Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện phú xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 41)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Phú Xuyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý

Phú Xuyên là huyện đồng bằng nằm ở phía nam và cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc, trên vĩ tuyến bắc 22o42 và kinh tuyến đông 105o59. Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.711.046 km2, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 2,5m. Tiếp giáp với những địa phương:

- Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai; - Phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;

- Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới; - Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà.

Huyện Phú Xuyên có 2 thị trấn và 26 xã, từ trung tâm huyện đi các xã xa nhất phía Đông là xã Quang Lãng 12 km, phía Tây là xã Phú Túc 15 km, phía Nam là xã Châu Can, phía Bắc là thị trấn Phú Minh 5km. Huyện cách trung tâm thành phố Hà Nội là 36km, có 02 đường quốc lộ (1A cũ và đường Pháp Vân-Cầu Giẽ) chạy qua, có các tỉnh lộ 428A, 428B, 429 và đường liên xã nối các xã trong huyện và nối với các tỉnh lân cận. Vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán với các huyện và tỉnh lân cận và tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới.

* Địa hình, địa mạo

Phú Xuyên là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1,5 - 4,0 m và có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm của địa hình, lãnh thổ của huyện được chia làm 2 vùng:

Nhìn chung địa hình của huyện Phú Xuyên lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.2 Khí hậu

Phú Xuyên mang các đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến với các đặc điểm chính:

Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khô hanh. Mùa nóng ẩm thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô hanh thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Giữa hai mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo nên nền khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, cho phép phát triển sản xuất nhiều lại nông sản hàng hóa (cây trồng, vật nuôi) nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 – 29oC. Vào mùa Đông có những ngày nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Lượng mưa trung bình khoảng 1.676mm/năm, mưa thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa này, vùng trũng ven sông dễ bị ngập úng. Mùa khô, những vùng đất cao thiếu nước tưới.

Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam vào mùa nóng ẩm và hướng Đông Bắc và mùa khô hanh.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên

3.1.2.1. Phân bổ sử dụng đất đai của huyện Phú Xuyên

- Hiện trạng sử dụng đất: Theo số kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2016 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Xuyên là 17.110,46 ha,được chia thành các loại chính như sau:

+ Diện tích đất nông nghiệp (NNP): 11.128,74 ha, chiếm 65,04%.

+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp (PNN): 5.941,47 ha, chiếm 34,57%. + Diện tích đất chưa sử dụng (CSD): 67,25ha, chiếm 0,39%.

Hình 3.2. Cơ cấu diện tích đất chính huyện Phú Xuyên năm 2016

Đất nông nghiệp có ưu thế trong thâm canh cây lúa và trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày. Với chiều dài sông Hồng 8 km chảy qua, hàng năm bồi đắp lượng phù sa lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn khai thác cát, đất sản xuất vật liệu xây dựng gạch ngói.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy trong những năm gần đây Phú Xuyên đã làm tốt công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên cát sỏi lòng sông, khai thác đất …. Đã tiến hành việc đồn điền đổi thửa, triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất kinh doanh phi nông

nghiệp cho các cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở tôn giáo góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2016

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 17.110,46 100,00 1 Đất nông nghiệp 11.128,74 65,04

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.821,41 57,40

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.717,49 56,79

1.1.1.1 Đất trồng lúa 9.044,50 52,86

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 672,99 3,93

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 103,92 0,61

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 807,85 4,72

1.3 Đất nông nghiệp khác 499,48 2,92

2 Đất phi nông nghiệp 5.914,47 34,57

2.1 Đất ở 1.358,16 7,94

2.2 Đất chuyên dùng 3.324,00 19,43

2.3 Đất phi nông nghiệp khác 43,66 0,26

3 Đất chưa sử dụng 67,25 0,39

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 67,25 0,39

Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên (2016) 3.1.2.2. Dân số và lao động

Trong những năm gần đây nhìn chung tình hình dân số của huyện không có nhiều biến động lớn. Theo kết quả điều tra, tính đến 31/12/2016 dân số toàn huyện là 188.912 người với 49.714 hộ, trong đó nữ là 96.156 người chiếm 50,90%. Tỷ lệ tăng dân số là 0,99% năm, mật độ dân số trung bình là 1.104 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện, mật độ dân cao nhất là thị trấn Phú Minh với 4.040 người/km2, mật độ dân số thấp nhất là xã Hồng Thái với 755 người/km2. Dân số đô thị chiếm 8,04%, dân số nông thôn 91,96%, mức độ đô thị hoá còn thấp. Hiện nay, Phú Xuyên có 96.345 lao động, nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Xuyên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 1. Dân số Người 187.631 188.912

- Đô thị Người 15.084 15.184

- Nông thôn Người 172.547 173.728

2. Tổng số hộ Hộ 49.376 49.714 3. Lao động

3.1. Tổng số lao động Người 94.145 96.345

- Nông nghiệp Người 40199 38.249

- Công nghiệp - xây dựng Người 31.727 34.684

- Dịch vụ Người 22.219 23.412

3.2. Cơ cấu lao động % 100,00 100,00

- Nông nghiệp % 42,70 39,70

- Công nghiệp - xây dựng % 33,70 36,00

- Dịch vụ % 23,60 24,30

Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên (2016) Lao động: Theo thống kê của năm 2016, tổng số lao động toàn huyện khoảng 96.345 lao động. Trong đó: Lao động nông nghiệp: 38.249 người, chiếm 39,7%. Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 34.684 người chiếm 36%. Lao động thương nghiệp dịch vụ: 23.412 người, chiếm 24,3% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Như vậy xét theo giai đoạn 2015- 2016, tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện Phú Xuyên có xu hướng giảm đồng thời cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng - thương mại có xu hướng tăng.

Về chất lượng lao động: Trình độ lao động của huyện ngày càng được nâng cao, đến năm 2015 toàn huyện có khoảng 45.282 lao động qua đào tạo chiếm 47% trong tổng số lao động. Chất lượng lao động ngày càng được phát triển trong đó số lượng lao động nông nghiệp được đào tạo và hướng dẫn về kỹ thuật công nghệ cũng gia tăng nhanh qua các năm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa với yêu cầu về kỹ thuật sản xuất và nuôi trồng thủy sản ngày càng cao.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng nông thôn

Thời điểm năm 2010, trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, Phú Xuyên chỉ có 2 xã đạt và cơ bản đạt từ 8 - 10 tiêu chí, 12 xã đạt từ 5 - 6 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 1 - 4 tiêu chí. Trên cơ sở khảo sát, huyện đã chọn xã Đại Thắng là xã điểm thực hiện xây dựng NTM và chọn 12 xã thực hiện giai đoạn 1 từ năm 2011 - 2015; các xã còn lại thực hiện giai đoạn 2 từ năm 2015 - 2020. Để chương trình đạt hiệu quả, huyện tập trung chỉ đạo các xã rà soát, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đạt chuẩn NTM.

Huyện chỉ đạo các xã tận dụng tối đa hạ tầng sẵn có, đầu tư tu sửa nâng cấp những công trình chưa đáp ứng tiêu chí, chỉ đầu tư mới những công trình còn thiếu và thật sự cần thiết. Năm 2012, huyện đã tập trung cao độ cho đầu tư hạ tầng giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ dồn điền đổi thửa. Toàn huyện đã dồn được 8.874ha, đạt 103% kế hoạch TP giao. Đồng thời, tập trung đầu tư nâng cấp, tu sửa hệ thống giao thông. Bài học “khó vạn lần dân liệu cũng xong” đã được triển khai vào chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, để huy động nguồn lực, phát huy dân chủ từ cơ sở và người dân làm chủ trong xây dựng NTM. Nhiều tuyến giao thông lầy lội, nhỏ hẹp đã được Nhân dân đồng lòng mở rộng, được đổ bê tông sạch đẹp. Tiêu biểu trong vận động Nhân dân hiến đất làm đường, xây dựng NTM như thôn Vĩnh Thượng - xã Khai Thái, thôn Duyên Yết - xã Hồng Thái, thôn Thần Quy - xã Minh Tân.

Đến nay năm 2016 huyện Phú Xuyên có 12/26 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn NTM là Đại Thắng, Văn Nhân, Nam Triều, Quang Trung, Vân Từ, Khai Thái, Nam Phong, Hồng Thái, Châu Can, Tri Trung, Chuyên Mỹ và Văn Hoàng. Để đạt mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm huyện đầu tư kinh phí một phần kinh phí hạ tầng cơ sở để các xã thực hiện những tiêu chí chưa đạt; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng phải đảm bảo chất lượng.

3.1.2.4. Các điều kiện xã hội khác * Giáo dục

Chất lượng Giáo dục - Đào tạo tiếp tục đảm bảo: Chỉ đạo ngành GD&ĐT bám sát nhiệm vụ trọng tâm của năm học, thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, duy trì nề nếp dạy và học.

Kết quả giáo dục năm học 2015 – 2016: Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học ở mức độ 2 là 99,45%, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chiếm 0,55%; Tỷ lệ học sinh THCS đạt khá, giỏi đạt 69,2% tăng 3,5% so với năm trước, học sinh yếu chiếm 3,48%. Toàn ngành có 144 em được công nhận HSG cấp thành phố, tăng 36 em so với năm học trước; có 9 em học sinh HSG cấp Quốc gia; kỳ thi ĐH, CĐ năm 2016 toàn huyện có 1.379 em đỗ ĐH, CĐ. * Y tế

Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; các cơ sở y tế thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn khám, chữa bệnh; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, không có tai biến trong điều trị. Khánh thành và đưa vào hoạt động phòng khám đa khoa khu vực Tri Thủy, trạm y tế xã Bạch Hạ, đưa vào hoạt động cơ sở điều trị cai nghiện các chất thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone vào đầu tháng 3/2015.

* Văn hóa

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong dịp Tết, ngày lễ, ngày kỉ niệm của đất nước, của Thủ đô, của huyện, chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI diễn ra sôi nổi; chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tổ chức trưng bày 125 tranh cổ động.

*An ninh – quốc phòng

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được đảm bảo, quản lý chặt chẽ người nước ngoài nhập cảnh vào huyện, nhất là dịp trước trong và sau tết dương lịch, tết nguyên đán.... không để tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, không có vụ cháy nổ nào xảy ra trên địa bàn, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ; lực lượng công an huyện làm tốt công tác đấu tranh trấn áp các loại tôi phạm; không để xảy ra trọng án và phát sinh tụ điểm cờ bạc gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

* Giao thông

Có tuyến đường sắt Bắc – Nam, trục đường Quốc lộ 1A cũ và đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, trục đường Quan Sơn – Đỗ Xá chạy qua địa bàn huyện Phú Xuyên thuận tiện cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế.

- Quốc lộ 1A: nâng cấp, cải tạo mở rộng Quốc lộ 1A với quy mô 4 làn xe cơ giới. Đoạn tuyến qua phạm vi đô thị vệ tinh Phú Xuyên xây dựng mở rộng

theo tiêu chuẩn đường đô thị quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn đường gom hỗn hợp và vỉa hè.

- Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ: Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 quy mô 6 làn xe cao tốc và đường gom song hành hai bên.

- Trục Đỗ Xá - Quan Sơn: Xây dựng mới tuyến đường theo hướng Đông - Tây, quy mô 4 làn xe. Đoạn qua đô thị vệ tinh Phú Xuyên xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, quy mô 6 làn xe tốc độ cao và đường gom địa phương song hành hai bên.

- Tỉnh lộ 428: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 4 làn xe cơ giới.

- Tỉnh lộ 429: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 4 làn xe cơ giới. Đoạn tuyến trong phạm vi đô thị vệ tinh Phú Xuyên xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, quy mô 6 làn xe tốc độ cao và đường gom địa phương song hành hai bên.

- Đường đê sông Hồng: nâng cấp cải tạo mở rộng mái đê và mặt đê kết hợp làm đường giao thông.

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Phú Xuyên

Phú Xuyên là một huyện sản xuất nông nghiệp đặc thù, có lực lượng lao động dồi dào, thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.3. Thực trạng kinh tế huyện Phú Xuyên giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) Tổng GTSX 7167,41 100,00 7958,30 100,00 8495,97 100,00 - NN, LN và TS 1759,28 24,55 1948,20 24,48 2026,79 23,85 - CN –XD 4070,17 58,79 4511,60 57,00 4733,41 55,71 - TM – DV 1025,31 16,66 1156,96 18,52 1220,95 20,44

Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, và được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- Giai đoạn 2014 - 2016, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Phú Xuyên đạt 8,87%; Nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 7,3%; Nhóm ngành Công nghiệp - xây dựng tăng 7,8%/năm; Dịch vụ - thương mại tăng 9,1% .

Năm 2016:

+ Nông nghiệp chiếm 23,85%, giảm so với năm 2014 là 1,30%.

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 55,71%, giảm so với năm 2014 là 3,08%. + Thương mại dịch vụ chiếm 20,44%, tăng so với năm 2014 là 3.78%.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu

3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Cơ sở chọn điểm nghiên cứu là: khả năng tiếp cận; hệ thống tiến bộ kỹ thuật áp dụng. Căn cứ vào những tiêu chí trên thì chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là 03 xã Đại Thắng, Nam Triều và Hồng Thái của huyện Phú Xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 41)