XUẤT TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Khái quát ngành trồng trọt của huyện Phú Xuyên
Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện chiếm tới 30% tổng giá trị kinh tế huyện, trong đó giá trị ngành trồng trọt chiếm gần 50% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phú Xuyên là huyện ngoại thành Hà Nội, vì vậy nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc biệt, trong lĩnh vực trồng trọt của huyện Phú Xuyên thì lúa là cây trồng chủ lực tiếp đến là đậu tương, ngô và một số loại cây lâu năm. Tổng diện tích đất trồng trọt toàn huyện trên 22,5 nghìn ha. Giai đoạn 2014-2016 diện tích trồng trọt giảm khoảng 2 nghìn ha. Xu hướng giảm do mục đích chuyển đổi đất đai, đất nông nghiệp không hiệu quả được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất kinh doanh hoặc các loại đất khác.
Năm 2016, hệ thống cây trồng huyện Phú Xuyên rất đa dạng và một số loại cây trồng có diện tích lớn ở nhiều xã khác nhau. Hệ thống cây hàng năm được trồng nhiều ở xã Phú Túc (1.102,10 ha), Khai Thái (1.199,08 ha), Minh Tân (1.365,51 ha). Đây là 3 xã có diện tích trồng cây hàng năm nhiều nhất và trên (1000 ha). Cây lúa được trồng nhiều ở xã Phú Túc (1062,1 ha); Hoàng Long (1453,0 ha). Cây ngô với diện tích ít hơn lúa, tuy nhiên cũng được trồng ở một số nơi như xã Hồng Thái (207,4 ha), Khai Thái (165,46 ha), Minh Tân (162,47 ha)...và có một số nơi không trồng ngô như Phú Yên, Đại Xuyên,Vân Từ.... Các loại cây lâu năm đang được thu hẹp dần diện tích, xã trồng nhiều nhất với diện tích 35 ha. Cây đỗ tương được trồng ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, được trồng nhiều ở Nam Triều (313,20 ha), Tri Thủy (317,70 ha). Số liệu thống kê diện tích cây trồng nông nghiệp huyện Phú Xuyên được thể hiện thông qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diện tích trồng trọt huyện Phú Xuyên giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Ha Loại cây trồng 2014 2015 2016 TĐPT BQ (%) Tổng diện tích trồng trọt 24621,66 22864,88 22545,73 0,96 1. Cây hàng năm 24216,26 22492,68 22125,62 0,96 - Cây lúa 16970,14 17271,16 17027,75 1,00 - Cây Ngô 878,25 898,97 830,24 0,97
- Cây Đỗ tương và cây khác 6367,87 4322,55 4267,63 0,82
2. Cây lâu năm 405,40 372,20 420,11 1,02
Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên (2016) Diện tích cây trồng của huyện Phú Xuyên có xu hướng giảm trong những năm gần đây do xu hướng công nghiệp hóa. Tuy nhiên, giá trị sản xuất trồng trọt huyện Phú Xuyên tăng giai đoạn 2014 - 2016, giá trị sản xuất năm 2016 đạt gần 840 tỷ đồng, trong đó giá trị cây hàng năm đạt trên 80%. Do đặc thù là tỉnh đồng bằng, ven sông rất thuận lợi trong phát triển các cây trồng hàng năm, cây lúa, ngô... nhằm tận dụng lợi thế so sánh về độ phì nhiêu và vị trí thị trường. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Phú Xuyên năm 2016 đạt gần 840 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thể hiện chi tiết qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Giá trị kinh tế sản xuất trồng trọt huyện Phú Xuyên giai đoạn 2014 - 2016 Loại cây 2014 2015 2016 GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) Tổng số 757,79 100,0 0 811,24 100,00 839,53 100,0 0 1. Cây hàng năm 721,18 95,17 783,37 96,56 810,41 96,53 Trong đó: - Lúa, ngô 566,07 78,49 620,96 79,27 637,65 78,68
- Rau, đậu, hoa, cây
cảnh 44,20 6,13 49,99 6,38 48,35 5,97
- Cây CN hàng năm* 110,90 15,38 112,41 14,35 124,41 15,35
2. Cây hoa quả 36,61 4,83 27,86 3,43 29,11 3,47
Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên (2016)
Ghi chú: * Cây CN HN: đỗ tương, lạc, vừng…
cấp đảng ủy, chính quyền, đặc biệt có sự hưởng ứng tích cực của người dân mà những năm qua tình hình ứng dụng TBKT vào sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện ngày càng được nhân rộng cả về số lượng và phạm vi áp dụng. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đã có nhiều đóng góp thiết thực, góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển của huyện; nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; cung cấp các mô hình, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
4.1.2. Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt huyện Phú Xuyên Xuyên
Đối với sản xuất nông nghiệp thì máy móc, thiết bị cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy năng suất, sản lượng. Ngoài ra nó thay thế công lao động thủ công, giúp người dân phần nào khó khăn trong công tác trồng trọt. Cơ giới hóa trong nông nghiệp là đòi hỏi bắt buộc của phát triển CNH-HĐH Nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, số lượng máy móc được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, quy mô các hộ gia đình và trang trại được mở rộng.
Huyện Phú xuyên cũng là một trong những huyện có nền nông nghiệp lâu đời, những năm gần đây nhờ áp dụng TBKT đưa các máy móc, thiết bị hiện đại vào ngành trồng trọt nên năng suất, sản lượng được nâng cao rõ rệt trong những năm qua. Các HTX của huyện đã đầu tư một số máy móc, công cụ để đưa vào sản xuất như: Máy làm đất, máy phun thốc trừ sâu, máy cấy, máy gặt liên hợp, máy tuốt lúa.... Ứng dụng cơ giới hóa vào phát triển trồng trọt nhằm nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của thị trường. Phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi người nông dân phải tăng cường ứng dụng cơ giới để kiểm soát ô nhiễm, ít sử dụng tài nguyên hóa thạch.
Hiện nay, phương tiện cơ giới đã và đang được sử dụng ở tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt. Phương tiện cơ giới không chỉ làm giảm hao phí lao động sức người, sức của mà còn làm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Nhiều cây trồng nông nghiệp khó tính, với những đặc điểm riêng có trong sinh trưởng và phát triển đã được gieo trồng thành cây trồng hàng hóa trên địa bàn huyện. Nhờ có những máy móc, ứng dụng phương tiện cơ giới vào trong từng khâu của quá trình sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch và chế biến.
Bảng 4.3. Số lượng máy móc, công cụ sản xuất ngành trồng trọt huyện Phú Xuyên
ĐVT: Chiếc
Công cụ cơ giới 2015 2016 Tốc độ tăng 2016/2015 (%)
Máy làm đất 455 457 0,44
Máy phun thuốc trừ sâu 165 178 7,88
Máy cấy 146 151 3,42
Máy thái cỏ 102 102 0,00
Máy gặt đập liên hợp 11 14 27,27
Máy tuốt lúa 439 437 -0,46
Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên (2016) Năm 2015, toàn huyện sử dụng chủ yếu là máy làm đất (455 chiếc) và máy tuốt lúa (439 chiếc). Trong đó có 27/28 xã sử dụng máy làm đất, chiếm 96%. Trên thực tế nhiều HTX liên kết, hợp tác với nhau sử dụng máy móc, công cụ để đạt được hiệu quả nhất. Số lượng máy cơ giới còn ít trên quy mô toàn huyện, tuy nhiên có xu hướng tăng để đáp ứng sức sản xuất của toàn dân trên địa bàn huyện. Đây là một xu hướng tích cực trong ứng dụng TBKT trong sản xuất trồng trọt trên phạm vi toàn huyện. Năm 2016, các loại phương tiện cơ giới như máy làm đất, máy phun thuốc, máy cấy có xu hướng tăng ở một số xã.
Năm 2013, thực hiện kế hoạch giao chỉ tiêu của Trung tâm khuyến nông Hà Nội, trạm khuyến nông Phú Xuyên đã triển khai thực hiện mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và mô hình thí điểm Đề án cơ giới hóa thành phố Hà Nội với 04 máy cấy lúa và 03 máy làm đất trên địa bàn các xã Đại Thắng, Khai Thái, Nam Phong, Chuyên Mỹ và Thị trấn Phú Xuyên. Kết quả mô hình đã tiếp tục được khẳng định về hiệu quả kinh tế, xã hội. Năng xuất lúa tăng từ 7 – 10%, giảm chi phí đầu vào sản xuất, tiết kiệm được nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn…
Năm 2014, mô hình máy làm đất trên 20 HP được thực hiện với quy mô 06 máy và có 06 hộ tham gia. Mô hình máy cấy được thực hiện với quy mô 07 máy và có 07 hộ tham gia. Kết quả đã làm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, tranh thủ thời vụ sản xuất và tăng năng suất lúa từ 7-10%. Từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân và góp phần chuyển dịch nguồn lao động làm nông nghiệp
sang hoạt động trong các ngành nghề khác. Năm 2015, toàn huyện có 146 máy cấy; 02 dây truyền sản xuất mạ khay. Huyện Phú Xuyên có tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất là 100%, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt trên 10%.
Tính đến nay, toàn huyện đã trang bị máy làm đất, máy cấy... ở hầu hết tất cả các xã. Huyện Phú Xuyên có tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cấy là 100%, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt trên 10%. Tuy nhiên, số lượng máy phục vụ tuốt lúa có xu hướng giảm do người dân chuyển đổi cây trồng trên diện tích đất lúa sang các lĩnh vực sản xuất khác, ứng dụng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn lúa.
4.1.3. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu làm đất
Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, cơ cấu cây trồng của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản. Việc đưa các giống cây non mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất giúp tăng giá trị sản xuất /ha từ 2-3 lần, thậm chí có những mô hình gấp 5-6 lần so với cấy lúa. Số lượng máy làm đất trên địa bàn huyện tăng lên theo các năm, năm 2016 là 457 chiếc, máy làm đất dần đã thay thế các phương pháp sức người, sức kéo truyền thống. Hiện nay, hầu hết các xã đã sử dụng máy làm đất trong gieo trồng lúa. Đất được làm nhuyễn, đảm bảo kỹ thuật đồng thời tiết giảm hao phí sức người. Trong sản xuất, mối liên kết giữa các hộ nông dân được thể hiện chặt trẽ, họ thường hợp tác với nhau hoặc với hợp tác xã để sử dụng công suất của máy cày, máy bừa một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một số hộ có chăn nuôi trâu bò kéo, có nhiều lao động hoặc thửa ruộng manh mún, nhỏ lẻ máy làm đất không thể tiếp cận được thì họ sẽ không bỏ chi phí để thuê máy làm đất. Việc ứng dụng TBKT máy làm đất vào sản xuất sẽ giúp nông dân sản xuất quy mô lớn và chuyên môn hóa.
Các máy làm đất như máy cày, máy bừa, máy làm tơi, nhuyễn đất được áp dụng vào khâu làm đất lúa, đất hoa và hoa màu. Sức kéo trâu, bò trước kia được thay thế bởi động cơ máy móc. Vì vậy, hiệu quả nâng cao, đồng thời khai thác hết độ phì của đất, đặc biệt trong rau màu đất được quay vòng hiệu quả hơn. Có trên 35% hộ gia đình áp dụng máy móc vào khâu làm đất đối với cây Hoa và cây rau màu vụ đông. Đất nông nghiệp Phú Xuyên với đặc điểm đất thịt phù sa, dễ canh tác. Vì vậy, còn nhiều hộ chưa áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong khâu làm đất. Ví dụ, làm đất tối thiểu đối với cây khoai tây thì nhiều hộ vẫn chưa thực hiện mà vẫn áp dụng phương pháp truyền thống. Bảng 4.4 thể hiện chi tiết về tình hình áp dụng TBKT khâu làm đất trong trồng trọt tại huyện Phú Xuyên.
Bảng 4.4. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu làm đất đối với các cây trồng trên địa bàn huyện Phú Xuyên
TBKT áp dụng trong các khâu làm đất
Xã Hồng Thái Xã Đại Thắng Xã Nam Triều Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) 1. Cây lúa 30 100,00 30 100,00 30 100,00
2. Cây hoa (hoa Lily) 11 36,67 7 23,33 9 30,00
3. Cây khoai tây 12 40,00 11 36,67 9 30,00
4. Cây bưởi 4 13,33 6 20,00 3 10,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra huyện Phú Xuyên (2016) Hộ nông dân trồng lúa có tỷ lệ áp dụng TBKT trong khâu làm đất đạt cao nhất 100% tổng số hộ điều tra. Bên cạnh vấn đề sản xuất lúa truyền thống thì cây hoa đã và đang phá dần thế độc canh của cây lúa, đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời đang làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, giúp cảnh quan môi trường thêm xanh, sạch, đẹp. Với diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích cần phải được tính toán kỹ. Với đặc thù địa hình của huyện Phú Xuyên là vùng trũng nên huyện Phú Xuyên không được vào vùng quy hoạch sản xuất hoa của thành phố Hà Nội. Trước đây, nghề trồng hoa của Phú Xuyên đã có từ lâu nhưng chủ yếu là sản xuất hoa cúc thương phẩm cho hiệu quả kinh tế không cao. Trạm khuyến nông huyện Phú Xuyên đã mạnh dạn đề nghị Trung tâm khuyến nông Hà Nội cho triển khai mô hình. Mô hình hoa Lily cho hiệu quả kinh tế khá cao (thu nhập bình quân đạt 26-30 triệu đồng/sào trở lên). Phát triển cây hoa đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao, thời gian chăm sóc và đầu tư lớn. Tuy nhiên, với lợi thế vị trí gần với trung tâm Hà Nội nên sản phẩm hoa rất dễ được tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế cho thấy lớn hơn rất nhiều so với trồng lúa truyền thống. Tuy nhiên, diện tích và quy mô gieo trồng hoa trên địa bàn huyện Phú Xuyên không lớn, do địa chất không thuận lợi và không được quy hoạch trong phát triển hoa, cây cảnh của Hà Nội.
4.1.4. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn và gieo trồng giống cây trồng cây trồng
trồng. Trong những năm qua, khuyến nông huyện và các địa phương luôn tích cực ứng dụng những giống mới, có năng suất cao trong sản xuất. Nhiều giống cây trồng rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đất đai và khí hậu của địa phương. Ví dụ như giống lúa TBR225, giống Khoai tây Đức và các giống rau, đỗ tương lai F1.
- Đối với cây lúa: Ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa là đòi hỏi bắt buộc trong kinh tế nông nghiệp hiện đại hiện nay. Người nông dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã và đang chủ động trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất, hiệu quả cây trồng trên từng diện tích đất của mình. Bên cạnh đó, các tổ chức chính quyền địa phương cũng không ngừng tìm hiểu những TBKT mới phù hợp với địa phương để áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đưa cơ giới hóa vào gieo cấy như cơ sở hạ tầng nông thôn chưa phát triển đồng bộ, diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, phân tán, địa hình không bằng phẳng gây khó khăn trong việc di chuyển nội đồng. Bên cạnh đó nhiều hộ nông dân còn gieo cấy theo thói quen canh tác, chưa để ý đến việc gieo cấy đúng kỹ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng của cây. Theo số liệu điều tra nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.5, có trên 80% số hộ sản xuất lúa trên toàn huyện đã tuân thủ và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm tăng hiệu quả, sản lượng và giá trị sản xuất triên một đơn vị diện tích. Huyện Phú Xuyên vẫn đang tiếp tục ứng dụng những TBKT mới vào sản xuất lúa.
Bảng 4.5. Các mô hình hỗ trợ khuyến nông trong chọn giống và gieo trồng