Tiêu chí đánh giá kết quả giám sát từ xa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.5. Tiêu chí đánh giá kết quả giám sát từ xa

a. Tiêu chí định lượng:

Tần xuất thực hiện báo cáo giám sát: số lần thực hiện báo cáo giám sát trong năm là tiêu chí phản ánh mức độ cập nhật thông tin thƣờng xuyên của đơn vị giám sát. Tần xuất thực hiện báo cáo càng lớn thì mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản trị điều hành càng cao.

Tỷ lệ dƣ nợ các khoản vay đƣợc giám sát so với tổng dƣ nợ: đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự bao quát của công tác giám sát. Tỷ lệ dƣ nợ đƣợc giám sát càng cao thì hiệu quả giám sát càng tốt. Công tác giám sát thực hiện theo dõi đƣợc càng nhiều khách hàng thì càng phát hiện đƣợc nhiều nguy cơ tiềm ẩn và có thể kiểm soát tốt rủi ro.

Số lƣợng những sai phạm trọng yếu hoặc những vấn đề cần khắc phục, bổ sung, chỉnh sửa đƣợc phát hiện qua giám sát: công tác giám sát phát hiện những dấu hiệu rủi ro sẽ hỗ trợ cho công tác quản trị điều hành. Giúp các nhà lãnh đạo có những chỉ đạo điều chỉnh phù hợp để kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có tính chất tƣơng đối. Chỉ tiêu này giúp cho việc đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Khi sử dụng chỉ tiêu này phải xem xét thêm

những tiêu chí khác để đánh giá, nhận định chứ không đơn thuần cao hay thấp mà có thể đánh giá trực tiếp kết quả giám sát.

Số lƣợng vụ việc phát sinh thực tế đƣợc cảnh báo so với số lƣợng vụ việc đƣợc cảnh báo.

Tỷ lệ chính xác của các sai sót, vi phạm phát hiện qua giám sát so với kết quả kiểm tra trực tiếp: chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng công tác giám sát. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy kết quả giám sát càng chất lƣợng. Từ đó có thể tin tƣởng sử dụng kết quả giám sát làm thông tin quan trọng cho công tác kiểm tra trực tiếp trong việc lựa chọn, khoanh vùng đối tƣợng kiểm tra cũng nhƣ tham mƣa cho công tác điều hành của ban lãnh đạo.

Kết quả khắc phục các tồn tại, sai phạm trong hoạt động tín dụng đƣợc phát hiện qua kiểm tra trực tiếp và giám sát từ xa đƣa ra.

Số lƣợng đề xuất, kiến nghị của đơn vị thực hiện giám sát với cấp có thẩm quyền về sự bất cập của quy chế, quy trình, quy định với thực tiễn hoạt động của các đơn vị đƣợc giám sát.

Số lƣợng cảnh báo rủi ro có thể xảy ra xuất phát từ các lỗ hổng trong quy trình, quy định về tín dụng.

b. Tiêu chí định tính

Việc xác định mục đích, yêu cầu của giám sát trong từng thời kỳ.

Việc xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, phƣơng pháp tiến hành giám sát.

Việc phân công, tổ chức thực hiện giám sát.

Tính chính xác, đầy đủ trong việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của đơn vị đƣợc giám sát tại thời điểm thực hiện giám sát.

Kết quả phát huy ƣu điểm, sửa chữa sai sót, khuyết điểm của các đơn vị đƣợc giám sát thông qua giám sát từ xa.

Tác động và tác dụng của giám sát đối với hoạt động tín dụng tại đơn vị đƣợc giám sát.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng tại ban kiểm tra và giám sát của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)