Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong khâu chăm sóc cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong sản xuất trồng trọt tại huyện

4.1.5. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong khâu chăm sóc cây trồng

Hiện nay, trên địa bàn huyện người nông dân chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp chăm sóc cây trồng truyền thống. Do điều kiện kinh tế của hộ chưa có khả năng mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa và cũng chưa có điều kiện kinh tế để thực hiện áp dụng đồng bộ máy móc cơ giới hóa ở tất cả các khâu. Cây lúa và cây rau màu vụ đông là những cây trồng chính đang được ứng dụng TBKT nhiều nhất trong sản xuất. Thông tin chi tiết được thể hiện thông qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu chăm sóc cây trồng trên địa bàn huyện Phú Xuyên

Ứng dụng TBKT trong khâu chăm sóc đối với loại cây

Xã Hồng

Thái Xã Đại Thắng Xã Nam Triều Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) 1. Cây Lúa

- Sử dụng phân bón cân đối 23 76,67 25 83,33 26 86,67

- Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM 12 40,00 19 63,33 17 56,67

- Sử dụng máy móc CGH (máy bơm

nước, máy phun thuốc BVTV...) 19 63,33 22 73,33 23 76,67

2. Cây rau màu vụ đông

- Tuân thủ trong sử dụng phân bón 16 53,33 17 56,67 18 60,00

- Tuân thủ trong sử dụng thuốc

BVTV 13 43,33 15 50,00 15 50,00

- Số vụ gieo trồng >5 vụ/năm 16 53,33 21 70,00 16 53,33

- Hộ có diện tích >1000m2 17 56,67 20 66,67 11 36,67

- Mô hình VietGAP 25 83,33 12 40,00 11 36,67

3. Cây ăn quả

- Chăm sóc thường xuyên

(Tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh, dùng phân bón lá, bón rễ…)

3 50,00 3 50,00 1 16,67

4. Cây hoa

- Tuân thủ trong sử dụng phân bón 11 36,67 7 23,33 9 30,00

- Tuân thủ sử dụng thuốc BVTV 9 30,00 5 16,67 7 23,33

- Hộ có nhà lưới 5 16,67 3 10,00 5 16,67

- Đối với cây lúa: Trong gieo trồng lúa thì phân bón là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của cây lúa. Tại 3 xã nghiên cứu của huyện Phú Xuyên, tỉ lệ các hộ áp dụng bón phân cân đối cho cây lúa tương đối cao, được 74 hộ đạt 82% tổng số hộ có áp dụng bón phân cân đối cho lúa, các hộ còn lại chỉ bón lót và bón đón đòng hoặc bón theo nhu cầu cây (quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển của cây).

Chính quyền địa phương đã kết hợp với một số công ty hóa chất, phân bón như Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao triển khai mô hình trình diễn bón phân NPK Lâm Thao khép kín. Để giúp cho các hộ nông dân tham gia mô hình sử dụng phân bón NPK Lâm Thao đúng quy trình và hiệu quả, các cấp Hội đã tổ chức 20 lớp tập huấn, phát hàng ngàn tờ rơi, hướng dẫn quy trình sử dụng phân bón khép kín. Đồng thời, cắt cử cán bộ thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các hộ tham gia mô hình trình diễn gieo cấy đúng lịch, bón phân NPK Lâm Thao theo quy trình khép kín (từ bón lót, đến bón thúc lần 1, lần 2) đảm bảo đúng số lượng và phòng trừ dịch bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp theo IPM bao gồm rất nhiều các biện pháp kỹ thuật thủ công kết hợp với các biện pháp sinh học, kỹ thuật canh tác hợp lí, ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học... Tuy vậy, đại đa số nông dân - những người sản xuất nông nghiệp vẫn dùng các loại thuốc BVTV hóa học do hiệu lực nhanh, mạnh của chúng. Do đó, các hộ áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM như trên ở 3 xã nghiên cứu khá cao, đạt từ 40 - 60%; trong đó cao nhất là xã Đại Thắng với trên 60% hộ áp dụng biện pháp này.

- Đối với cây rau màu vụ đông: Cơ giới hóa trong sản xuất rau chưa được ứng dụng rộng rãi trên địa bàn huyện, chủ yếu áp dụng trong khâu làm đất. Tuy nhiên các thửa ruộng sản xuất rau của các hộ nông dân còn khá nhỏ lẻ nên họ thường sử dụng sức kéo của trâu bò hay tự cuốc xới. Kết quả điều tra tình hình cơ giới hóa trong sản xuất rau còn rất hạn chế. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGap đã được các nhà chuyên môn tuyên truyền và phổ biến rộng tới các hộ nông dân trên địa bàn huyện, tuy vậy số hộ đủ tiêu chuẩn không nhiều, chỉ đạt tỉ lệ bình quân là trên 30%; cao nhất tại xã Hồng Thái đạt 83%. Tuy nhiên, các hộ nông dân đã có những kiến thức nhất định về dư lượng phân bón, cũng như hóa chất BVTV trên rau, nên tỉ lệ các hộ kiểm soát lượng phân bón và kiểm soát dư lượng BVTV lớn hơn, ở mức trên 40%. Số lượng hộ có diện tích trồng rau trên 100m2 tương đối lớn (giao động 30-60%). Vì vậy, số hộ có hệ số sử dụng đất

trong năm trên 5 lần chiếm trên 50% tổng số hộ. Các sản phẩm rau ngắn ngày (dưới 60-90 ngày) được sử dụng nhiều nhằm tăng hiệu quả kinh tế, vòng quay vốn nhanh.

- Đối với cây Hoa: có khoảng 90-100% số hộ đã áp dụng những khâu chăm sóc như sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng tiêu chuẩn trong sản xuất. Hoa là cây trồng đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, các vấn đề về phân bón, thuốc BVTV được sử dụng rất nhiều và quyết định tới chất lượng, năng suất hoa trên 1 đơn vị diện tích. Tổng số hộ điều tra mỗi xã là 30 thì chỉ có 10-20% số hộ có diện tích gieo trồng các loại hoa như Lily, trong đó chỉ có 10-15% số hộ có nhà lưới trong gieo trồng sản xuất. Có thể nói, hoa là cây trồng khó tính đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ. Tuy nhiên, do mô hình không nhiều, diện tích sản xuất không lớn nên vấn đề áp dụng TBKT vẫn rất manh mún. Hàng năm, hoa được gieo trồng và bán vào ngày lễ tết âm lịch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)