi có đƣợc những thông tin thay đổi có liên quan.
Biểu 3: Thông tin một số khách hàng lớn nhất tại chi nhánh: yêu cầu tối
thiểu đối với cán bộ giám sát là phải nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ quan hệ tín dụng của những khách hàng có dƣ nợ lớn tại chi nhánh. Thông thƣờng 20-30 khách hàng lớn nhất thƣờng có dƣ nợ chiếm đến 60-70% tổng dƣ nợ của chi nhánh. Những rủi ro từ nhóm khách hàng này mỗi khi xảy ra thƣờng gây ra hậu quả rất nặng nề. Giám sát chặt chẽ đƣợc nhóm khách hàng này xem nhƣ đã kiểm soát đƣợc một phần lớn các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Biểu 4: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh: theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh xem đã đảm bảo chƣa. Đặc biệt đối với các chi nhánh đang nợ quỹ dự phòng rủi ro của hội sở.
Biểu 5: Tình hình tài sản đảm bảo: Lƣu ý khi lập biểu tình hình tài sản
đảm bảo phải thể hiện rõ đƣợc giá trị tài sản đảm bảo theo từng loại và dƣ nợ thực tế mà nó có nghĩa vụ đảm bảo.
Biểu 6: Tín dụng bán lẻ: hiện nay BIDV đang chú trọng tín dụng bán lẻ
tại các chi nhánh. Biểu chi tiêu bán lẽ khi lập phải thể hiện đƣợc đầy đủ diễn biến tình hình dƣ nợ bán lẻ, chất lƣợng của tín dụng bán lẻ toàn chi nhánh và theo từng ngành nghề.
Biểu 7: Các nhóm khách hàng liên quan cần theo dõi: các nhóm khách
hàng liên quan mỗi khi rủi ro thƣờng phát sinh tình trạng đổ vỡ dây chuyền. Ngoài ra nhiều trƣờng hợp các khách hàng liên quan tạo điều kiện để thực hiện các giao dịch ảo nhằm hợp thức hóa các hồ sơ vay vốn tại ngân hàng. Một số trƣờng hợp một khách hàng nhƣng lập ra nhiều công ty khác nhau để lách các điều kiện về cấp tín dụng. Do đó cán bộ giám sát cần nắm bắt đầy đủ và cụ thể các nhóm khách hàng này, giúp kiểm soát và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Biểu 8: Các khách hàng có tỷ lệ nợ lãi cao: thông thƣờng đây là các
khách hàng đã lâm vào tình trạng khó khăn. Nguy cơ xảy ra rủi ro thất thoát vốn từ các đối tƣợng này là rất cao. Các khách hàng này cần đƣợc theo dõi liên tục và yêu cầu chi nhánh báo cáo tình hình một cách thƣờng xuyên. Đồng thời phải yêu cầu chi nhánh có hƣớng xử lý phù hợp.
Biểu 9: Các khách hàng phân loại nợ chưa chính xác: Cán bộ giám sát
thực hiện phân loại nợ lại toàn bộ các khách hàng theo quy định chung của hệ thống (thông qua chƣơng trình tổng hợp và phân tích dữ liệu đang dùng). Trên cơ sở thông tin phân loại nợ trong kỳ giám sát do chi nhánh báo cáo, xác
định các khách hàng phân loại nợ không khớp đúng yêu cầu chi nhánh giải trình và báo cáo cụ thể kết quả đối chiếu về cán bộ giám sát.
Biểu 10: Phân loại nợ theo chi nhánh và theo kết quả giám sát: dựa trên
kết quả giải trình của chi nhánh, cán bộ xác định các khách hàng phân loại nợ không đúng và tiến hành tính toán lại các chỉ tiêu dƣ nợ của từng nhóm khách hàng. Từ đó tính toán, xác định lại các chỉ tiêu có liên quan nhƣ việc trích lập dự phòng, tình hình nợ xấu, kết quả kinh doanh thực tế của chi nhánh...
Biểu 11: Giám sát các khách hàng có cảnh báo giảm dần dư nợ: lập một
biểu riêng theo dõi tình hình các khách hàng mà các đoàn kiểm tra trƣớc (cả của BIDV lẫn các cơ quan chức năng bên ngoài) đã có cảnh báo. Thƣờng xuyên nắm bắt tình hình của các khách hàng này đề có những giải pháp phù hợp thu hồi nợ.
Ngoài ra còn lập một số biểu mẫu khác để theo dõi các nội dung nhƣ:
Các khách hàng ẩn danh, nghi ngờ ẩn danh Các khách hàng không đủ tài sản đảm bảo Các khách hàng bán nợ
Rủi ro tiềm ẩn đối với các khoản cấp bảo lãnh...