Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện phú xuyên

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

- Số liệu thứ cấp:

+ Tiến hành thu thập thông tin, số liệu về các thành tựu ứng dụng TBKT trên thế giới và ở Việt Nam; các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Xuyên... thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và các tư liệu có liên quan trên các trang website internet, nguồn số liệu Niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của địa bàn nghiên cứu.

+ Thu thập các thông tin, số liệu báo cáo của các cơ quan, đơn vị có hoạt động chuyển giao TBKT trên địa bàn huyện như: Trung tâm, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư thành phố Hà Nội, Hội Nông dân thành phố Hà Nội và huyện Phú Xuyên.

Bảng 3.4. Thu thập tài liệu thứ cấp

STT Số liệu cần điều tra Nơi thu thập

1

Thông tin chung về ứng dụng TBKT - Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật; - Tình hình ứng dụng TBKT trong trồng trọt trên thế giới và Việt Nam; - Quy trình ứng dụng TBKT

- Sách báo, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, tạp chí, tài liệu hội thảo về tình hình ứng dụng TBKT trong trồng trọt. - Các văn bản của Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội;

- Tài liệu thu thập trên mạng Internet (FAO, Oxfam in Vietnam...)

2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Niên giám thống kê huyện;

- Các phòng: Kinh tế, Tài chính – kế hoạch, Chi cục thống kê, Tài nguyên và môi trường

3 Tình hình ứng dụng TBKT trong sản

xuất trồng trọt

- Phòng Kinh tế huyện

- Tài liệu kỹ thuật, báo cáo mô hình của trạm khuyến nông huyện

- HTX DVNN các xã

4 Chủ trương ứng dụng TBKT trong

trồng trọt của huyện Phú Xuyên

- UBND huyện qua các báo cáo hàng năm và nghị quyết phát triển kinh tế xã hội Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn (2016)

- Số liệu sơ cấp: Sau khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân sản xuất trồng trọt để thu thập số liệu về tình hình ứng dụng TBKT vào sản xuất ở các hộ nông dân và các tác nhân khác liên quan đến ứng dụng TBKT vào sản xuất ngành trồng trọt.

+ Số lượng hộ điều tra: Tiến hành điều tra 3 xã, số lượng hộ, trang trại: 30 hộ/xã. Phân bổ các loại hộ theo phương hướng SXKD, trình độ đầu tư sản xuất và ứng dụng ngành trồng trọt, các loại hình, hình thức ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, phân ra mức độ ứng dụng TBKT khác nhau (nhiều, ít, không).

+ Số cán bộ quản lý trực tiếp ngành nông nghiệp của Huyện, Xã, Thôn chọn đại diện: 15 người; Cán bộ kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông, trạm cơ khí, cán bộ của cơ quan khoa học, doanh nghiệp liên kết trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của huyện và 3 xã đại diện: 18 người.

- Nội dung điều tra

+ Tình hình cơ bản của các hộ gia đình (số nhân khẩu, số lao động, diện tích đất nông nghiệp của hộ, ...).

+ Thực trạng ứng dụng TBKT trong sản xuất trồng trọt: diện tích đất trồng trọt được ứng dụng TBKT vào sản xuất. Những thuận lợi cũng như khó khăn của hộ nông dân trong quá trình ứng dụng TBKT vào sản xuất.

+ Các thông tin về tác động của ứng dụng TBKT vào sản xuất trồng trọt: mức đầu tư của hộ nông dân trước và sau ứng dụng TBKT vào sản xuất, thu nhập của hộ sau ứng dụng TBKT và trước ứng dụng TBKT.

- Phương pháp điều tra

+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của việc ứng dụng TBKT trong trồng trọt. Đồng thời, phiếu điều tra có những câu hỏi mở để phỏng vấn có những nhận xét, kiến nghị những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng TBKT trong thời gian tới.

+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được xây dựng, tiến hành điều tra thử trên một số hộ dân. Mục đích đánh giá lại những thông tin hộ có thể cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp.

+ Điều tra, phỏng vấn trên diện rộng: Sau khi chỉnh sửa hoàn thiện phiếu điều tra tiến hành điều tra tại các hộ lựa chọn thông qua phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình và kết hợp phỏng vấn tại các cuộc hội nghị, tập huấn về việc ứng dụng TBKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)