Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong khâu thu hoạch và sơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 69 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong sản xuất trồng trọt tại huyện

4.1.6. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong khâu thu hoạch và sơ chế

sản phẩm trồng trọt

Nhằm tăng giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho nông dân, UBND huyện đã chỉ đạo hướng dẫn nông dân thực hiện đề án mô hình chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ sản xuất, mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 lúa, nhiều cây trồng là rau màu vụ đông được đưa vào gieo trồng chính vụ và quay vòng hệ số sử dụng đất trong năm nhiều hơn. Điều này làm tăng giá trị kinh tế trên mỗi thửa đất, đồng thời tăng việc làm và giá trị - hiệu quả kinh tế mô hình. Với lợi thế tiêu thụ đầu ra, thị trường thuận lợi, Phòng nông nghiệp và trung tâm khuyến nông huyện Phú Xuyên định hướng người dân sản xuất rau, màu trên quy mô lớn và hình thành vùng chuyên canh nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt hiện nay trên địa bàn huyện đang được ứng dụng TBKT chủ yếu đối với các phương tiện cơ giới hóa, sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa.

- Đối với cây lúa: thu hoạch lúa ở huyện Phú Xuyên chủ yếu vẫn là phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn, công việc cắt, vận chuyển đa số thực hiện bằng phương tiện cơ giới, công đoạn đập lúa, tách hạt thì đã ứng dụng máy với tỷ lệ ứng dụng trên 80% tổng số hộ sản xuất. Thu hoạch bằng máy móc đã tăng hiệu quả lên nhiều, chất lượng thóc tăng lên, sự hao hụt trong thu hoạch giảm, tiết

kiệm thời gian thu hoạch của nông dân. Thông tin chi tiết được thể hiện thông qua bảng 4.10.

Bảng 4.10. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thu hoạch và sơ chế lúa trên địa bàn huyện Phú Xuyên

TBKT áp dụng trong các khâu

Xã Hồng Thái Xã Đại Thắng Xã Nam Triều Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%)

1. Khâu thu hoạch

- Sử dụng máy GĐLH 26 86,67 21 70,00 23 76,67

- Sử dụng máy tuốt lúa 4 13,33 9 30,0 7 23,33

2. Khâu bảo quản chế biến 11 36,67 10 33,33 15 50,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra huyện Phú Xuyên (2016) - Đối với cây rau màu vụ đông: Năm 2016 cây khoai tây cũng được triển khai tại xã Đại Thắng, với sự hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư ngân sách nhà nước. Với sự phù hợp về đất đai, khí hậu, cây khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất bình quân 13,5 tấn/ha.

- Đối với cây ăn quả: diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện không nhiều, đây chưa phải là cây trồng chủ đạo trong kinh tế hộ và kinh tế trồng trọt của huyện.Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cho thấy những hộ có số lượng trên 30 cây có hiệu quả hơn hẳn, khi năng suất cây bưởi sau 4 năm cho thu hoạch trên 30 quả/cây. Do vấn đề về giới hạn đất đai, việc mở rộng diện tích trồng cây ăn quả còn gặp nhiều khó khăn. Trong định hướng phát triển có thể thực hiện chuyển đổi đất màu, vàn cao thành đất trồng cây ăn quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)