6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Mô hình tổ chức của Ban Kiểm tra và Giám sát
a. Mô hình từ tháng 11/2007 trở về trước (KTNB bố trí tại các chi nhánh)
Mô hình này có nhiều nhược điểm:
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát không có quy mô tổng thể toàn hệ thống; không đồng nhất trong cách thức tổ chức thực hiện; phân tán thông tin, kết quả thực hiện.
Cán bộ làm kiểm tra nội bộ đƣợc bố trí tại từng chi nhánh, trực thuộc sự quản lý, điều hành của Giám đốc chi nhánh nên: (i)Không đảm bảo tính độc lập, khách quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của đơn vị….. (ii)Tính thống nhất, chuyên nghiệp và trực tuyến còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ số lƣợng lớn (trên 600 ngƣời).
b. Mô hình hiện nay (Kiểm tra, giám sát tập trung tại HSC)
Hình 2.1: Mô hình của Ban KTGS trong mô hình chung của BIDV
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Ban Điều hành và Kế toán trƣởng
Các Khối
các Ban nghiệp vụ
Hội đồng ALCO Hội đồng tín dụng
Các Ủy ban/HĐ khác
Ban Kiểm tra và giám sát Các Ủy ban, Ban TKHĐQT,
TTNC Ban Kiểm soát
Hình 2.2: Mô hình Ban KTGS trực thuộc HĐQT
Ban Kiểm tra và Giám sát là đơn vị do Hội đồng quản trị BIDV thành lập. Hiện nay, Ban đƣợc bố trí thành 06 bộ phận với 69 cán bộ. Trong đó bao gồm 04 Bộ phận Kiểm tra và Giám sát 1,2,3,4 Bộ phận Giám sát tổng hợp và Bộ phận Công nghệ thông tin có chức năng kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động của các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính BIDV và các chi nhánh, Sở giao dịch phân theo địa bàn, khu vực.
* Ưu điểm của mô hình này:
Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ chuyên trách tập trung đƣợc thành lập nhằm thống nhất trong việc tiếp nhận thông tin, chỉ đạo, tổ chức thực hiện về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ;
Đảm bảo tính liên kết hữu cơ chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với việc kiểm soát rủi ro, đảm bảo tính tuân thủ của các chi nhánh, đơn vị và đảm bảo an toàn cả hệ thống;
Khách quan, minh bạch và kịp thời trong việc chấn chỉnh khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm và xử lý đơn thƣ khiếu nại tố cáo;
UVHĐQT phụ trách Ban Giám đốc KTGS khu vực Hà Nội (bao gồm: -BP KTGS khu vực 1,2. -BP GSTH -BP CNTT) KTGS khu vực Đà Nẵng (BP KTGS khu vực 3) KTGS khu vực TPHCM (BP KTGS khu vực 4)
Thống nhất đầu mối tiếp nhận, phối hợp, ứng xử với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi các cơ quan này đến làm việc với BIDV; việc thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định pháp luật;
Có điều kiện kiện để chuyên môn hóa cao và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hệ thống.
* Hạn chế của mô hình:
Hiện nay chức năng kiểm tra, kiểm soát đƣợc tập trung ở phòng Quản lý rủi ro với rất nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau, trong đó nhiệm vụ chính ở hầu hết các phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh là thẩm định tín dụng; chƣa quan tâm, bố trí đủ nhân lực và thời gian cho công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Việc nắm bắt các thông tin vụ việc, các sai sót vi phạm tại các đơn vị đôi khi còn chƣa kịp thời do không còn cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị.