Năng lực kinh tế hộ và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹthuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.4. Năng lực kinh tế hộ và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹthuật vào sản xuất

xuất ngành trồng trọt

Năng lực kinh tế hộ là những gì sẵn có mà hộ có thể huy động vào sản xuất trồng trọt. Nguồn lực chính của các hộ nông dân là nguồn nhân lực, đất đai và nguồn vốn. Trong đề tài, chúng tôi nghiên cứu việc hộ sử dụng các nguồn lực của mình như thế nào vào quá trình sản xuất trồng trọt, những yếu tố nguồn lực có tác động như thế nào đến việc ứng dụng TBKT vào sản xuất.

Điều kiện về nhân lực vừa là điều kiện thuận lợi vừa là khó khăn để cải thiện đời sống của các hộ. Nếu nguồn nhân lực có trình độ cao, được bố trí công việc hợp lý sẽ làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần cải thiện đời sống gia đình. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực quá đông, không được bố trí hợp lý sẽ gây ra hiện tượng lãng phí nhân lực, là trở ngại cho việc phát triển kinh tế của hộ.Với độ tuổi trung bình trên 40 tuổi và có gần 30 năm kinh nghiệm trồng trọt, các hộ dân huyện Phú Xuyên có những kỹ năng và sự thành thạo cơ bản trong trồng trọt. Việc ứng dụng TBKT cơ bản thuận lợi, người dẫn dễ dàng tiếp cận và ứng dụng TBKT vào trồng trọt.

Số lượng lao động bình quân trên hộ là 2,5 người, tuy nhiên ở mỗi hộ lượng lao động nông nghiệp chỉ chiếm từ 1 đến 2 người, và hầu hết là lao động trên 40 tuổi. Lao động trẻ hiện nay không còn mặn mà gắn bó với nông nghiệp. Phần lớn lực lượng lao động trẻ bỏ nông nghiệp đi làm việc tại các khu công nghiệp, thu nhập ổn định và cao hơn so với sản xuất nông nghiệp.

Đối tượng tiếp nhận TBKT chủ yếu là nông dân, trình độ còn hạn chế: trình độ dân trí chưa cao, trình độ tiếp cận với công nghệ còn thấp, thiếu kiến thức, tay nghề về sản xuất công nghiệp và kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nông dân về vai trò của khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế, khả năng tự đổi mới công nghệ thấp. Bên cạnh đó, vấn đề giới hạn về đất đai, quy mô nhỏ

lẻ khó khăn trong tiếp cận và ứng dụng TBKT trong sản xuất. Bình quân mỗi hộ hiện nay chỉ khoảng 6,5 sào Bắc Bộ ( 2340m2), hộ dân rất khó khăn để sản xuất hàng hóa, ứng dụng cơ giới trong lao động. Đặc biệt số diện tích đất đó không tập trung trên một thửa đất mà nằm rải rác từ 2 đến 3 thửa đất. Đây là đặc điểm điển hình cho sự manh mún nhỏ lẻ ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Do vậy, việc lựa chọn, tiếp nhận TBKT gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả đánh giá mức độ tác động của trình độ chuyên môn văn hóa đến việc ứng dụng TBKT cho thấy trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng TBKT.

Bảng 4.16. Nguồn lực của hộ nông dân trong sản xuất trồng trọt năm 2016

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng số hộ điều tra Hộ 90

2 Tổng số nhân khẩu Khẩu 386

3 Số nhân khẩu bình quân/ hộ Người 4,3

4 Số lượng lao động trong độ tuổi Người 226

5 Số lao động bình quân/ hộ Người/hộ 2,5

6 Số năm đi học bình quân của chủ hộ Năm 9,5

7 Độ tuổi bình quân của chủ hộ Năm 42,6

8 Kinh nghiệm làm nông nghiệp Năm 28,5

9 Diện tích đất trồng trọt bình quân/hộ Sào 6,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra huyện Phú Xuyên (2016) 100% các hộ điều tra cho rằng họ sẽ áp dụng giống mới vào sản xuất, điều này cho thấy nhu cầu cải tiến giống sản xuất đang rất cao trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, có trên 30% giống lúa, ngô,... đang được sử dụng tại địa phương là các giống truyền thống. Đây là giống phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu của địa phương nhưng cho năng suất không cao. Vì vậy, người dân có nhu cầu mua giống mới, giống đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm phù hợp với địa phương. Bên cạnh đó người dân có nhu cầu cao trong áp dụng những TBKT về chăm sóc, thu hoạch và làm đất (với tỷ lệ áp dụng trên 90%). Những thông tin về thị trường luôn được quan tâm nhất, người dân hiện nay trước khi bắt đầu sản xuất, gieo trồng bất cứ một giống gì mới luôn tìm hiểu thị trường đầu ra trước khi áp dụng. Thị trường hiện nay trong tiêu thụ sản phẩm trồng trọt của địa phương chủ yếu vẫn là các vùng phụ cận, tập trung chính ở Trung tâm Hà Nội. Khả năng cung ứng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Bảng 4.17. Khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên trong sản xuất trồng trọt

Nội dung Áp dụng ngay Áp dụng chậm Không áp dụng Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%) - Giống mới 65 72,22 25 27,78 0 0,00 - Phương pháp làm đất mới 77 85,56 8 8,89 5 5,56 - Phương pháp chăm sóc mới 43 47,78 44 48,89 3 3,33

- Phương pháp thu hoạch mới 47 52,22 42 46,67 1 1,11

- Thông tin thị trường mới 78 86,67 12 13,33 0 0,00

- Học hỏi mô hình điển hình 32 35,56 52 57,78 6 6,67 - Nhận sự hỗ trợ đầu tư từ ngân hàng, tổ chức chính trị xã hội 55 61,11 34 37,78 1 1,11

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra huyện Phú Xuyên (2016) 4.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm trồng trọt

Thị trường tiêu thụ nông sản có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của người nông dân. Giá cả thường xuyên biến động, nông dân thì có thói quen chạy theo xu hướng. Thị trường tiêu thụ của huyện Phú Xuyên hiện nay vẫn là phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân huyện, trung tâm Hà Nội, ngoài ra là một số sản phẩm phục vụ các địa phương lân cận và một số ít sản phẩm phục vụ cho các nhà máy chế biến, siêu thị. Bên cạnh đó công tác dự báo, nắm bắt các thông tin về thị trường trên địa bàn xã chưa thực sự được quan tâm chặt chẽ, cách thức truyền đạt thông tin tới hộ nông dân còn hạn chế chưa thực sự đa dạng và phong phú nên hiệu quả chưa cao. Các cơ sở thu mua nông sản địa phương còn ít, hầu hết người nông dân bán sản phẩm qua thương lái nên thường bị ép giá vào những vụ thu hoạch rộ, điều này đã làm giảm lợi nhuận của người nông dân.

Sản phẩm làm ra từ trồng trọt được tiêu thụ bởi các tiểu thương tại các chợ lân cận Hà Nội. Theo thống kê tương đối, chỉ 20% số lượng sản vật trồng trọt

được bán ra thị trường, còn lại chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ. Phát triển trồng trọt theo hướng chuyên môn hóa, người dân mong muốn mở rộng diện tích, phát triển trang trại và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, giới hạn đất đai không cho phép, quá trình tích tụ tập trung ruộng đất diễn ra chậm, một số người dân chủ động thuê đất để làm trang trại nhưng hiệu quả không cao.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT Ở CÁC HỘ NÔNG BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN

4.4.1. Định hướng và mục tiêu

4.4.1.1. Căn cứ đề xuất định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất trồng trọt

Diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp do chuyển mục đích sang phát triển công nghiệp và phát triển đô thị, do vậy phải phát triển nông nghiệp theo quan điểm hàng hoá, đẩy mạnh thâm canh, tăng cường ứng dụng TBKT vào sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh phù hợp với cơ chế thị trường, tăng giá trị 1ha canh tác và đảm bảo an ninh lương thực. Thực hiện Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/3/2013 của HĐND thành phố về “chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung giai đoạn 2014 – 2020”, Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, hỗ trợ một số mô hình điểm như cánh đồng mẫu lớn, lúa hàng hóa chất lượng cao, gạo hữu cơ, măng tây xanh, rau trái vụ, cây hoa bằng công nghệ nhà lưới, cây ăn quả đặc sản, vùng chăn nuôi tập trung.

Vì vậy, các ngành, các cấp chính quyền cần chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp từ nay đến 2020 và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân, xây dựng huyện Phú Xuyên phát triển nhanh, bền vững trong tiến trình đổi mới đất nước.

Áp dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng là đòi hỏi tất yếu của xu thế phát triển. TBKT sẽ làm tăng sản lượng cây trồng đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng của người tiêu dùng. Trước bối cảnh nhiều rủi ro của ngành nông nghiệp, đối phó với biến đổi khí hậu và sự thay

đổi, rủi ro thị trường. Sản xuất nông nghiệp phải ưu tiên phát triển bền vững. Vì vậy, áp dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp là điều kiện cần và đủ trong phát triển bền vững.

4.4.1.2. Định hướng và mục tiêu tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện

Tập trung nghiên cứu cơ bản có định hướng phục vụ cho công tác chọn tạo giống, nhân giống và thâm canh giống cây trồng, ứng dụng công nghệ sinh học. Nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất lợi, thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các loại cây trồng kinh tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu quản lý cây trồng tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật và giảm chi phí lao động và giá thành sản xuất, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng đối với mỗi cây trồng, bảo đảm phát triển sản xuất bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu thực hành nông nghiệp tốt, tập trung chủ yếu cây ăn quả và cây rau tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cho toàn xã hội. Nghiên cứu sử dụng thiên địch, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học, thuốc có nguồn gốc thảo mộc; phối hợp nghiên cứu giảm tổn thất sau thu hoạch, công nghệ bảo quản nhất là với rau và quả; công nghệ tưới tiết kiệm và công nghệ giữ ẩm. Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, cơ khí hoá, tự động hóa trong nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các vùng rau - quả an toàn. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế hộ, trang trại; nhằm phát triển nền kinh tế hàng hóa tại các vùng nông thôn, khai thác có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, đồng thời với việc nâng cao mức sống, trình độ dân trí và văn hóa, xã hội vùng nông thôn. Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sau thu hoạch và chế biến phù hợp với điều kiện thực tế của nông thôn Phú Xuyên.

Công tác thuỷ lợi: Phát triển nông nghiệp trên cơ sở tăng cường các điều kiện về kết cấu hạ tầng: hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp điện và dịch vụ nông nghiệp. Hàng năm, thực hiện nhiệm vụ làm thuỷ lợi cải tạo đất, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy phục vụ cho công tác tưới tiêu, phòng chống lụt bão. Tập trung nguồn lực tu sửa, đầu tư các công trình thuỷ lợi nội đồng, bờ vùng, bờ thửa phục vụ sản xuất.

dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng những mô hình trình diễn về các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn theo hướng đa dạng hoá sản phẩm nâng cao hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích. Phấn đấu hàng năm tập huấn được 60 - 70 lớp, với 10.000 lượt người tham gia.

Công tác bảo vệ thực vật: Tập trung làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh kịp thời có hiệu quả hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục triển khai tốt chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, chương trình 3 giảm 3 tăng và nhân rộng chương trình đến hộ nông dân. Tăng cường quản lý chất lượng thuốc BVTV trên địa bàn huyện.

Quy hoạch phát triển sản xuất

- Qui hoạch sản xuất lúa: Xây dựng các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao tại các xã: Phú Túc, Tri Trung, Hoàng Long, Chuyên Mỹ, Vân Từ, Phú Yên, Văn Hoàng, Tân Dân, Châu Can, Hồng Minh, Nam Triều, Đại Thắng với diện tích 4.500ha. Xây dựng 4 – 5 mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại các xã có diện tích vùng sản xuất lúa ổn định.

- Qui hoạch vùng sản xuất rau an toàn: Đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất rau an toàn khoảng 450ha, duy trì ổn định diện tích canh tác cây rau tại các vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tại các xã: Minh Tân, Tri Thủy, Quang Lãng, Khai Thái. Phấn đấu 100% diện tích gieo trồng rau tại các vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng 03 – 05 mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả: Tập trung tại các xã Tri Thủy, Bạch Hạ, Hồng Thái, chủ yếu chuyển từ đất lúa, cây màu, quy mô đến năm 2020 đạt diện tích 350ha.

- Quy hoạch vùng sản xuất hoa, cây cảnh: Duy trì và phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh tại các xã, thị trấn có truyền thống: Thị trấn Phú Xuyên, Hồng Thái, Quang Trung, Thụy Phú. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 200ha.

4.4.1.3. Nhu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt của người dân huyện Phú Xuyên

địa bàn huyện Phú Xuyên đều có nhu cầu cao trong ứng dụng TBKT trong sản xuất. Người nông dân có nhu cầu ứng dụng giống mới chiếm khoảng 80% trong tổng số 90 hộ điều tra tại 3 xã Nam Triều, Hồng Thái và Đại Thắng huyện Phú Xuyên. Điều này cho thấy với nhu cầu nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên 1 diện tích đất thì giống là nhân tố quan trọng, ngoài giống mới có năng suất cao, người dân còn có nhu cầu ứng dụng giống đặc sản vào trong sản xuất, gieo trồng. Bên cạnh đó, 100% hộ dân có nhu cầu được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, 96% số lượng hộ muốn được thuê các phương tiện cơ giới từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Do phương tiện lao động truyền thống như sức người, sức kéo đã giảm dần về số lượng, người dân ngày càng có nhu cầu ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

Bảng 4.18. Nhu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt của người dân huyện Phú Xuyên

Nội dung

Hộ có nhu cầu Hộ không có nhu cầu Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%) 1. Ứng dụng giống mới 76 84,44 14 15,56

2. Mua phương tiện cơ giới 15 16,67 75 83,33

3. Thuê phương tiện cơ giới 86 95,56 4 4,44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)