Những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong trồng trọt

2.2.3. Những công trình nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của tác giả Phạm Bảo Dương (2015). Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh và bổ sung hệ thống chính sách liên quan đến nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các TBKT vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết quả nghiên cứu đã đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích, thúc đẩy công tác nghiên

cứu, chuyển giao và ứng dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp.

Từ phân tích kinh nghiệm thực tế tác giả đề xuất những chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông Nhà nước, khuyến nông cơ sở, các cơ quan nghiên cứu, các chương trình dự án được tiến hành ở các vùng nông thôn.

Nghiên cứu về chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam của tác giả Đỗ Kim Chung (2005). Phương pháp này đã được kiểm nghiệm trong thực tế, được người dân tự giác chấp nhận và thể hiện tính hiệu quả, bền vững của dự án cũng như kỹ thuật tiến bộ được chuyển giao. Theo tác giả, phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho nông dân là phương pháp tiếp cận theo dự án có sự tham gia của người dân, phương pháp chuyển giao nên là phương pháp khuyến nông có sự tham gia.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp ở Đà Bắc - Hoà Bình, của nhóm tác giả Mai Văn Thành, Trần Nam Anh, Vũ Thị Thao (2004). Bởi vì, do sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm kết hợp, công với thiếu thông tin từ phía người dân trong triển khai thực hiện các chương trình dự án nên việc mở rộng áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp của người dân còn nhiều hạn chế ngày cả ở những vùng được coi là tiềm năng để phát triển. Tác giả của nghiên cứu này đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân chính đã và đang cản trở người dân trong việc phát triển hệ thống nông lâm kết hợp.

Để tăng hiệu quả của quá trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ thì phải tìm ra một phương pháp thích hợp kết hợp đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao của hệ thống chính thống và phương pháp có sự tham gia của người dân của hệ thống không chính thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)