Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong sản xuất trồng trọt tại huyện
4.1.4. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong chọn và gieo trồng giống
trên địa bàn huyện Phú Xuyên
TBKT áp dụng trong các khâu làm đất
Xã Hồng Thái Xã Đại Thắng Xã Nam Triều Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) 1. Cây lúa 30 100,00 30 100,00 30 100,00
2. Cây hoa (hoa Lily) 11 36,67 7 23,33 9 30,00
3. Cây khoai tây 12 40,00 11 36,67 9 30,00
4. Cây bưởi 4 13,33 6 20,00 3 10,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra huyện Phú Xuyên (2016) Hộ nông dân trồng lúa có tỷ lệ áp dụng TBKT trong khâu làm đất đạt cao nhất 100% tổng số hộ điều tra. Bên cạnh vấn đề sản xuất lúa truyền thống thì cây hoa đã và đang phá dần thế độc canh của cây lúa, đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời đang làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, giúp cảnh quan môi trường thêm xanh, sạch, đẹp. Với diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích cần phải được tính toán kỹ. Với đặc thù địa hình của huyện Phú Xuyên là vùng trũng nên huyện Phú Xuyên không được vào vùng quy hoạch sản xuất hoa của thành phố Hà Nội. Trước đây, nghề trồng hoa của Phú Xuyên đã có từ lâu nhưng chủ yếu là sản xuất hoa cúc thương phẩm cho hiệu quả kinh tế không cao. Trạm khuyến nông huyện Phú Xuyên đã mạnh dạn đề nghị Trung tâm khuyến nông Hà Nội cho triển khai mô hình. Mô hình hoa Lily cho hiệu quả kinh tế khá cao (thu nhập bình quân đạt 26-30 triệu đồng/sào trở lên). Phát triển cây hoa đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao, thời gian chăm sóc và đầu tư lớn. Tuy nhiên, với lợi thế vị trí gần với trung tâm Hà Nội nên sản phẩm hoa rất dễ được tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế cho thấy lớn hơn rất nhiều so với trồng lúa truyền thống. Tuy nhiên, diện tích và quy mô gieo trồng hoa trên địa bàn huyện Phú Xuyên không lớn, do địa chất không thuận lợi và không được quy hoạch trong phát triển hoa, cây cảnh của Hà Nội.
4.1.4. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn và gieo trồng giống cây trồng cây trồng
trồng. Trong những năm qua, khuyến nông huyện và các địa phương luôn tích cực ứng dụng những giống mới, có năng suất cao trong sản xuất. Nhiều giống cây trồng rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đất đai và khí hậu của địa phương. Ví dụ như giống lúa TBR225, giống Khoai tây Đức và các giống rau, đỗ tương lai F1.
- Đối với cây lúa: Ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa là đòi hỏi bắt buộc trong kinh tế nông nghiệp hiện đại hiện nay. Người nông dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã và đang chủ động trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất, hiệu quả cây trồng trên từng diện tích đất của mình. Bên cạnh đó, các tổ chức chính quyền địa phương cũng không ngừng tìm hiểu những TBKT mới phù hợp với địa phương để áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đưa cơ giới hóa vào gieo cấy như cơ sở hạ tầng nông thôn chưa phát triển đồng bộ, diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, phân tán, địa hình không bằng phẳng gây khó khăn trong việc di chuyển nội đồng. Bên cạnh đó nhiều hộ nông dân còn gieo cấy theo thói quen canh tác, chưa để ý đến việc gieo cấy đúng kỹ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng của cây. Theo số liệu điều tra nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.5, có trên 80% số hộ sản xuất lúa trên toàn huyện đã tuân thủ và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm tăng hiệu quả, sản lượng và giá trị sản xuất triên một đơn vị diện tích. Huyện Phú Xuyên vẫn đang tiếp tục ứng dụng những TBKT mới vào sản xuất lúa.
Bảng 4.5. Các mô hình hỗ trợ khuyến nông trong chọn giống và gieo trồng lúa của huyện Phú Xuyên
Tên mô hình Xã Hồng Thái Xã Đại Thắng Xã Nam Triều Số hộ (hộ) Quy mô (ha) Số hộ (hộ) Quy mô (ha) Số hộ (hộ) Quy mô (ha) - Giống lúa TBR225 74 20 62 16 150 48
- Máy cấy lúa 3 - 1 - 5 -
- Hỗ trợ kỹ thuật gieo
mạ khay tự động 25 3 12 9 11 26
- Gieo cấy đúng thời vụ 30 100,00 30 100,00 30 100,00
- Sử dụng máy cấy 25 83,33 12 40,00 11 36,67
- Gieo cấy đúng kỹ
thuật 30 100,00 30 100,00 30 100,00
Đưa các mô hình giống lúa mới TBR225 trên địa bàn xã Hồng Thái, Đại Thắng, Nam Triều và một số xã khác với một số giống lúa năng suất khác trên địa bàn toàn huyện rất được quan tâm đầu tư. Để thực hiện chủ trương cải tạo cơ cấu giống lúa, UBND huyện đã sớm ban hành chính sách hỗ trợ giá giống trong danh mục giống lúa được hỗ trợ, trong đó hỗ trợ 100% giá giống lúa, 30% vật tư như phân bón, thuốc BVTV. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường chuyển giao khoa học, tập huấn kỹ thuật sản xuất các giống lúa mới tới người nông dân. Vì vậy, việc đưa người dân tiếp cận với các giống lúa năng suất cao, tiếp cận TBKT mới, tiên tiến và hiện đại sẽ giúp từng bước nâng cao và cải thiện đời sống.
Bên cạnh đó, việc gieo cấy đúng thời vụ luôn được các cán bộ trồng trọt của Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn người dân gieo cấy đúng thời vụ đảm bảo lúa trỗ và chín trong khung thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện cho cây lúa có tỷ lệ hạt chắc cao nhất và hạn chế thất thoát do gặp mưa bão trong thời kỳ thu hoạch. Do vậy, tại huyện Phú Xuyên việc gieo cấy đúng thời vụ được đại đa số các hộ nông dân tiếp thu mạnh mẽ, chiếm tỷ lệ cao 90,5% số hộ nông dân thực hiện theo lịch thời vụ. Gieo cấy theo lịch nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả cây lúa, khắc phục những biến động tiêu cực của thời tiết, dịch bệnh.
Điển hình là xã Đại Thắng, từ tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ, đã được thay thế bằng hình thức SXNN theo hướng hàng hóa, hiện đại và bền vững. Bước đột phá đầu tiên của xã là quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng và đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, sản xuất mạ khay và cấy bằng máy. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội, HTX nông nghiệp đã được đầu tư mua 3 máy làm đất, 1 máy cấy, một số giống lúa chất lượng và phân bón để triển khai theo đề án tổ chức sản xuất mới. Mô hình 5ha sản xuất lúa chất lượng với giống Hương Ưu được áp dụng sản xuất mạ khay và cấy bằng máy vụ xuân thành công và có tính thuyết phục cao đã được bà con nông dân đánh giá cao về hiệu quả của việc đưa TBKT mới thông qua giống lúa chất lượng và đưa cơ giới hóa và sản xuất.
Việc sử dụng máy cấy và máy gieo tự động cũng yêu cầu khắt khe trong khâu ngâm ủ hạt thóc, phải đúng kỹ thuật để độ dài mầm hạt phù hợp với lỗ xuống của máy, phải gieo mạ khay đúng kỹ thuật (đối với máy cấy). Đồng thời, giá thành các loại máy móc khá cao nên người dân còn e ngại trong việc đầu tư
máy móc cơ giới hóa vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy móc vào sản xuất cần phải được tập huấn, thực hành. Vì vậy, việc sử dụng máy móc trong khâu gieo cấy còn chưa được rộng rãi, chủ yếu áp dụng trên những thửa ruộng lớn, bằng phẳng, những hộ có điều kiện để thuê máy móc, và những hợp tác xã có khả năng liên kết, hợp tác cùng nhau sử dụng máy móc. Năm 2016 toàn huyện có trên 150 máy cấy và gieo mạ khay, số lượng máy cấy được ứng dụng vào gieo trồng lúa nhằm tiết kiệm sức người và nâng cao năng suất lao động. Theo tính toán của cán bộ khuyến nông, 1 máy cấy công suất 20HP có năng suất gieo cấy gấp 15 lần 1 lao động thông thường. Năm 2016, Tung tâm khuyến nông huyện Phú Xuyên đã có chương trình hỗ trợ cụ thể đối với một số mô hình gieo trồng lúa tại 3 xã Hồng Thái, Đại Thắng và Nam Triều.
- Đối với cây rau vụ đông: Các cây trồng rau màu chính như Đậu tương, Khoai Tây, Bí Xanh chiếm tỉ lệ nhỏ trong hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên (chỉ từ 15-40% tổng số hộ). Do các cây màu này có thời gian sinh trưởng, phát triển dài hơn các cây rau màu khác như hành lá, rau cải, dưa chuột,… Đồng thời chi phí giống, vật tư, công chăm sóc cao hơn các cây rau ngắn ngày. Vì vậy, số lượng hộ và diện tích gieo trồng còn nhỏ mặc dù điều kiện địa lí và tự nhiên của huyện tương đối phù hợp. Ở hầu hết các hộ điều tra đều thực hiện ứng dụng TBKT trong chọn giống và gieo trồng cây rau màu vụ đông. Tuy nhiên không đồng đều, do điều kiện nguồn lực của mỗi hộ khác nhau. Khâu chọn giống được chú trọng nhất, trong giai đoạn chăm sóc các vấn đề về vật tư nông nghiệp, phương tiện cơ giới được ứng dụng rải rác ở khắp các hộ gieo trồng và mức độ khác nhau trong từng hộ.
Bảng 4.6. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn giống cây vụ đông trên địa bàn huyện Phú Xuyên năm 2016
Loại cây rau màu
Xã Hồng Thái Xã Đại Thắng Xã Nam Triều Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) 1. Khoai Tây 12 40,00 11 36,67 9 30,00 2. Bí Xanh 5 16,67 13 43,33 11 36,67 3. Đậu Tương 17 56,67 15 50,00 13 43,33 4. Cây rau khác 27 90,00 30 100,00 22 73,33
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư để sản xuất nhiều mô hình cây, con mới mang lại năng suất cao. Tuy nhiên, do cách làm nhỏ lẻ khiến chi phí đầu tư cao, lại thiếu định hướng về thị trường, không tìm được đầu ra cho sản phẩm nên nhiều hộ chỉ thử nghiệm được vài vụ rồi từ bỏ. So với trồng rau theo kiểu truyền thống thì trồng rau theo mô hình này yêu cầu về khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tốn nhiều công hơn. Nhưng đến khi thu hoạch, bán sản phẩm ra thị trường giá rau an toàn lại không cao hơn nhiều so với rau thường. Đây không chỉ là vấn đề khó khăn đối với nông dân một vài địa phương mà đã trở thành rào cản lớn của hầu hết bà con nông dân trên địa bàn tỉnh trong quá trình sản xuất một nền nông nghiệp mới.
Để thực hiện kế hoạch, ngay từ vụ mùa 2015, với sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ giống và phân bón, cây bí xanh, cây đậu tương và cây khoai tây đã được các hộ của hai xã Đại Thắng, Hồng Thái và Nam Triều đưa vào trồng trọt. Hiện nay cây bí xanh là cây được UBND huyện và xã khuyến khích nông dân trồng với nhiều chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng diện tích cây vụ đông, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích. Đây là mô hình điểm thay thế cây đậu tương đông giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân trên 1 đơn vị diện tích. Năng suất bí xanh đạt 17,7 tấn/ha, lợi nhuận bình quân đạt trên 50 triệu đồng/ha.
Một khó khăn nữa cho các hộ nông dân khi thực hiện sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP là phải ghi nhật ký đồng ruộng (khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải ghi vào sổ nhật ký ngay trong ngày liều lượng, thời gian phun thuốc…), trong khi từ lâu nay bà con vẫn làm theo cách truyền thống, trồng cây và chờ ngày thu hoạch chứ không chú ý đến việc ghi chép.
- Đối với cây Hoa: Thực tế cho thấy, việc trồng rau, hoa công nghệ cao của huyện chưa phát huy hết tiềm năng là do nông dân thiếu định hướng về thị trường nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là trở ngại lớn nhất hiện nay. Diện tích trồng hoa trên địa bàn huyện Phú Xuyên không tăng nhiều qua các năm. Do giới hạn về diện tích và đặc điểm đất đai không thuận lợi cùng với sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất. Vì vậy, số lượng gia đình và diện tích đất trồng hoa trên địa bàn huyện diễn ra nhỏ lẻ, không tập trung. Để tiếp tục hỗ trợ người trồng hoa, ứng dụng TBKT vào sản xuất tăng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm hoa cây cảnh, các ngành chức năng cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các viện nghiên cứu chuyên ngành tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho
nông dân. Đồng thời tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất, hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư phát triển nghề trồng hoa và đào tạo nâng cao năng lực của người làm vườn để thích ứng với những công nghệ sản xuất mới. Khuyến khích các hộ mở rộng quy mô, thành lập các công ty chuyên sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh để được hưởng chính sách ưu đãi về giống, vốn, đào tạo lao động đối với doanh nghiệp. Một số mô hình hoa cụ thể được gieo trồng tại huyện Phú Xuyên thể hiện thông qua bảng 4.7.
Bảng 4.7. Một số giống hoa được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu chọn giống và gieo trồng của huyện Phú Xuyên
Tên mô hình Năm 2015 Năm 2016 Thụy Phú Hồng Thái Quang Trung Thụy Phú Hồng Thái Quang Trung SL (hộ) QM (m2) SL (hộ) QM (m2) SL (hộ) QM (m2) SL (hộ) QM (m2) SL (hộ) QM (m2) SL (hộ) QM (m2) 1. Lily 5 1000 - - - - 12 2200 - - 15 1000 2. Lily sorbone - - 10 1000 - - - - 10 1000 - - 3. Hoa lan vũ nữ - - - - 10 1000 - - - - 10 1500
Nguồn: Tổng hợp điều tra cán bộ khuyến nông huyện Phú Xuyên (2016) - Đối với cây ăn quả (trường hợp nghiên cứu cây bưởi): Bên cạnh các cây trồng chính như lúa, rau... thì cây ăn quả trên địa bàn huyện trong những năm gần đây phát triển tương đối mạnh. Chủ yếu diện tích cây ăn quả nằm rải rác trong khắp các nhà dân. Diện tích gieo trồng quy hoạch thành vùng chuyên canh không có, các hô dân phát triển trang trại cây ăn quả chiếm số lượng rất nhỏ. Cây ăn quả chính đang được ưa chuộng và phát triển mạnh tại huyện Phú Xuyên là cây bưởi diễn và bưởi da xanh. Đây là những sản vật có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc đơn giản, cây cho thu hoạch dài hạn. Theo điều tra tại 3 xã Nam Triều, Hồng Thái và Đại Thắng có khoảng 13 hộ trồng bưởi với tổng số gốc trên 180 gốc đã trên 4 năm tuổi và cho thu hoạch quả, diện tích trồng bưởi là 6 sào (2160m2).
và bưởi da xanh được trồng nhiều nhưng quy mô không lớn, mỗi hộ chỉ có trên dưới 10 – 30 cây. Diện tích đất trồng cây ăn quả chưa được quy hoạch tập trung, vì vậy chủ yếu nằm rải rác trong khu dân cư. Tuy nhiên, trong khâu chọn giống phần lớn người dân đã được hỗ trợ từ khuyến nông hoặc các trung tâm giống cây trồng, giống được chọn chủ yếu từ giống bưởi ghép. Cây bưởi ghép sẽ có thời gian thu hoạch lâu, cây lâu bị thoái hóa. Bên cạnh đó, cây bưởi chiết có lợi thế cho thời gian thu hoạch quả nhanh nhưng giống bưởi nhanh bị thoái hóa. Trong tổng số hộ điều tra, có trên 187 cây bưởi, trong đó có trên 60% là bưởi diễn và