6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. GIỚI THIỆU VỀ BAN KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
2.2.1. Lịch sử ra đời
Trƣớc năm 2007: Ban Kiểm tra nội bộ và các Phòng kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh trực thuộc Ban Điều hành (với tổng nhân lực hơn 600 ngƣời).
Giai đoạn năm 2007-20010: Ban Kiểm tra nội bộ phân bổ 03 khu vực (Bắc, Trung, Nam) trực thuộc Ban Điều hành (gồm trên 70 ngƣời).
Giai đoạn năm 2010- 2012: căn cứ Quyết định số 627/QĐ-HĐQT ngày 30/06/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PTVN v/v thành lập lại Ban Kiểm soát Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đã thực hiện gộp Ban Kiểm tra nội bộ và Ban Kiểm soát thành Ban Kiểm soát trực thuộc HĐQT (gồm 86 ngƣời).
Từ năm 2012 đến nay: Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-TV ngày 27/4/2012 của Ban Thƣờng vụ Đảng ủy và Nghị quyết số 165/NQ-HĐQT ngày 02/5/2012 của HĐQT Ngân hàng TMCPĐT&PTVN về việc kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm toán. Chia tách Ban Kiểm soát cũ thành 02 Ban gồm Ban Kiểm tra và Giám sát thuộc Hội đồng quản trị BIDV ( 71 ngƣời) và Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ( 15 ngƣời).
2.2.2. Mô hình tổ chức của Ban Kiểm tra và Giám sát
a. Mô hình từ tháng 11/2007 trở về trước (KTNB bố trí tại các chi nhánh)
Mô hình này có nhiều nhược điểm:
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát không có quy mô tổng thể toàn hệ thống; không đồng nhất trong cách thức tổ chức thực hiện; phân tán thông tin, kết quả thực hiện.
Cán bộ làm kiểm tra nội bộ đƣợc bố trí tại từng chi nhánh, trực thuộc sự quản lý, điều hành của Giám đốc chi nhánh nên: (i)Không đảm bảo tính độc lập, khách quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của đơn vị….. (ii)Tính thống nhất, chuyên nghiệp và trực tuyến còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ số lƣợng lớn (trên 600 ngƣời).
b. Mô hình hiện nay (Kiểm tra, giám sát tập trung tại HSC)
Hình 2.1: Mô hình của Ban KTGS trong mô hình chung của BIDV
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Ban Điều hành và Kế toán trƣởng
Các Khối
các Ban nghiệp vụ
Hội đồng ALCO Hội đồng tín dụng
Các Ủy ban/HĐ khác
Ban Kiểm tra và giám sát Các Ủy ban, Ban TKHĐQT,
TTNC Ban Kiểm soát
Hình 2.2: Mô hình Ban KTGS trực thuộc HĐQT
Ban Kiểm tra và Giám sát là đơn vị do Hội đồng quản trị BIDV thành lập. Hiện nay, Ban đƣợc bố trí thành 06 bộ phận với 69 cán bộ. Trong đó bao gồm 04 Bộ phận Kiểm tra và Giám sát 1,2,3,4 Bộ phận Giám sát tổng hợp và Bộ phận Công nghệ thông tin có chức năng kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động của các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính BIDV và các chi nhánh, Sở giao dịch phân theo địa bàn, khu vực.
* Ưu điểm của mô hình này:
Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ chuyên trách tập trung đƣợc thành lập nhằm thống nhất trong việc tiếp nhận thông tin, chỉ đạo, tổ chức thực hiện về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ;
Đảm bảo tính liên kết hữu cơ chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với việc kiểm soát rủi ro, đảm bảo tính tuân thủ của các chi nhánh, đơn vị và đảm bảo an toàn cả hệ thống;
Khách quan, minh bạch và kịp thời trong việc chấn chỉnh khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm và xử lý đơn thƣ khiếu nại tố cáo;
UVHĐQT phụ trách Ban Giám đốc KTGS khu vực Hà Nội (bao gồm: -BP KTGS khu vực 1,2. -BP GSTH -BP CNTT) KTGS khu vực Đà Nẵng (BP KTGS khu vực 3) KTGS khu vực TPHCM (BP KTGS khu vực 4)
Thống nhất đầu mối tiếp nhận, phối hợp, ứng xử với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi các cơ quan này đến làm việc với BIDV; việc thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định pháp luật;
Có điều kiện kiện để chuyên môn hóa cao và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hệ thống.
* Hạn chế của mô hình:
Hiện nay chức năng kiểm tra, kiểm soát đƣợc tập trung ở phòng Quản lý rủi ro với rất nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau, trong đó nhiệm vụ chính ở hầu hết các phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh là thẩm định tín dụng; chƣa quan tâm, bố trí đủ nhân lực và thời gian cho công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Việc nắm bắt các thông tin vụ việc, các sai sót vi phạm tại các đơn vị đôi khi còn chƣa kịp thời do không còn cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Kiểm tra và Giám sát
Theo Quyết định số 1253 /QĐ-HĐQT ngày 01/08/2013 của Hội đồng quản trị BIDV, chức năng và nhiệm vụ của Ban Kiểm tra và Giám sát cụ thể nhƣ sau:
a. Chức năng
Thực hiện giám sát các hoạt động trọng yếu của các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính, các đơn vị thành viên; đánh giá về tính an toàn, tuân thủ, các rủi ro tiềm ẩn và đề xuất các giải pháp, biện pháp khắc phục.
Thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của BIDV;
Tham mƣu giúp việc các thành viên Ban Chỉ đạo chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm ngân hàng theo quy định.
Đầu mối tham mƣu chỉ đạo và/hoặc trực tiếp xác minh, đề xuất hƣớng giải quyết đơn thƣ khiếu nại tố cáo của các đơn vị trong hệ thống thuộc thẩm quyền giải quyết của BIDV.
Đầu mối phối hợp với các đơn vị lien quan trong quá trình các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xác minh vụ việc… tại BIDV
b. Nhiệm vụ
(i). Chủ động có ý kiến đề xuất các vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức khối kiểm tra và giám sát của BIDV.
(ii). Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ đối với các đơn vị trên toàn hệ thống BIDV:
Giám sát hoạt động của các đơn vị trên toàn hệ thống, kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị khi phát hiện sai phạm hoặc nguy cơ có thể xảy ra sai phạm, rủi ro.
Xác minh, kiểm tra các sai sót, vi phạm phát sinh tại các đơn vị trong hệ thống BIDV.
Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch; định kỳ hoặc đột xuất thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động tại các đơn vị trên toàn hệ thống.
Kiến nghị, đề xuất sau kiểm tra, giám sát; theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra.
Giám sát tình hình triển khai các giải pháp, biện pháp khắc phục, chấn chỉnh sau khi phát hiện các sai sót, vi phạm.
Tổng hợp, báo cáo Hội đồng quản trị về những tiềm ẩn rủi ro, những sai sót, vi phạm trong hoạt động; đề xuất, kiến nghị các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định nội bộ trong hoạt động của Ban, các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát nội bộ.
- Đầu mối xác minh và đề xuất hƣớng giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, vụ việc có liên quan đến các đơn vị, cá nhân tại các đơn vị trong hệ thống BIDV.
(iii). Thực hiện công tác giám sát và tổng hợp (tại Ban Kiểm tra và giám sát tại Trụ sở chính):
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị/cá nhân liên quan trong việc xây dựng, trình duyệt và tham mƣu chỉ đạo việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch công tác theo năm, định kỳ hoặc đột xuất.
- Giám sát việc thực hiện các chỉ đạo, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, bao gồm:
+ Giám sát việc thực hiện chiến lƣợc phát triển, các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm của BIDV.
+ Đánh giá tính tuân thủ trong việc thực hiện các chỉ tiêu, hệ số an toàn trong hoạt động của Ngân hàng và của các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính, các đơn vị thành viên theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nƣớc hoặc do Hội đồng quản trị phê duyệt, cảnh báo rủi ro và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể có liên quan trong việc tham mƣu chƣa kịp thời, hoặc không đầy đủ để đảm bảo các tỷ lệ an toàn.
+ Giám sát tình hình tài chính, công tác hạch toán kế toán, cơ cấu và chất lƣợng Tài sản Nợ, Tài sản Có và các chỉ tiêu an toàn, hiệu quả cần đảm bảo trong quá trình hoạt động và các nội dung khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chƣơng trình công tác định kỳ hoặc đột xuất trình Hội đồng quản trị, gửi Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát, Ngân hàng Nhà nƣớc. Kiến nghị, đề xuất với Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các biện pháp xử lý các sai phạm, khắc phục các thiếu sót và các biện pháp cải tiến hoạt động của Ngân hàng.
Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo về công tác kiểm tra, giám sát. Đầu mối tham gia và tổng hợp ý kiến của các đơn vị trong Ban đối với dự thảo văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các đơn vị trong hệ thống BIDV.
Thực hiện nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tội phạm ngân hàng.
Thực hiện vai trò đầu mối phối hợp với Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Ngân hàng Nhà nƣớc, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc khi các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại BIDV.
Đầu mối thực hiện triển khai, tổng hợp, báo cáo về việc rà soát, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hàng năm của Ngân hàng trình Tổng Giám đốc và gửi Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị.
(iv). Phối hợp với Ban Quản lý đầu tƣ trong việc theo dõi, hỗ trợ các đơn vị có vốn góp chi phối của BIDV trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ.
(v). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo giao.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BAN KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG DỤNG TẠI BAN KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.3.1. Quy trình giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại Ban Kiểm tra và Giám sát của BIDV và Giám sát của BIDV
Hiện nay, quy trình giám sát từ xa thực hiện tại Ban Kiểm tra và Giám sát bao gồm 05 bƣớc nhƣ sau:
Bước 1: Thu thập thông tin giám sát:
Thực hiện thu thập thông tin giám sát dựa trên các nguồn thông tin nội bộ: từ chi nhánh; các Ban, trung tâm tại hội sở. Thông tin từ các cuộc kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc, Thanh tra giám sát ngân hàng –NHNN, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của Hội sở chính, tự kiểm tra tại đơn
vị và các đoàn kiểm tra khác. Cũng nhƣ thông tin từ các nguôn khác nhƣ: Cơ quan quản lý, công an, thông tin đại chúng…
Bước 2: Đánh giá, phân tích thông tin giám sát.
Trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập, cán bộ tại các bộ phận kiểm tra đƣợc phân công quản lý chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, so sánh tính chính xác, kịp thời của các thông tin thu thập để tiến hành phân tích và đánh giá cho ra kết quả giám sát.
Bước 3: Lập báo cáo tổng hợp giám sát:
Nội dung báo cáo:
Đánh giá chung tình hình hoạt động của các đối tƣợng đƣợc phân công giám sát về các mặt: thực hiện chỉ đạo điều hành, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh trong kỳ… những thuận lợi, khó khăn trong kỳ báo cáo.
Đƣa ra đƣợc cảnh báo, nhận diện rủi ro tiềm ẩn liên quan đến đối tƣợng đƣợc giám sát trong nghiệp vụ tín dụng.
Nhận xét, đánh giá, kiến nghị: nêu rõ những mặt tích cực; những tồn tại hạn chế; nêu ra các đánh giá độc lập, khách quan, ý kiến cảnh báo phòng ngừa rủi ro.
Bước 4: Trình duyệt kết quả giám sát:
Trên cơ sở kết quả giám sát, định kỳ Ban Kiêm tra và Giám sát lập tờ trình Hội đồng quản trị phê duyệt kết quả giám sát.
Tham mƣu, đề xuất các giải pháp chỉ đạo chấn chỉnh những tồn tại, tổ chức kiểm tra, kiến nghị cảnh báo đối với đối tƣợng đƣợc giám sát,…
Bước 5: Triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản trị:
- Trên cơ sở phê duyệt của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm tra và Giám sát tham mƣu soạn thảo văn bản chỉ đạo, bao gồm: nội dung triển khai, đối tƣợng thực hiện, thời gian hoàn thành.
Nhìn chung, quy trình giám sát từ xa hiện tại chỉ nêu một cách khái quát các bước cần thực hiện. Các bước trong quy trình chủ yếu phục vụ cho công tác lập và báo cáo kết quả giám sát. Các nội dung công tác trước và sau thực hiện báo cáo giám sát chưa được chú trọng, chưa được quy định cụ thể bằng văn bản.
2.3.2. Thực trạng công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng
a. Nội dung giám sát
Theo quyết định số 1620/HĐQT ngày 29/10/2012 ban hành quy chế
giám sát từ xa đối với các Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam. Các nội dung cần giám sát đối với hoạt động tín dụng và các hoạt động có liên quan cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất: Giám sát tình hình thực hiện các kế hoạch về tín dụng:
thông qua việc khai thác các thông tin trên hệ thống SIBS, báo cáo của Chi nhánh, các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính để phân tích, đánh giá những mặt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân kết quả thực hiện các chỉ tiêu của các chi nhánh.
- Thứ hai: Giám sát công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và việc khắc phục các kiến nghị trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Tình hình, kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trên các mặt: số đơn vị kiểm tra trong kỳ, các sai sót vi phạm lớn phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Qua đó đánh giá những sai sót vi phạm lớn ảnh hƣởng đến uy tín và những rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với BIDV.
- Đánh giá công tác tổ chức, triển khai khắc phục và kết quả khắc phục các sai sót, tồn tại trong tín dụng:
Tổng số kiến nghị trong đó: số kiến nghị đã khắc phục đƣợc, số kiến nghị đang khắc phục nêu nguyên nhân, biện pháp và khả năng khắc phục.
Số kiến nghị không chỉnh sửa, khắc phục đƣợc nêu nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Các đề xuất kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra. Công tác xử lý, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra.
Tiến độ, chất lƣợng việc khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra, kiểm tra.
- Thứ ba: Giám sát công tác kiểm tra nội bộ trong hoạt động tín dụng tại các đơn vị.
Việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tự kiểm tra và triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra, chất lƣợng công tác tự kiểm tra.
Việc xử lý các vụ việc nổi cộm phát sinh liên quan đến hoạt động tín dụng.
- Thứ tư: Giám sát nhận diện cảnh báo một số rủi ro trọng yếu trong hoạt động tín dụng: Trên cơ sở kết quả phân tích dữ liệu hệ thống, thông tin
từ kết quả thanh tra, kiểm toán, kiểm tra nội bộ BIDV, cán bộ giám sát đánh giá nhận định rủi ro và đƣa ra cảnh báo trong nghiệp vụ tín dụng:
Giám sát việc chấp hành kỹ cƣơng điều hành và tuân thủ thẩm quyền phán quyết, giới hạn tín dụng, quy chế phối hợp giữa các chi nhánh.
Giám sát việc tuân thủ giới hạn cho vay, bão lãnh, lãi suất, chấp hành giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, dự án khoản vay.
Giám sát việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chất lƣợng