Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả giám sát từ xa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả giám sát từ xa

a. Các nhân tố bên ngoài

Khung pháp lý đối với hoạt động giám sát ngân hàng: đƣợc hiểu là các

quy định của pháp luật đối với hoạt động giám sát phải trên cơ sở chặt chẽ và rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của bên thực hiện nhiệm vụ giám sát. Cụ thể:

Quy định pháp lý một cách đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn trong việc giám sát. Đồng thời bên thực hiện giám sát phải có sự độc lập trong hoạt động để không phải chịu áp lực về chính trị, kinh tế nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giám sát có khả năng thực hiện tốt các mục tiêu của mình.

Quy định các tiêu chuẩn tối thiểu mà các đơn vị chịu sự giám sát phải đáp ứng. Cho phép bên thực hiện giám sát có đủ linh hoạt để ấn định các quy tắc đảm bảo an toàn theo cách bắt buộc hành chính khi cần thiết để đạt nhƣng mục tiêu đã định. Trao quyền hạn thu thập và chứng thực thông tin một cách độc lập cho bên thực hiện giám sát nhằm đảm bảo an toàn và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát hiệu quả hơn.

Quy định các nguyên tắc hợp tác, trao đổi thông tin giữa các bộ phận có liên quan nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giám sát đƣợc tiến hành một cách thuận lợi.

Có thể khẳng định rằng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo tiền đề nâng cao chất lƣợng của hoạt động giám sát. Ngƣợc lại, với một hệ thống luật và quy chế thiếu đồng bộ, không rõ ràng và không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả công tác giám sát.

Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận quản lý có liên quan trong hoạt động

giám sát: Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận

có liên quan sẽ giúp nâng cao chất lƣợng giám sát. Mặc dù công việc giám sát đƣợc giao cho một bộ phận cụ thể, tuy nhiên các bộ phận khác với những mục đích khác nhau cũng có những thông tin và hoạt động thanh tra giám sát nhất định. Việc trao đổi thông tin sẽ tạo điều kiện cho bộ phận giám sát cập nhật đầy đủ hơn và thêm cơ sở đối chiếu, xác nhận tính chính xác của những thông tin đã có đƣợc.

Nhận thức của các đơn vị chịu sự giám sát về lợi ích của hoạt động

thanh tra, giám sát ngân hàng: hoạt động giám sát sẽ chỉ có kết quả tốt khi có

sự phối hợp hoạt động tích cực từ cả hai bên: bên giám sát và bên đƣợc giám sát. Các đơn vị đƣợc giám sát cần phải thấy đƣợc lợi ích của hoạt động thanh tra, giám sát. Xem đây là cơ sở để có thể đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động của mình; là căn cứ để điều chỉnh và xây dựng các hoạt động quản trị rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong các hoạt động của ngân hàng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại đơn vị được giám sát: đây là yếu

tố ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động thanh tra, giám sát. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ và thanh tra, giám sát có những điểm chung đó là nhằm phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là kiểm soát nội bộ chỉ phục vụ lợi ích cho chính bản thân đơn vị, trong khi đó thanh tra, giám sát lại quan tâm tới lợi ích của cả hệ thống ngân hàng và trên hết là của nền kinh tế. Chính vì vậy trong quá trình thanh tra, giám sát phải luôn chú ý đặc biệt đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng nhƣ sử dụng hoạt động này nhƣ một kênh thông tin qua trọng hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, giám sát. Một mặt, đƣa ra những yêu cầu tối thiểu mà kiểm soát nội bộ phải đáp ứng, mặt khác tạo ra động lực khuyên khích kiểm soát nội bộ sử dụng những chuẩn mực cao hơn. Từ đó có thể sử dụng kết qủa

kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhƣ là một căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro đồng thời là căn cứ để tiến hành phân bổ nguồn lực thanh tra, giám sát một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Hệ thống quản lý thông tin của ngân hàng: xây dựng đƣợc hệ thống

thông tin đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả cho các lĩnh vực hoạt động sẽ là một yếu tố tác động tích cực đến chất lƣợng hoạt động giám sát. Thông tin đƣợc cung cấp đòi hỏi phải đầy đủ, kịp thời và chính xác vì đây là cơ sở để giúp cho bên thanh tra, giám sát có những đánh giá ban đầu đúng đắn về hoạt động. Sự che dấu, làm sai lệch nguồn thông tin sẽ dẫn đến các nguy cơ về mất an toàn và thiếu lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng.

b. Các nhân tố bên trong

Nguồn nhân lực: hoạt động giám sát ngân hàng là hoạt động đa dạng,

dàn trải trên nhiều lĩnh vực hoạt động của NHTM. Bên cạnh đó hoạt động thanh tra, giám sát không phải là hoạt động riêng lẻ mà là sự phối hợp của các thành viên thanh tra. Do vậy, mỗi thành viên thanh tra phải có kiến thức rộng trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, ngân hàng; vừa có chuyên môn sâu trong lĩnh vực cụ thể đƣợc phân công, có khả năng phân tích, đánh giá, dự đoán xu hƣớng... Ngoài ra một yếu tố quan trọng là trách nhiệm và công tâm trong công việc của ngƣời làm công tác thanh tra, giám sát. Chính vì vậy nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động thanh tra là vô cùng cần thiết và là nhân tố quyết định chất lƣợng hoạt động thanh tra, giám sát.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Xu thế hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực tài

chính, ngân hàng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và thúc đẩy dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển nhanh chóng về cả số lƣợng, chất lƣợng. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát là phải trang bị cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc, hệ thống công nghệ hiện đại... để chủ động theo kịp sự thay đổi và nhằm

hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giám sát đƣợc thực hiện thuận lợi với thông tin đƣợc cập nhật một cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác.

Việc lựa chọn phương pháp giám sát phù hợp: việc lựa chọn phƣơng

pháp giám sát phù hợp với mức độ phát triển của TCTD cũng nhƣ trình độ và khả năng của TCTD sẽ là nhân tố tích cực nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát. Phƣơng pháp thanh tra, giám sát đòi hỏi phải phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra, phù hợp với mức độ quản lý thông tin cũng nhƣ số lƣợng các TCTD và các dịch vụ ngân hàng. Đối với các TCTD đã có những sự phát triển nhất định mà chỉ áp dụng phƣơng pháp thanh tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện các quy định, chính sách pháp luật nhƣ thanh tra hành chính mà không hƣớng đến phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro sẽ không đảm bảo đƣợc mục tiêu là an toàn hoạt động cho cả hệ thống. Tuy nhiên, đối với các TCTD chƣa thực sự phát triển mà áp dụng phƣơng pháp hƣớng tới các mục tiêu trên có thể gây quá tải cho hoạt động thanh tra, giám sát

Sự chuẩn hóa các nội dung thanh tra, giám sát ngân hàng: Hệ thống chỉ

tiêu đánh giá đảm bảo nhận biết sớm đƣợc các rủi ro. Hệ thống chỉ tiêu giám sát phải đảm bảo có sự ổn định nhất định đồng thời phải có sự linh hoạt, có thể điều chỉnh đƣợc khi điều kiện hoạt động của đối tƣợng thanh tra có sự thay đổi và phát triển.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã tổng hợp, khái quát cơ sở lý luận về giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại một ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể:

- Trình bày về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. - Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của thanh tra, giám sát ngân hàng cũng nhƣ các phƣơng thức thanh tra giám sát.

- Trình bày về công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng các chi nhánh ngân hàng tại đơn vị kiểm tra giám sát thuộc ngân hàng về các nội dung nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò của công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng; các nội dung cơ bản của công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng; trình bày các tiêu chí đánh giá kết quả giám sát từ xa cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả giám sát từ xa.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu ở chƣơng 1, luận văn sẽ phân tích thực trạng công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại Ban Kiểm tra và Giám sát của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BAN KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT CỦA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)