Trong sản xuất rau màu: trường hợp nghiên cứu cây khoai tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 75 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Kết quả của việc ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong sản xuất trồng trọt

4.2.3. Trong sản xuất rau màu: trường hợp nghiên cứu cây khoai tây

Khoai tây là loại giống cây trồng đối với thời tiết miền bắc thì trồng vào vụ đông xuân.Việc đưa các giống khoai tây trồng trên đất hai lúa là việc làm mới đưa vào thử nghiệm cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến đã nâng cao năng suất và sản lượng khoai tây qua các năm. Ước tính bình quân đạt 500 – 700 kg/sào (13,5-18,9 tấn/ha). Qua điều tra cho thấy mô hình ứng dụng TBKT là mô hình sử dụng giống chất lượng cao (Khoai tây Đức) và phương thức canh tác khác nhau. Hộ nông dân áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu cho thấy năng suất và chất lượng củ cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác truyền thống. Ứng dụng TBKT vào sản xuất có nhiều ưu việt như: tỷ lệ nảy mầm cao, chất lượng củ tốt hơn, củ khoai to, mẫu mã đẹp, giá bán vì vậy cao hơn hẳn so với khoai tây canh tác truyền thống (năng suất đạt khoản 8-10 tấn/ha).

Giá trị sản xuất trong mô hình ứng dụng TBKT cao gấp 1,39 lần so với phương pháp canh tác thông thường. Bên cạnh đó, công lao động trong mô hình ứng dụng cơ giới, TBKT nhỏ hơn rất nhiều so với mô hình thông thường. Các chỉ số về hiệu quả kinh tế trong mô hình ứng dụng TBKT đều cao hơn rất nhiều so với mô hình trồng khoai tây truyền thống. Thu nhập hỗn hợp trên lao động cao gấp 2,43 lần so với mô hình truyền thống. Điều này cho thấy việc ứng dụng TBKT mang lại hiệu quả rất cao trong trồng khoai tây.

Do địa hình huyện Phú Xuyên thuận lợi về giao thương với trung tâm thành phố Hà Nội. Vì vậy, sản phẩm khoai tây làm ra có giá tương đối cao và thị trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, trong quy hoạch để nâng cao hiệu quả kinh tế, chính quyền huyện và trung tâm khuyến nông đang khuyến khích người nông dân phát triển cây vụ đông nói chung và cây khoai tây nói riêng.

Đây là một loại mô hình sản xuất mới, thay thế cho cây đậu tương đông trồng trên đất 2 lúa giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người dân trên một diện tích. Nhờ áp dụng TBKT vào trong sản xuất khoai tây an toàn nên năng suất và sản lượng được nâng cao rõ rệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ yếu sử dụng phân bón vi sinh, giảm được chi phí phân đạm, thuốc BVTV, số lần phun thuốc giảm từ 1-2 lần trong vụ. Đây là điều kiện trong phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn.

Bảng 4.12. So sánh giá trị sản xuất 1ha khoai tây mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Hộ ứng dụng TBKT (I) Hộ sản xuất Truyền thống (II) So sánh (I/II)

I. Giá trị sản xuất (GO) 1000 đ 166.418,00 119.413,20 1,39

II. Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 53.955,89 58.415,64 0,92

III. Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 112.462,11 60.997,56 1,84

IV. Công lao động (L) Công 231 305 0,76

- Làm đất, gieo trồng Công 16 53 0,30

- Chăm sóc Công 160 185 0,86

- Thu hoạch Công 55 67 0,82

V. Khấu hao tài sản 1000 đ 12,5 10,5 1,19

VI. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 112.449,61 60.987,06 1,84

VII. Một số chỉ tiêu hiệu quả

- GO/IC Lần 3,08 2,04 1,51 - VA/IC Lần 2,08 1,04 2,00 - MI/IC Lần 2,08 1,04 2,00 - GO/L 1000 đ 720,42 391,52 1,84 - VA/L 1000 đ 486,85 199,99 2,43 - MI/L 1000 đ 486,79 199,96 2,43

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra huyện Phú Xuyên (2016) 4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)