Trong sản xuất lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 70 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Kết quả của việc ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong sản xuất trồng trọt

4.2.1. Trong sản xuất lúa

Cơ giới hóa là xu hướng tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố Hà Nội, những năm gần đây, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất trên địa bàn thành phố không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa và lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa là một trong những mục tiêu quan trọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động, khắc

phục tình trạng thiếu lao động trong mùa vụ và thời tiết bất thuận, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Năng suất của những hộ ứng dụng TBKT cao hơn hẳn những hộ canh tác truyền thống (bình quân cao hơn 11,2 tạ/ha). Tuy chi phí đầu tư ở mô hình ứng dụng TBKT cao hơn bởi sự lựa chọn giống, các vật tư khác so với mô hình truyền thống. Tuy nhiên, giá trị sản xuất cao hơn rất nhiều so với hộ làm truyền thống (bình quân cao hơn 7,3 triệu).

So sánh đối chứng giữa hình thức cấy mạ khay bằng máy và cấy mạ gieo thông thường bằng tay với cùng tuổi mạ, cùng ngày cấy, cùng ngày trỗ, cùng ngày thu hoạch. Tuy nhiên, mật độ khóm lúa trong ruộng cấy mạ khay bằng máy chỉ trung bình 25 khóm/m2, còn diện tích lúa cấy bằng tay bình quân 40 khóm/m2 theo đúng tập quán canh tác của nông dân nơi đây. Theo đánh giá của các đơn vị và hộ nông dân tham gia mô hình liên kết cơ giới hóa, lúa cấy bằng máy sinh trưởng và phát triển tốt, lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung, số dảnh hữu hiệu (đạt 12,1 bông/khóm) cao hơn lúa cấy bằng tay (đạt 7,1 bông/khóm), năng suất cao hơn khoảng 7% so với lúa cấy tay. Để so sánh hiệu quả kinh tế giữa lúa cấy bằng máy và lúa cấy bằng tay, qua quá trình tổng hợp từ đầu vụ, chi phí và số lao động hao phí để gieo hoặc cấy cho 1 ha lúa được thể hiện qua bảng 4.11:

Bảng 4.11. So sánh giá trị mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và truyền thống trong sản xuất 1ha lúa trên địa bàn huyện Phú Xuyên

Nội dung ĐVT Áp dụng TBKT (1) Truyền thống (2) Chênh lệch (1)-(2) I. Chi phí vật tư 1000đ 33710 31015 2695 1. Giống 1000đ 2530 2295 235 2. Phân bón, thuốc BVTV 1000đ 29180 25720 3460 3. Chi phí khác 1000đ 2000 3000 -1000

II. Công LĐ Công 10 40 -30

III. Năng suất Tạ/ha 65,5 54,3 11,2 IV. Giá trị sản xuất 1000đ 42575 35295 7280

Việc ứng dụng máy móc cơ giới hóa vào khâu gieo cấy đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ sản xuất lúa. Gieo cấy bằng máy tiết kiệm từ chi phí giống, phân bón, lao động. Trước đây mỗi một sào lúa trung bình gieo từ 1,5kg đến 2kg, đến nay khi áp dụng cơ giới hóa vào khâu gieo cấy thì chi phí giống từ 0,7kg đến 0,9kg.

Đối với lao động, đưa cơ giới hóa vào khâu gieo cấy cho hiệu quả gấp 15 lần so cấy bằng tay, mỗi máy cần 1 người lái và 1 người hỗ trợ cấy được 1,3 ha/ngày, thay thế cho 35-40 người cấy thủ công. Gieo cấy lúa bằng phương pháp này bảo đảm về hàng và khoảng cách cấy, cân đối không khí và ánh sáng mặt trời nên lúa sinh trưởng phát triển nhanh và ít sâu bệnh, năng suất cao hơn cấy tay khoảng 5-10%, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu thời vụ. So sánh với ruộng lúa cấy tay, lúa cấy bằng máy cây đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất lúa cao và ưu điểm nổi bật là bông lúa to, đẫy hạt, giảm tỉ lệ sâu bệnh gây hại nên tiết kiệm chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật.

Công nghệ sản xuất mạ khay phục vụ máy cấy đã được triển khai tại một số địa phương nước ta như Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh... Áp dụng công nghệ sản xuất mạ khay vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cho nền nông nghiệp của các địa phương. Tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, công nghệ sản xuất mạ khay phục vụ máy cấy đã được HTX ứng dụng đưa vào sản xuất thành công, tạo nên chuyển biến lớn trong hoạt động cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Với việc đầu tư dây chuyền gieo mạ tự động có công suất từ 200 – 900 khay/giờ tùy thuộc vào số lượng công nhân đứng máy từ 2 – 5 người. Năm 2015, xã đã sản xuất và cung ứng trên 10000 khay ở cả vụ xuân và vụ mùa, cung cấp không chỉ ở các thôn, các xã trong huyện mà còn một số huyện ở các tỉnh lân cận. Sản phẩm mạ khay đưa ra thị trường có 2 hình thức: bán khay mạ thành phẩm với giá 15 nghìn đồng/khay; bán khay mạ đã gieo sẵn thóc giống với giá 11 nghìn đồng/khay( giống lúa đại trà). Lượng khay mạ để gieo cấy 8 khay/sào, tổng chi phí mạ khay là 120 nghìn đồng. Kết hợp với cung cấp mạ khay, HTX xã cung cấp cả dịch vụ cấy máy và được bà con rất hưởng ứng.

So sánh với ruộng lúa cấy tay, lúa cấy bằng máy cây đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất lúa cao và ưu điểm nổi bật là lúa bông to, đẫy hạt, giảm tỉ lệ sâu bệnh gây hại nên tiết kiệm chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các hộ nông dân đã sử dụng dịch vụ máy cấy mạ khay đều hưởng ứng và tiếp tục sử dụng trong vụ tiếp theo.

Bên cạnh đó, cơ giới hóa khâu gặt đập, đây là một trong những khâu lao động nặng nhọc, nhằm giải phóng đất nhanh, kịp thời vụ, giảm tỷ lệ thất thoát trong quá trình thu hoạch < 3%, giảm chi phí trong quá trình thu hoạch lúa, tăng thu nhập và giảm sức lao động cho nông dân. Giảm công lao động và hạ giá thành khâu thu hoạch, nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả kinh tế, thực tế những năm trước các hộ thường phải thuê tiền gặt đập trên dưới 150.000 - 200.000 đồng/sào. Đến nay chỉ phải trả 75.000 – 80.000 đồng/sào. Sau khi có máy gặt đập liên hợp, hộ nông dân đã chủ động bảo quản, kinh doanh khâu thu hoạch cho các hộ nông dân trong vùng. Dưới sự chỉ đạo của ban quản lý HTX và UBND xã về chất lượng dịch vụ, hạ giá thành và kịp thời vụ sản xuất. Cụ thể giá công thu hoạch trung bình từ 100.000 – 120.000 đồng/sào, so với cắt thủ công giảm khoảng 30 – 40%.

Việc xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp thực sự hiệu quả kinh tế cao, một máy gặt đập liên hợp có thể thay thế cho ≥ 40 lao động, thu hoạch nhanh, trung bình 12 - 15 phút gặt được 1 sào, giảm tỷ lệ hao hụt < 3%, độ sạch đạt > 98%. Việc gặt bằng máy gặt đập liên hợp tiết kiệm cho người dân trung bình từ 30.000 - 50.000 đồng/1 sào (giá gặt 90.000 - 100.000 đồng/sào, trong khi đó nếu thu hoạch thủ công 120.000 đồng, tuốt 30.000 - 50.000 đồng, ..., tỷ lệ thất thoát trong quá trình gặt, tuốt ≥ 10%). Tạo công ăn việc làm cho người tham gia mô hình, trung bình 1 vụ gặt máy gặt đập liên hợp gặt được 70 - 100 mẫu, trừ chi phí còn được 30 - 50 triệu đồng, bên cạnh đó người dân trong vùng cũng được hưởng lợi do giảm chi phí trong quá trình thu hoạch bằng máy từ 30.000 - 50.000 đồng/sào.

Máy gặt đập liên hợp có thể áp dụng được cho cả vụ xuân và vụ mùa, tuy nhiên với điều kiện thời tiết khí hậu thổ nhưỡng ở miền Bắc cũng như huyện Phú Xuyên trong vụ xuân thời điểm thu hoạch lúa thường vào mùa mưa bão nên việc áp dụng sẽ khó khăn hơn và diện tích thu hoạch bằng máy sẽ ít hơn vụ mùa.

Việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không chỉ giải bài toán về thiếu lao động do một bộ phận nông dân thường xuyên đi làm ăn xa, một số người chuyển đổi sang làm nghề mới; giảm chi phí trong sản xuất mà còn tạo tiền đề quan trọng cho các địa phương trong huyện xây dựng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Trong điều kiện về lao

động trong nông nghiệp ở hiện tại và trong những năm tới huyện Phú Xuyên thì nhu cầu sử dụng máy GĐLH là rất lớn, đưa máy vào trong thu hoạch lúa sẽ giảm áp lực lao động trong mùa thu hoạch và giảm công lao động nặng nhọc cho người dân canh tác lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 70 - 74)