Các hoạt động quản trị nhân lực liên quan đến công tác tuyển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty TNHH TM DV an trung, TP buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 51 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY

2.2.1. Các hoạt động quản trị nhân lực liên quan đến công tác tuyển

dụng nhân lực tại Công ty TNHH TM-DV An Trung

a. Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực

Hàng năm, phòng hành chính nhân sự của Công ty đề ra nhu cầu nhân sự chủ yếu dựa vào bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ kế hoạch để xác định số ngƣời cần thiết. Công ty chỉ dự đoán nhu cầu nhân lực trong giai đoạn ngắn hạn, thông thƣờng là 1 năm. Phƣơng pháp mà Công ty sử dụng cho việc dự đoán này là phƣơng pháp chuyên gia. Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ngắn hạn đƣợc phòng hành chính nhân sự trực tiếp giao trách nhiệm cho các phòng ban đơn vị, các bộ phận khác nhau báo cáo tình hình nhân sự của Công ty nhƣ số lƣợng lao động hiện có, số lƣợng lao động còn thiếu, mức lƣơng... Căn cứ vào việc những thông tin thu thập này, phòng hành chính nhân sự sẽ tổng hợp tất cả số lao động của các phòng ban lại làm con số dự báo nhu cầu nhân lực ngắn hạn.

Về công tác dự báo cung nhân lực, Công ty sử dụng hệ thống thông tin về tất cả lao động đang sử dụng trong tổ chức để xác định nguồn cung nội bộ của đơn vị mình. Đối với cung nhân lực bên ngoài thì Công ty xác định dựa vào các trung tâm tƣ vấn việc làm và các trƣờng đào tạo nghề.

Về biện pháp cân đối nhân lực trong Công ty, có 2 trƣờng hợp sau: - Trƣờng hợp thiếu lao động:

+ Tuyển dụng nhân lực trong nội bộ và bên ngoài Công ty. + Làm thêm giờ.

+ Thuê thêm lao động thời vụ. - Trƣờng hợp dƣ thừa lao động: + Hạn chế tuyển dụng.

+ Thuyên chuyển. + Chia sẻ công việc. + Giảm bớt giờ làm việc.

Có thể thấy rằng, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực của Công ty đƣợc thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của các trƣởng phòng ban, điều này làm cho kết quả của công tác này thiếu chính xác. Ngoài ra, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực của Công ty chỉ thực hiện trong thời gian ngắn hạn mà chƣa dự báo đƣợc nhu cầu nhân lực trung và dài hạn, chƣa nêu ra đƣợc số liệu dự báo về số lƣợng lao động nghỉ việc và cung lao động trên thị trƣờng tức là biến động lao động trong nội bộ Công ty cũng nhƣ ngoài thị trƣờng lao động. Điều này sẽ tác động không tốt đến công tác tuyển dụng của Công ty nhƣ xác định sai nhu cầu tuyển dụng, làm mất tính chủ động trong công tác tuyển dụng.

b. Phân tích công việc

Công tác phân tích công việc tại Công ty TNHH TM-DV An Trung đƣợc thực hiện theo cách thức sau đây:

Phòng hành chính nhân sự phối hợp với các phòng, ban khác trong Công ty thực hiện công tác phân tích công việc theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty.

Các trƣởng phòng của từng bộ phận trong Công ty là ngƣời trực tiếp thực hiện công tác phân tích công việc cho tất cả các công việc trong phòng ban mình thông qua việc quan sát quá trình thực hiện công việc hàng ngày của ngƣời lao động trong phòng ban mình và trao đổi, thảo luận với họ để bổ sung thông tin về những nhiệm vụ, trách nhiệm cần thực hiện. Sau đó, trƣởng các phòng ban viết bản phân tích công việc.

Khi các văn bản phân tích công việc đã hoàn thành, các trƣởng phòng bàn giao cho phòng hành chính nhân sự, sau đó phòng hành chính nhân sự trình lên Giám đốc Công ty duyệt và đƣợc gửi tới phòng hành chính nhân sự.

c. Đánh giá thực hiện công việc

Định kỳ hàng quý, các trƣởng bộ phận tiến hành thực hiện việc đánh giá thực hiện công việc của ngƣời lao động và phê duyệt vào phiếu đánh giá theo mẫu của Công ty ban hành (Phụ lục 02).

Dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc của ngƣời lao động, Công ty sẽ đƣa ra các quyết định nhân sự nhƣ đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật, đồng thời cải tiến sự thực hiện công việc của ngƣời lao động và giúp cho công tác tuyển dụng của Công ty đƣợc hoàn thiện hơn.

d. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH TM-DV An Trung đƣợc triển khai nhƣ sau:

Về căn cứ xác định nhu cầu đào tạo:

Công ty xác định nhu cầu đào tạo dựa trên các căn cứ sau:

-Chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

-Tính chất công việc.

Về cách thức đào tạo:

Đối với những lao động phổ thông nhƣ công nhân sản xuất thì Công ty đào tạo nghề để nâng cao tay nghề và đào tạo công nghệ sản xuất mới cho ngƣời lao động. Những cán bộ, công nhân lành nghề của Công ty sẽ là ngƣời hƣớng dẫn, kèm cặp công nhân mới. Trƣớc tiên, họ sẽ học lý thuyết tập trung sau đó sẽ đƣa xuống phân xƣởng sản xuất để thực hành.

Đối với các cán bộ quản lý thì Công ty tổ chức đào tạo thông qua việc đề xuất họ đi học ở các trƣờng Đại học trong nƣớc (hệ tại chức) và các khóa học ngắn hạn về các kỹ năng mềm ở các trung tâm đào tạo có uy tín.

Về chi phí đào tạo:

Tùy vào mục tiêu phát triển của Công ty mà ban lãnh đạo có những quyết định về kinh phí cho việc thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thông thƣờng thì Công ty trích một khoản kinh phí trong khoảng 5%-10% lợi nhuận của Công ty để thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Toàn bộ học phí của những lao động đƣợc Công ty cử đi học sẽ đƣợc Công ty chi trả với điều kiện những ngƣời này không đƣợc hủy hợp đồng lao động khi chƣa hết thời hạn.

e. Thù lao lao động

Về thù lao cơ bản:

Công thức tính lƣơng của Công ty nhƣ sau:

- Lƣơng thực tế = lƣơng công việc/ ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm việc thực tế

- Lƣơng công việc = lƣơng cơ bản + phụ cấp - Ngày công chuẩn của tháng = 26

Đối với ngƣời lao động là công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm thì lƣơng cơ bản đƣợc tính nhƣ sau:

- Lƣơng cơ bản = lƣơng tối thiểu vùng do Nhà nƣớc quy định

Đối với ngƣời lao động là nhân viên văn phòng thì lƣơng cơ bản đƣợc tính nhƣ sau:

- Lƣơng cơ bản = lƣơng tối thiểu vùng do Nhà nƣớc quy định + lƣơng tối thiểu x hệ số theo trình độ chuyên môn

Đối với ngƣời lao động là các cấp quản lý thì lƣơng cơ bản đƣợc Công ty ấn định dựa vào tính chất của công việc và mức yêu cầu trách nhiệm của Công ty.

Về các khuyến khích:

Công ty trích 20% lợi nhuận để thƣởng cho toàn bộ các công nhân viên vào cuối năm âm lịch. Đối với bộ phận kinh doanh thì ngoài tiền hoa hồng, công ty sẽ thƣởng theo quý hoặc tháng nếu đạt đƣợc chỉ tiêu doanh số mà Công ty đƣa ra.

Về các khoản phúc lợi:

Đối với các chế độ BHXH, BHYT, BHTN thì Công ty thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc. Còn với các chế độ khác nhƣ các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép… thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc, Công ty còn tổ chức cho ngƣời lao động đi du lịch với các tour du lịch trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty TNHH TM DV an trung, TP buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)